Trang:Nho giao 2.pdf/224

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

224
NHO-GIÁO


không hiểu lẽ ấy, cho nên mới nói ở thiên Ngũ-đố rằng: « Đời thượng-cổ, người ít, cầm thú nhiều, thánh-nhân chụm cây làm tổ, để tránh các loài thú dữ làm hại; người ta ăn trái cây cùng các loài sống-sít hôi tanh, thánh nhân dùi gỗ lấy lửa để nấu chín mà ăn cho khỏi bệnh tật. Đời trung-cổ nước lụt mênh-mông, ông Cổn ông Vũ khơi ngòi cho nước chảy. Đời cận-cổ vua Kiệt vua Trụ tàn-bạo, vua Thang vua Vũ phải chinh-phạt. Nay nếu có người chụm cây làm tổ, dùi gỗ lấy lửa ở đời nhà Hạ, thì tất bị ông Cổn ông Vũ cười; nếu có người khơi ngòi cho nước chảy ở đời nhà Ân, nhà Chu, thì tất bị vua Thang vua Vũ cười. Vậy nay có người cho đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, vua Thang, vua Võ là hay ở đương thời, tất là bị bậc thánh đời nay cười. Ấy là bậc thánh-nhân không vụ theo cổ, không bắt-chước cái đạo thường khả, chỉ xét việc đời và nhân đó mà phòng-bị ».

Thánh hiền cho cái đạo của cổ kim vẫn là một, bao giờ cũng phải lấy nhân nghĩa mà trị người, nhưng phải tùy thời mà ứng-dụng. Ở đời chất-phác phải dùng lối chất-phác, ở đời văn-minh phải dùng lối văn-minh. Đó là cái nghĩa tùy thời ở trong kinh Dịch. chính đúng cái nghĩa « thế dị tắc sự dị 世 異 則 事 異: đời khác thì việc khác » và « sự