Trang:Nho giao 2.pdf/92

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

92
NHO-GIÁO


nhau theo thiên-lý mà lưu-hành, mà tiến-hóa ở trong trật-tự. Thiết tưởng đó là cái sở trường của Nho-giáo vậy.

Văn-từ và học-vấn của Mạnh-tử. — Mạnh-tử là người hiểu rõ cái đạo của Khổng-tử, và lại lĩnh-hội được hết các ý nghĩa uyên-áo trong sáu kinh. Ông rất sùng bái Khổng-tử, cho nên điều gì ông cũng thường hay lấy Khổng-tử làm tiêu-chuẩn. Ông nói rằng: « Khổng-tử thánh chi thời giả giã 孔 子 聖 之 時 者 也: Khổng-tử là bậc thánh về thời vậy ». Nghĩa là ngài có gồm hết cả cái đức tốt của các bậc thánh khác, và ở vào thời nào cũng ứng-dụng được. Ông lại nói rằng: Khổng-tử là bậc tập đại thành 集 大 成. Tập đại thành là nói gồm cả tiếng kim thanh và tiếng ngọc chấn. Kim thanh là tiếng chuông khởi đầu đề điều-lý cả các tiếng hòa-nhạc, ngọc chấn là tiếng khánh cuối cùng để điều-lý cả các tiếng hòa-nhạc. Điều-lý lúc đầu là việc trí, điều-lý lúc cuối là việc thánh ». (Van-Chương, hạ). Ý nói là Khổng-tử có đủ cả trí và đức, gồm cả mối đầu và mối cuối cái đạo rất hoàn-toàn vậy.

Ông muốn đem cái sở đắc của ông để tùy thời mà hành đạo. Ông thấy thuở ấy nhà Chu đã suy-nhược lắm rồi, vua các nước Chư-hầu không ai biết đến vua nhà Chu nữa, cho nên