Trang:Nho giao 3.pdf/240

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

240
NHO-GIÁO


Chỗ này Chu Hối-am muốn phân-biệt sự đồng dị của Nho và Phật, nhưng cái thuyết của ông chưa được rõ lắm. Phật nói hoán-tỉnh cái tâm mà không hành-vi, là chính để cho cái tâm sáng suốt mà biết rõ sự thực, Nho nói hoán-tỉnh cái tâm là cốt để biết rõ đạo-lý, hai bên cùng đồng theo một chủ-đích. Phật-học chủ ở chữ tuệ 慧, chữ giác 覺, Nho-học chủ ở chữ nhân 仁, chữ thành 誠, danh-từ tuy khác, nhưng nghĩa lý vẫn là một. Lấy cái thể của đạo mà nói, thì hai bên cùng cao như nhau, nhưng đến chỗ hai bên phân ra khác nhau là ở cái dụng. Cái dụng của Phật-học thì chủ ở sự xuất-thế, cầu lấy sự giải-thoát; cái dụng của Nho-học thì chủ ở sự xử-thế, cầu lấy sự hành-vi cho hợp đạo-lý. Cái học của Phật là cái học tiêu-cực, trái với cái đạo làm người ở đời; cái học của Nho là cái học tích-cực quan thiết đến sự nhân-sinh nhật-dụng. Ta thường nói đạo Phật cao, đạo Nho thấp là bởi có một lẽ đó mà thôi. Nhưng lên đến chỗ đạo lý thật cao, theo cái nghĩa « nhất dĩ quán chi » của Khổng-tử, thì hai đạo không kém gì nhau, mà cũng không xa nhau là mấy.

Vì cái lý tương đồng như thế, cho nên về đường tu-dưỡng, Tống-nho mới nói cái thể tĩnh và dùng cái phương-pháp tĩnh-tọa. Nhưng ở chỗ này chư nho dẫu muốn biên-luận thế nào mặc lòng, đó chính là một cái