Trang:Phat giao triet hoc.pdf/43

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

pippala ấy về sau người ta gọi là Bôdhidruma, nghĩa là: cây giác ngộ (Bôdhi, ta đọc là bồ đề, nghĩa là giác ngộ; Druma, nghĩa là cây). Còn chỗ đất ấy gọi là Bôdhimanda, nghĩa là: trường giác ngộ.

Năm 632 sau chúa Jésus giáng sanh, thầy Huyền Trang qua Ấn-độ có tả cảnh cây Bôdhidruma ấy như vầy: « Cây bồ-đề nầy ở gần con sông Nairanjanâ. Đứng trong thành Râjagriha trông thấy nó ở mười lăm dặm ngoài xa. Cội cây trắng mốc, lá xanh mà ngời ».

Trong khoảng tiền bán thế kỷ thứ XIX một người Anglais tên là Cunningham có đến xem cây bồ-đề ấy, bảo rằng: « Cây bôdhi trứ danh ấy hiện nay vẫn còn, mà nó xơ xác rất mực: một cội to còn xanh tươi, có ba cành quay về hướng tây, còn mấy cành kia đã tróc sạch vỏ và mục rồi. Cây ấy có lẽ đã thường đổi thay, trồng đi trồng lại nhiều lần, bởi vì cây pippala hiện nay đứng trên một cái đàn cao ít nữa là ba-mươi pieds trên cuộc đất chung quanh ».

41