Trang:Quan niem ve cuoc nhan sinh.pdf/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

thi-thố ra ở việc làm. Bởi thế mới thành ra có nhiều người nói một đường làm một nẻo. Song sự sinh-hoạt của ta khi xưa còn giản-ước, kẻ học-giả chỉ vụ dùng lời nói để làm câu văn cho hay mà thôi, chứ không dùng để giải-quyết những cái vấn-đề tư-tưởng hay thực-tế, hoặc để phát-minh ra một cái chân-lý nào. Đến nay phong-trào thay đổi, ta cũng theo đòi, mở ra các cuộc giảng-diễn, nghĩa là lấy lời nói mà bày tỏ hết các ý-kiến của mình về một việc gì. Kể như thế cũng đã là có phần tiến-bộ lắm rồi. Song cái khó trong cuộc giảng-diễn là ở sự tìm ra được cái vấn-đề gì để giảng-diễn. Đó là một điều rất nguy hiểm cho những người đã đảm nhận lấy việc diễn-thuyết.

Nói đến sự khó-khăn ấy, tôi nghĩ đến sự lo-lắng của tôi trước khi ra ngồi thưa chuyện với các ngài ở đây. Đã nhận làm bài diễn-thuyết rồi, nghĩ-ngợi mãi, không biết nói về vấn-đề gì cho phải. Nói về lịch-sử chăng? Phải có chuyện gì mới lạ chưa ai nghe bao giờ, thì câu chuyện mới có thú vị, chứ đem chuyện trong sách ra mà nói, chẳng bõ làm cho các ngài buồn ngủ. Nói về địa-dư chăng? Cần phải có lịch-lãm nhiều nơi, có quan-sát tinh-tường, hoặc có tranh có ảnh chiếu lên, thì câu chuyện của mình nói mới không tẻ không chán. Nói về khoa-học chuyên-môn chăng? Lại phải là người có sành khoa-học mới nói được, và những thính-giả cũng phải là người đã biết qua khoa-học thì mới nghe ra được. Hay là nói về công-nghệ thương-mại chăng? Cũng phải là người đã lịch-duyệt về những việc ấy, thì câu chuyện mới đặm-đà. Nói về văn-chương chăng? Nhưng phải biết nhiều, nhớ nhiều và lại cần có tốt giọng, thì nói mới nghe được. Nói về mỹ-thuật thì sao? Cần phải có kiểu-mẫu bày ra trước mắt như ở trong bảo-tàng, thì người ta mới biết thế nào là đẹp là xấu. Vậy thì nói gì? Nghĩ quanh nghĩ quẩn không biết nói về việc gì. Sau cùng

4