Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/102

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
82
TRUYỆN

« Gọi là gặp gỡ giữa đường,
« Họa là người dưới suối vàng biết cho ».
Lầm-dầm khấn-khứa nhỏ to,
Sụp ngồi, vài gật trước mồ, bước ra.
Một vùng cỏ áy 11 bóng tà,
Gió hiu-hiu thổi một và bông lau.
Rút trâm sẵn giắt mái đầu,
Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần 12.
Lại càng mê mẩn tâm-thần,
Lại càng đứng lặng tần-ngần chẳng ra;
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu 13 sa vắn dài.

CHÚ THÍCH. — 1. Ngày giờ thấm-thoắt đi nhanh (lanh) như cái thoi dệt cửi hình tựa con én. — 2. Thiều-quang: bóng sáng mùa xuân; ý câu này nói đã sang tháng ba rồi. — 3. Xem câu chú thích (1) về bài thơ Kiều đi thanh-minh ở trang 25. — 4. Là chim én chim anh hai giống chim đẹp; ý nói tài-tử giai-nhân. — 5. Nen là một thứ cây thường mọc trên các đồi núi vùng Nghệ-an Hà-tĩnh, cành lá tươi tốt, trông xa tựa một người đứng; áo quần như nen là nói áo quần đẹp như núi nen đối với phần trên ngựa xe nhiều như nước chảy. — 6. Là hương trời, nói một người đàn bà đẹp. — 7. Nếp tử là áo quan (hòm) bằng gỗ tử; xe châu là xe đám ma. — 8. Thỏ là mặt trăng, theo điển trong Kinh phật: một con thỏ nhẩy vào lửa cho đồng loại ăn thịt mình để đỡ đói, sau được lên cung trăng. Chữ ngọc thỏ 玉 兔 cũng nghĩa ấy. Ác hay ô là con quạ, đây chỉ mặt trời, theo câu trong sách Hoài-nam-tử: « Tính mặt trời thịnh hóa ra con quạ ba chân ». Chữ Kim ô 金 烏 cũng nghĩa ấy. — 9. Nói những khách làng chơi đã tới lui nhà Đạm-Tiên. — 10. Là tiếc sắc biếc, tham mầu hồng, ý nói các tình-nhân của Đạm-Tiên. — 11. Áy là hơi héo. — 12. Là bài thơ tứ-tuyệt. — 13. Là nước mắt rỏ xuống như hạt châu. Câu này ý nói mối sầu của nàng Kiều bấy giờ hồ đứt lại nối, nước mắt rơi xuống giọt vắn giọt dài.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — Tóm đại ý các đoạn trong bài này.

2. Cảnh ngày hội Thanh-minh và cảnh chỗ mả Đạm-Tiên: hai cảnh có vẻ gì tương phản với nhau không?

3. Sao Thúy-Kiều trông thấy mả Đạm-Tiên lại hỏi đến duyên-do nàng? Xem một điều ấy đủ biết Kiều là người thế nào?