Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/240

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
220
VĂN XUÔI KIM

như chữ khác; nhưng mà người đời ít kẻ hiểu hai tôn-chỉ ấy, tưởng lễ là cúng tế, nhạc là trống kèn; chẳng những người bây giờ ít kẻ hiểu hai tôn-chỉ ấy, chính người đồng-thời với đức Khổng-tử cũng ít hiểu hai tôn-chỉ ấy, cho nên đức Khổng-tử tức giận mà than rằng: « Khi người ta nói rằng lễ, khi người ta nói rằng lễ, có phải nói ngọc với lụa vậy thay! Khi người ta nói rằng nhạc, khi người ta nói rằng nhạc, có phải nói chuông với trống vậy thay 2! »

Lễ là trật-tự (ordre), nhạc là điều-hòa (harmonie), ở trong vũ-trụ chỗ nào cũng có lễ-nhạc, nghĩa là chỗ nào cũng có trật-tự điều-hòa: nếu không như vậy, thì sự sinh-tồn không thể có được.

Hết xuân đến hạ, hết thu sang đông, là lễ-nhạc, tức là trật-tự điều-hòa ở trong trời đất; nhờ có thế mà muôn vật mới phát sinh được. Nếu xuân hành hạ lệnh, thu hành đông lệnh 3, thì thiên-khí quai-hòa, mà muôn vật cũng vì đó mà đau mà chết.

« Vua làm nghĩa-vụ của vua, tôi làm nghĩa-vụ của tôi », là lễ-nhạc, tức là trật-tự điều-hòa ở trong nước; « cha làm nghĩa-vụ của cha, con làm nghĩa-vụ của con 4 » là lễ-nhạc, tức là trật-tự điều-hòa ở trong nhà.

Muốn giữ gìn lễ-nhạc hay là trật-tự điều-hòa ở trong nước, thì phải tu lòng trung; muốn giữ gìn lễ-nhạc hay là trật-tự điều-hòa ở trong nhà thì phải tu lòng hiếu. Trung hiếu là hai cái linh-phù 5 để giữ gìn trật-tự điều-hòa trong nước trong nhà vậy.

« Trung ư quân » không phải là làm cho vua vui lòng riêng, mà phải lo cho nước càng ngày càng thịnh-vượng; « hiếu ư thân » không phải là làm cho cha mẹ vui lòng một lúc, mà phải lo cho việc nhà càng ngày càng quang-xương 6. Nhưng mà xưa nay nhiều người hiểu sai hai cái nghĩa ấy, có kẻ muốn vui lòng vua, không dám can ngăn, để cho