trung hưng thuở xưa, như vua Lê-thái-Tổ dựng nghiệp lúc trước, thì chúng ta dẩu nát thịt tan xương cũng theo phò giúp Điện-Hạ cho hoàn toàn nghĩa vụ.
Đức Nguyễn-Ánh nghe nói thì sắc mặt tỏ ra có vẻ hân hoan, rồi ngó các tướng mà đáp rằng: ta rất cảm ơn các tướng sỉ, xin hãy ráng tận tâm kiệt lực cùng ta, ngày kia may mà được khôi phục sang hà, thì các người đều đứng bực công thần đệ nhứt trong nước; nói rồi liền truyền các tướng sấm sữa ghe thuyền đặng vượt biển qua cù lao Thổ-Châu[1] mà tỵ nạn. Vì quân giặc nay mai sẽ tới đây, chúng ta chẵng nên trì hưỡn.
Các tướng vâng lịnh, sắp đặt mười chiếc thuyền sẵn sàng, mỗi chiếc đi chừng hai mươi người, bườm, chèo, lương, phạn đều đủ.
Đức Nguyễn-Ánh và các tướng sỉ cơm nước xong rồi, ngó ra thì trời đã tối, cã thãy vội vả kéo nhau xuống thuyền, Đức Nguyễn-Ánh và Cung-quyến ngài, đi hai chiếc thuyền lớn ở giữa, còn bốn chiếc đi trước dẫn đường, và bốn chiếc đi sau hộ tống, cứ theo ngọn sông ông Đốc[2] đi ra.
Khi đi đặng một khúc sông, bỗng thấy mây dăng mờ mịt, rải rắc mưa to, hai bên chỉ thấy cõ rậm rừng hoang, không có xóm làng nhà cửa ai hết, trong lúc đêm khuya tịch mịt, chẵng nghe chi lạ
- ▲ Thỗ-Châu, theo trong « Giađịnh thông chí » của Trịnh-hoài-Đức làm, và trong Histoire d'annam par charles B Maybon, nói rằng: Cù-lao Thổ-Châu nầy ỡ ngoài bien ngang Rạchgiá, từ Rạchgiá ra đó chừng 200 ngàn thước, Cù-lao nầy đi giáp vòng chừng 100 dậm. Kêu là Poulo-Panjang.
- ▲ Sông ông Đốc, kêu là sông Đốc Huỳnh ở tại Cà-mau.