Bước tới nội dung

Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/11

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 9 —
  1. Bút sa gà chết.
    Học trò có thói ăn tiền nhuận bút, có viết thì có tiền công. Lại một chữ thêm vào cũng gây nên tội phước, một nét bút sa xuống cũng có đều rủi may, cho nên kẻ có việc phải sợ, cùng phải chết gà.

C

  1. Cá chậu chim lồng.
    Cơ hội sẵn sàng.
  2. Cá khô có trứng.
    Ví dụ chuyện phi thường, người cùng túng mà còn gặp may.
  3. Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe mẹ trăm đường con hư.
    Muối để mà giữ con cá cho khỏi hư khỏi thúi, mà con cá ươn thì lại không thấm muối.
  4. Cá sẩy cá lớn.
    Con cá sẩy không ai ngó thấy, cho nên có lẽ gạt người mà nói là con cá lớn, có ý chê người hay khoe khoang về sự người ta không ngó thấy.
  5. Cá không gặp nước.
    Cá mắc nắng hạn, gặp nước mưa dào thì mừng rỡ mình khỏi chết khô ; ví với người mắc hoạn nạn mà gặp phước.
  6. Cà răng múc mắt
    Nói về người mắc nợ cùng cố, tiền bạc đòi không trả, nhăn răng giơ mắt ; có giận cho lắm, cũng chẳng có lẽ cà răng múc mắt mà trừ.
  7. Cả vóc cả keo.
    Có câu rằng : trèo cao té nặng ; song xác nặng, ở đâu té cũng nặng. Hễ kẻ cao sang chẳng ngã, ngã thì đau, nghĩa là vinh bao nhiêu, nhục bấy nhiêu ; thường nói về người béo chắc, chẳng mấy khi đau, mà hễ có đau thì nặng hơn người ốm yếu.
  8. Cả vú lấp miệng em.
    Con thơ bé thường gọi là em ; hiểu nghĩa là người lớn ỷ thế hiếp người nhỏ, không cho phân nói lẽ phải chăng.
  9. Các hữu sở trường.
    Nghĩa là mỗi người đều có chỗ hay riêng.
  10. Cầm cân thăng bằng.
    Nghĩa là giữ phép công bình.
  11. Cầm dầu có hòng ướt tay.
    Giữ cho lắm cũng chẳng khỏi thâm hao.
  12. Cầm khỉ một ngày, biết khỉ múa.
    Có gần thì biết dễ biết tính ý, nói về đứa ăn đứa ở, có gần nó, thì hiểu đặng tính nết nó ít nhiều.