Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 14 —
  1. Chở củi về rừng.
    Nhứt là nói về hàng hóa, chỗ đắt chẳng bán, để đem về chỗ ế nghĩa là chỗ có người bán mà không có người mua.
  2. Chó đâu có sủa lỗ không.
    Có hình tích chi nó mới sủa.
  3. Chó gầy xấu mặt nhà nuôi.
    Nhà nuôi không có đủ mà cho nó ăn.
  4. Chó hở môi, răng lạnh.
    Có câu chữ rằng, thần vong tắc xỉ hàn, nghĩa là mất môi thì răng lạnh. Hai nước giao lân là thần xỉ, giao kết cùng nhua, nếu để giặc lấy nước nọ, thì nước kia cũng phải hiểm nghèo, cho nên phải giữ lấy nhau. Bây giờ người ta lấy làm lời dặn bảo rằng phải cho cẩn mật kẻo sanh sự bất bình.
  5. Chó thấy thóc.
    Chó thấy thóc ăn không đi, thì tuồng mặt lơ láo, hiểu nghĩa là anh em bạn hữu thấy nhau mà làm mặt vô tình.
  6. Chơi dao, có ngày đứt tay.
    Hiểu nghĩa là liều mình làm sự hiểm nghèo, thì có ngày phải mắc.
  7. Chơi hoa cho biết mùi hoa, cầm cân cho biết cân già cân non.
    Cũng là câu hát, nghĩa là phải cho trải việc.
  8. Chơi với chó, chó lờn mặt ; chơi với con nít, con nít dể ngươi.
    Kẻ làm lớn không giữ thể diện, để bề dưới lân la, thì nó sẽ lờn dể.
  9. Chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già lóc thóc nó thì theo sau.
    Cũng là câu hát, nghĩa là phải chơi cho kịp thì.
  10. Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào.
    Nghĩa là phải ở cho đặng bụng chồng.
  11. Chơn ướt chơn ráo.
    Hiểu nghĩa là mới tới hãy còn bợ ngợ.
  12. Chủ trung tín.
    Giữ trung tín làm căn bổn, trung là ngay thảo, tín là thật lòng, nghĩa là phải lấy trung hậu tín thành làm gốc.
  13. Chưa giàu đà lo ăn cướp.
    Lo xa quá.
  14. Chung thì chạ.
    Chạ là lộn lạo, rối rắm, như sự làm chung buôn chung, thì hay sanh đều bất hòa.