Bước tới nội dung

Trang:Tai mang tuong do 1.pdf/49

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 47 —

-47- nhơn quá, bởi ta nghe cha ta đau, nên ta phải đem hết nhà đất mà cầm cố được có bấy nhiêu tiền, tưởng để đem ra mà rước cha ta về, cùng là lo than thuốc cho người. Chẳng lè đã bị cô với giượng ta tính tiền lời cho quá lẽ mà chận đầu chặn đuôi cướp hết một mở rồi, nay còn có bấy nhiêu, đi mới tới đây, lại bị bọn này nó giựt hết, lại còn bắt thầy trò ta mà nhốt lại dây, làm cho ta đi đâu cũng chẳng tới dầu, vạn nhứt mà cha ta rãi có bề nào thì ta ắt trốn chẳng khỏi cái danh bất hiếu. » Nói đến đó vùng sa nước mắt. Tên -đầu-đãng nghe nói mấy lời như vậy thì cảm xúc chẳng cùng, bèn lên bước lại gần mà nghe cho rõ. Vừa bước tới lại nghe người trước nói rằng: “Tôi nghĩ lại thiệt không biết thiên lý ở đâu ? Lẽ gì người lành như cậu vậy thì gặp phước mới phải chở, có đâu mà lại cứ gặp ăn cướp như vầy hoài: đã có của đem mà cầm cố cho họ, họ đã tinh lời cho quả lẽ, lại còn chận mà trừ trước hết 6 tháng tiền lời, có phải là quả ăn cướp không? Ý là cô ruột đa, chớ phải người dùng mới bực nào nữa ; rồi nay đi mới tới đây lại còn bị bọn ăn cướp này nữa, thiệt số cậu sao xui quá! May là hôm ở Saigon cậu đem 2 ngàn mấy trăm đồng bạc xi được mà cho người ấy lại cũng còn có ơn, chớ phải cậu nghe lời tôi nhằm lấy mà đem theo, thì cái lũ này nó cũng lục lưng mà lấy ráo, chớ chẳng có ích gì. Mà cậu đã hay làm đoan làm phước như vậy, lại gặp tai họa luôn luôn, nếu trời đất mà để như vậy thì ai thèm làm phước nữa. » Tên đầu đãng đứng ngoài nghe rõ hết trước sau thì gặt đầu và nói thầm rằng: “Nếu vậy người này quả là người hào-hiệp trượng-phu, ta cũng nên tha người mà làm nghĩa.» Nghĩ rồi liền bước tới tăng-hắng lên một tiếng, mở cửa bước vào. Thầy trò Đỗ khắc-Xương còn đương than thở với nhau, bỗng nghe có tiếng người tằng hắng bèn lẫn lặn làm thinh, kế thấy cửa mở tung ra, có một người trai-tơ trật chừng hai mươi ngoài tuổi, hình dung tuấn tú, diện mạo khôi ngô, xô của bước vào, rồi đi thẳng tới xá Đỗ-khắc- Xương và nói rằng: « Trẻ ở của tôi nó không biết mà bắt lầm, làm cho thầy lo sợ, thiệt là tội lỗi quá, vậy tôi xin mời thầy theo tôi ra nơi nhà trước rồi tôi sẽ phân trần lại-lịch cho thầy nghe. » Lúc bấy giờ, cả hai thầy trò Đỗ-khắc-Xương thiệt là tuyệt địa phùng sinh, không biết ất giáp gì, nên cũng cứ việc đi theo ra nơi nhà trước xem thử lẽ nào cho biết.