Từ đó Đỗ khắc-Xương cứ đau trầm trệ hoài, nên phải nằm bịnh ở nhà, bà Đoàn-thị lo chạy cũng hết phương, mà chàng cũng chưa mạnh.
Đây nhắc qua việc quan phủ Từ-thế-Anh, từ ngày hưu trí, về ở tại Biên-hòa, đã hèn lâu mà không nghe tin tức bên trai chi hết.
Một buổi chiều kia, ông đi chơi về, sao nghe có hơi xây xẫm nhức đầu, tưởng lây lất chút đĩnh rồi thôi, không dè nó đệm ông luôn trót hai tháng trời, bà phủ lo sợ, cầu thầy chạy thuốc cũng hết phương, mà coi thế bịnh của ông càng ngày càng trầm trọng. Lúc nầy Từ-mộ-Trinh trong mình cũng mới vừa khá khá kế thấy cha nàng đau nặng, cho nên nàng cũng lo sợ mà khóc hoài.
(Mà thường con người ta ở đời, lúc còn đầu xanh tuổi trẻ, niên tráng lực cường, thì ai ai cũng liều sống cố chết, xẩn-bẩn trong 4 cái vách tường mà tranh danh đoạt lợi với nhau; có kẻ dám đam tới tánh-mạng mà đổi lấy đồng tiền, ấy cũng vì cái túi tham không đáy, nhan nhản của thói đời cho nên bạ chi làm nấy, chẳng kịp nghĩ suy. cứ sấn sướt làm càn, không đắn đo phải quấy. Đến khi việc đã đáo đầu rồi, thì chừng ấy mới là tỉnh ngộ. Hoặc để cho đến giờ lâm-chung thì mới biết ăn năn, thiệt là muộn quá).
Một đêm kia quan phủ Từ-thế-Anh, nhơn biết trong mình thế không chịu nổi, bèn kêu hết vợ con và Trần-lệ-Dung vào tận bên giường mà than rằng: « Mụ ôi! Từ ngày tôi hưu-trí mà về đây tới nay, cuộc hôn-nhơn của con gái mình, tôi coi ý bên trai họ thấy tôi hết quyền rồi mà họ làm lơ, nên không thấy tin tức gì của họ nữa hết; lúc tôi chưa đau, tôi cũng có gởi cho quan Đốc-phủ Phạm-nhứt-Thanh đôi ba cái thơ, cũng không thấy ông trả lời; thiệt tôi thấy cái nhơn-tình mà tôi chán ngán. Nay tôi hồi tâm nghĩ lại mà thương cái lòng nghĩa của Đỗ-khắc-Xuơng, tội nghiệp cho nó quá, đã hai phen liều mình mà cứu mạng cho Mộ-Trinh; cũng bỡi tôi bất minh trong một lúc mà làm cho lở làng duyên phận của con; nay nghĩ lại mà ăn năn đã muộn, vậy hễ khi tôi mà có nhắm mắt đi rồi thì mụ phải đem hết những đồ nữ-trang của họ buộc tay cho