ghét kẻ dở, nhất nhất ông đều ghi-chép bằng thơ... » Đọc thơ ông, có thể biết được những người, những việc đồng thời ông, cho nên ông có tiếng là « Thi sử », nghĩa là một nhà chép sử bằng văn-vần vậy.
Xưa nay các nhà thơ, ai cũng có sở trường riêng. Thế nhưng có sở-trường, tất có sở-đoản. Đến như thơ ông, thì không thể nào là không tinh, không vẻ nào là không có, cho nên thi-sĩ Nguyên-Chẩn, người viết mộ-chí cho ông, đã phải nói: « Từ khi có thi-nhân đến giờ, chưa có ai là rồi-rào như Tử-Mỹ »! Cho đến Lý-Bạch nữa. Chẩn cũng nói: « Kể về vẻ ngông-nghênh phóng-túng, thì Lý cũng có thể sóng-sánh với Đỗ. Đến như những bài từ-khí hùng hồn, phong điệu chải-chuốt, dài hàng nghìn chữ, ngắn cũng đến mấy trăm, vậy mà từ trước đến sau, không một câu nào tầm-thường, nông nổi, thì Lý còn chưa tới được ngõ Đỗ, chứ đừng nói gì là vào được trong nhà »! Các thức-giả về sau, cũng đều cho lời Chẩn là phải.
Tuy-nhiên, thơ đã chiếm mất cả thiên-tài của ông, không nhường chỗ cho các thể văn khác nữa. Ngày nay một, đôi khi, ta được đọc ít câu văn xuôi của ông, trong những lời dẫn. lời tựa về một bài thơ