Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/151

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
155
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Lều tranh một túp xinh thay,
Nam-dương nọ kẻ tháng ngày thảnh-thơi[1].
Quán Vân uể-oải nằm dài,
Non sông coi nhỏ kìa ai Tống triều[2]
Lầu tây song bắc tiêu diêu
Khi mai quán rượu, lúc chiều hiên thơ.
Sông Tương người đẹp trong mơ[3],
Châu Hoàng bóng hạc vật-vờ cao bay[4]
Có khi ngủ tít làng say,
Đất giường, cỏ đệm, hoa vây làm màn.
Uyên-minh ngủ dưới trăng tàn[5]
Liêm-khê gối chợp tiếng ran quyên gào[6]
Chê khen ai bảo thế nào:
Đồ lười biếng, bậc thanh cao, mặc lòng.


  1. Ông Gia-cát Lượng trước khi ra giúp ông Lưu Bị, nằm ngủ khểnh trong túp lều tranh ở đất Nam-dương.
  2. Trỏ vào ông Trần-Đoàn, một bậc cao-sĩ đới Tống, mấy lần vua vời đều từ chối không ra. Trước ở tịnh cốc và luyện khí hơn hai mươi năm tại núi Vũ-dương, sau dời đến quán Vân-đài ở núi Họa.
  3. Xưa có người bắt được cái gối, đêm nào nằm cũng mơ thấy cùng một mỹ-nhân đi chơi trên sông Tương.
  4. Đời Tống, ông Tô Đông-Pha khi bị trích xuống Hoàng-châu (làm quan có lỗi phải đổi đến chỗ xa xôi hay rừng thiêng nước độc, gọi là bị trích), mùa thu cùng bạn đi chơi thuyền trên sông Xích-bích, thấy một con hạc bay qua trên thuyền, rồi đêm ngủ trong thuyền chiêm-bao gặp một đạo sĩ mặc tấm áo lông.
  5. Uyên-minh tức là ông Đào-Tiềm đời Tấn, từ quan về ẩn, nằm ngủ ở dưới cửa sổ đằng bắc, tự coi mình là người đời Hy-Hoàng.
  6. Ông Chu-Liêm-Khê đời Tống có một cái gối, hễ nằm vào ngủ thì nghe thấy tiếng quốc kêu nhân gọi là cái « gối quốc kêu »