Bước tới nội dung

Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/301

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
(Đổi hướng từ Trang:Viet Nam Su Luoc.djvu/301)
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

đông thành ra có chiến-tranh với nước Anh-cát-lợi. Quân nước Anh đánh phá thành Ninh-ba, Thượng-hải, v.v. Vua Đạo-quang phải nhận những điều hòa-ước năm nhâm-dần (1842) làm tại thành Nam-kinh, nhường đảo Hương-cảng cho nước Anh và mở những thành Quảng-châu, Hạ-môn, Phúc-châu, Ninh-ba và Thượng-hải ra cho ngoại-quốc vào buôn-bán.

Cuộc hòa-ước ở Nam-kinh định xong, các nước ngoại-dương vào buôn-bán ở nước Tàu và đặt lĩnh-sự ở Quảng-châu, Ninh-ba, Thượng-hải, v.v.

Đến năm Hàm-phong thứ 8 (1858), tức là năm Tự-đức thứ 11, nước Anh và nước Pháp ký tờ hòa-ước với nước Tàu, đặt sứ-thần ở Bắc-kinh. Đoạn nước Tàu có điều trái ước, gây thành việc chiến-tranh với hai nước ấy. Quân nước Anh và nước Pháp đánh lấy hải-khẩu, rồi kéo lên đánh lấy Bắc-kinh. Vua Hàm-phong lại phải nhận những điều hòa-ước năm canh-thân (1860) làm tại Thiên-tân.

Từ đó nước Tàu cứ bị các nước sách-nhiễu mọi điều và bị đè-nén nhiều cách. Lúc ấy nước Tàu chẳng khác gì cái nhà lớn đã hẩm-nát sắp đổ, mà ta vẫn không tỉnh-ngộ, cứ mê-mộng là nước ấy còn cường-thịnh, có thể giúp ta được trong khi nguy-hiểm. Bởi vậy khi quân nước Pháp đã lấy Bắc-kỳ rồi, người mình còn trông-cậy ở quân cứu-viện của nước Tàu. Phương-ngôn ta có câu rằng: « Chết đuối vớ phải bọt » thật là đúng lắm. Nếu người Tàu có đủ thế-lực cứu được ta, thì trước hết họ hãy cứu lấy họ đã. Nhưng lúc bấy giờ từ vua quan cho chí bọn sĩ-phu trong nước ta, ai là người hiểu rõ cái tình-thế ấy? Cho nên không những là ta không chịu cải cách chính thể của ta cho hợp thời mà lại còn làm những điều ngang-ngạnh để cho chóng hỏng việc. Ấy cũng là cái vận nước chẳng may, song những người đương lộ lúc ấy cũng không sao tránh được cái lỗi của mình vậy.

5. SỰ GIAO-THIỆP VỚI NƯỚC PHÁP. Từ khi ông Philastre ra điều-đình mọi việc ở Bắc-kỳ xong rồi, ông Rheinart ra thay ở Hà-nội, đợi cho đến ngày ký hòa-ước