Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/231

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
232
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Đến đời Xuân-Thu có Đức Khổng phu Tử, ngài góp nhặt các lời lẽ, văn chương của các tiền thánh để dạy thiên hạ, từ đó mới thành lối học riêng gọi là Nho giáo. Mà muôn đời về sau, ai ai cũng suy tôn Ngài là Tiên-thánh, Tiên-sư.

Ngài húy là Khâu, biểu tự là Trọng Ni, Thánh phụ là Khổng-gia-Phủ, tự là Thúc-Lương-Ngột, làm quan nước Lỗ. Thánh mẫu là Nhan Thị, cầu tự ở núi Ni-sơn mà sinh ra ngài. Ngài sinh ngày hai mươi bảy tháng tám năm Canh Tuất là năm thứ hai mươi mốt đời vua Linh Vương nhà Châu, trước Thiên Chúa giáng sinh 445 năm, sinh tại làng Xương-bình huyện Khúc-phụ, nước Lỗ.

Ngoại thư chép rằng : Khi ngài mới sinh, có năm ngôi sao hiện làm năm ông già xuống sân mà thăm ngài, lại có ba con rồng phủ quanh nhà. Lời ấy là lời tục truyền, chắc là của người suy tôn đạo ngài, bày ra một điểm linh dị, để phân biệt với người thường.

Hồi ngài còn nhỏ, hay chơi những đồ biển đậu (như các thức đèn nến trẻ con chơi). Ngài bẩm tính sinh tri, thiên tư rất thông minh, học rộng kiến văn nhiều, biết thấu lẽ huyền diệu của tạo hóa. Vua nước Lỗ, nghe tiếng ngài là bực hiền thánh dùng ngài làm quan Tư-khấu (coi việc hình) và đã dùng ngài làm tướng, song chẳng bao lâu, vua nước Lỗ đam mê về vũ nhạc, trễ nải việc triều chính, ngài can ngăn không được mới xin từ chức.

Từ đó ngài đi chu du các nước chư hầu như: Tề, Vệ, Sở, Tống, v.v... Ngài mong đem đạo học của ngài để cứu đời, nhưng đi đến nước nào vua nước ấy cũng không biết