Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/306

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
307
 

được ngoài lẽ âm dương ngũ hành. Phép bốc phệ chỉ suy lẽ âm dương ngũ hành mà đoán hết được mọi việc.

Sau vua Phục-Hi có vua Văn-Vương đặt ra thoán từ là lời đoán từng quẻ; ông Châu-Công đặt ra hào từ là lời đoán từng hào. Đến Đức Khổng-Tử lại đặt ra tượng từ là lời giải-nghĩa các thoán-từ, hào-từ của Văn-Vương, Châu-Công, từ đó các nhà bói toán cứ theo lời ấy mà đoán quẻ.

Phép bói dịch thì chỉ có hai cách: một là bói rùa, hai là bói cỏ thi. Các nhà thuật số về sau, lại suy diễn cái lẽ âm dương ngũ hành mà đặt ra nhiều phép bói như là ưởng bốc (bói bằng tiếng), ngõa bốc (bói bằng ngói), mễ bốc (bói bằng gạo), hoa thảo bốc (bói bằng cành hoa, lá cỏ), v.v... Kể ra thì nhiều cách lắm, song tục ta theo dùng thì đại để có mấy lối kể sau này:

1.— Thi bốc là phép bói cỏ thi. Phép này, trước hết phải có một bộ 50 chiếc cỏ thi, cắt đều nhau dài chừng ba bốn tấc, bỏ vào một cái túi, để cho sạch sẽ cẩn thận. Khi có việc gì cần phải bói thì mới đem bộ cỏ thi ra đặt trên một cái yên, thành kính mà đem việc của mình nghi ngờ, khấn xin thần minh chỉ giáo. Đoạn bỏ riêng một chiếc cỏ thi vào trong túi, để sánh với thái cực, còn bốn mươi chín chiếc chia làm đôi mà đặt xuống hai cái khấc một mảnh ván con, rồi tay tả cầm lấy một nắm cỏ thi ở phía tả, lại lấy một chiếc cỏ thi ở cái khấc phía hữu cài vào khe ngón tay bên tả, để sánh với tam tài. Đâu đấy mới lấy tay hữu mà đếm nắm cỏ thi bên tay tả, cứ bốn một mà đếm, nghĩa là thủ tượng với tứ thời. Đếm như thế rồi còn thừa số sau cùng hoặc một, hai, ba, bốn chiếc thì cài vào trong khe ngón tay