Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/32

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
33
 

đặt lên trên án, người đề chủ cầm bút chấm một nét lên đầu chữ chủ và sổ một nét. Đề xong thì nhà chủ phải hậu tạ lễ vật cho người đề-chủ, có khi bao nhiêu đồ tế tự trong rạp phải biếu cả.

Hạ huyệt.— Lúc hạ huyệt có tế thổ thần ở nơi đó. Có ông thầy địa lý phân kim gióng hướng, đợi đến giờ tốt (giờ hoàng đạo) thì hạ huyệt. Ở nhà quê thì các vãi chờ khi lấp đất xong, mỗi người cầm một nén hương tụng kinh, niệm Phật đi chung quanh mộ, rồi mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ gọi là dong nhan.

Huyệt thường nhờ thầy địa lý tìm đất trước, nhà đại-gia thì làm sẵn sinh phần.

Khóc lạy.— Từ lúc ma còn để trong nhà thì con cháu và khách khứa phúng viếng chỉ lạy hai lạy, nghĩa là còn coi như người sống. Đến lúc hạ huyệt rồi thì mới lạy bốn lạy, nghĩa là đến đó thì mới lấy đạo thờ người chết mà thờ.

Trong lúc đưa ma, con cái lúc nào cũng phải khóc. Khi có khách vào phúng viếng, thường có ô hô ba tiếng (hoặc tình không thân thì lễ không), con trai con rể đều phải khóc mà đáp lễ lại, nhưng chỉ đáp có một nửa mà thôi, nghĩa là khách lạy hai thì mình đáp một, khách lạy bốn thì mình đáp hai.

Ngu tế.— An táng rồi trở về nhà lại tế, gọi là Ngu tế. Ngày hôm trước gọi là sơ ngu, ngày thứ hai là tái ngu, ngày thứ ba gọi là tam ngu. Ngu nghĩa là yên. Vì người mất, xương thịt mới chôn dưới đất, hồn phách chưa