Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/85

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
86
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

mới có gạo mới, ngày thuần húy, ngày thần đản là ngày sinh-nhật hóa-nhật của thần. Các ngày ấy đều có lễ, tùy tục làng và tùy năm phong khiểm, hoặc dùng bò lợn hoặc dùng gà xôi, nơi thì tế, nơi thì lễ. Lễ thượng điền, hạ điền về làng nào có ruộng mới tế lễ, mà nhiều làng chỉ tế lễ vào ngày hạ điền mà thôi. Lễ ấy có làng tế Phúc-thần có làng chỉ thần Tiên-Nông. Tục thường kén một ông bô lão hiền lành phúc hậu mà hai vợ chồng còn song toàn để làm lễ hạ điền. Nghĩa là ông ấy phải xuống cấy vài nắm mạ trước, rồi từ đó trở đi cả xã mới cấy.

Tế kỳ phúc.— Mỗi năm trong tứ thời hoặc hai kỳ Xuân, Thu có một tuần đại tế gọi là tế kỳ phúc, nghĩa là cầu cho dân được bình an.

Trước một ngày, làm lễ cáo yết, dắt trâu bò ra xem xét, rồi đổ một chén rượu vào đầu trâu bò, gọi là tỉnh sinh. Tỉnh sinh rồi mới được giết thịt.

Trước khi tế phải rước văn. Dân làng đem long-đình cờ quạt, tài tử đồng văn và cắt một người viên chức đội mũ, mặc áo thụng đến tại nhà người điển văn (người coi việc tả văn tế) mà rước bản văn về đình.

Người tả văn cũng phải đội mũ, mặc áo thụng, đi theo sau long-đình.

Vào đến cửa đình, người làm tế chủ phải ra tại cửa ngoài mà nghênh tiếp bản văn đem vào an trí trong nội hương án, đâu đấy mới tế.

Tế phải có một người làm tế chủ, kén người nào có chức tước ngôi thứ cao nhất trong làng mới được