Bước tới nội dung

Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
28
 


tinh-thần, cùng là lao-động bằng hai cái bàn tay.

Về đường nông-phố thì có hai nhà tràng: một tràng ở Phú-thọ và một tràng ở Tuyên-quang. Các nhà điền-chủ có thế-lực ở bản-xứ đều cho con đến những tràng Nông-nghiệp này để học tập về cách bón phân, cách chọn hạt giống; cách bài-trừ những bệnh của loài thực-vật, cùng là cách dùng những nông-khí lối mới.

Muốn cho những tràng học này được tiến-hành thì cái căn-bản việc học-chính là cái nền học sơ-đẳng phải bành-trướng lên mà lan đi khắp ngõ hẻm hang cùng. Ở các làng, nay nhờ về cách tổ-chức sổ dự-toán theo lệ mới, đỡ được cái khoản chi tiêu xa-xỉ về những hội đám thì nên lợi-dụng những khoản tiền này về đường công-ích công-lợi, như là việc mở tràng học. Rồi ra, mỗi làng phải có một tràng học để dạy trẻ con viết và đọc quốc-ngữ, dạy về toán-pháp, dạy vệ-sinh, lại nên dạy thêm đôi chút tiếng Pháp nữa.

Tràng Y-tế Hanoï.

Như thế, về sau mới sản ra được nhiều những học-sinh có tư-cách để theo học các tràng Pháp-học. Các tràng này sẽ tuyền lấy những học-sinh có lực-học hơn cả. Còn những học-sinh không có khiếu học, tuy không được theo đòi bậc học cao hơn, nhưng cũng biết được những sự thông-thường rất ích-lợi cho người ở nơi nhà-quê: Dù làm thợ cũng bên biết đọc, biết viết, biết tính, biết đo lường v v; lại thông-hiểu chút-đỉnh tiếng Pháp để trực tiếp với các quan Đại-pháp trong khi có việc khiếu-nại mà phải đầu đơn lên quan sở-tại.