CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI
Về diễn-kịch, về chuyển-ảnh, về âm-nhạc bản xứ
Mới mười năm về trước, nghề diễn-kịch bản-xứ hãy còn hủ-lậu. Rạp hát thì dơ-bẩn, ở sân-khấu thì bọn âm-nhạc ngồi ngổn ngang, không có trật-tự gì cả; lại nào là những trẻ con bán nước, bán quả đi lại tự-do trên sân-khấu. Mũ mãng và những đồ dùng của bạn-hát cũng để hỗn độn ở trên sân-khấu. Về bạn-hát thì toàn là những kẻ ngu-xuẩn, chỉ biết diễn mấy vở tuồng cũ rích mà thôi; phần nhiều miệng hát mà chẳng hiểu gì về câu hát. Duy có các nhà nho tòng-cổ là ưa nghe những vở tuồng cổ mà thôi. Những vở tuồng ấy thì phần nhiều người xem không hiểu gì, và không lấy làm thích. Về âm-nhạc thì vang tai nhức óc. Cách bài-trí thì không bao giờ thay đổi. Thường dùng cái biển buộc ở đầu cái gậy làm cách bài-trí về cảnh rừng. Phường-hát ngày xưa là một hạng người rất khinh bỉ; bọn âm-nhạc thì chẳng hơn gì bọn phu-xe.
Tại rạp chuyển-ảnh thì chớp những việc Âu-châu và Mỹ-châu, phần nhiều là những việc kỳ lạ mà người bản-xứ không hiểu.
Âm-nhạc thì giống như một nghìn năm trước, có khi nay lại kém xưa: há phải sự văn-minh của người ta, lại chỉ đứng yên trong một trình-độ mà thôi hay sao?
Nếu không tiến-bộ, thì tất là thoái bộ, về mỹ-thuật cũng vậy.
Âm-nhạc cũng một lối, song nhạc-khí thì giống như hay là kém hơn một nghìn năm trước.
Ngày nay người Bắc-kỳ cũng am-hiểu cái tư-tưởng Thái-tây đó; là nếu người ta không tiến bộ thì thoái bộ. Vậy cố sức làm cho phương-diện nào cũng tiến bộ.
Về việc diễn-kịch thì ở xứ Bắc-kỳ này có ba điều rất là tiến-bộ. Sân-khấu rộng-rãi; cách bài-trí thì theo với ý-tưởng trong bản-kịch: khi thì bày cảnh trong dinh các quan; khi thì bày cảnh rừng, hoặc là bày cảnh nghĩa-địa; tùy theo trong vở-kịch mà sân-khấu thay đổi cảnh. Những vai diễn-trò, đương khi làm tuồng ở sân-khấu thì không được tự-do, như là tay bưng lấy bát nước mà uống như ngày trước nữa. Áo mũ thì thay đổi trong buồng, ở