Tác gia:Vũ Trọng Phụng
←Mục lục Tác gia: P | Vũ Trọng Phụng (1912–1939) |
Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. |
Tác phẩm
[sửa]Kịch
[sửa]- Không một tiếng vang (1931)
- Tài tử (1934)
- Chín đầu một lúc (1934)
- Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
- Hội nghị đùa nhả (1938)
- Phân bua (1939)
- Tết cụ Cố (Di cảo, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)
Dịch thuật
[sửa]- Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo
Phóng sự
[sửa]- Đời cạo giấy (1932)
- Cạm bẫy người (1933)
- Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
- Hải Phòng 1934 (1934)
- Dân biểu và dân biểu (1936)
- Cơm thầy cơm cô (1936) (dự án hiệu đính)
- Vẽ nhọ bôi hề (1936)
- Lục sì (1937) (dự án hiệu đính)
- Một huyện ăn Tết (1938)
Tiểu thuyết
[sửa]- Dứt tình (1934)
- Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
- Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
- Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
- Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương (dự án hiệu đính)
- Lấy nhau vì tình (1937)
- Trúng số độc đắc (1938)
- Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
- Người tù được tha(Di cảo)
Truyện ngắn
[sửa]- Chống nạng lên đường (1930)
- Một cái chết (1931)
- Bà lão lòa (1931)
- Con người điêu trá (1932)
- Quyền làm bố (1933)
- Cuộc vui ít có (1933)
- Hai hộp xì gà (1933)
- Cái hàng rào (1934)
- Bụng trẻ con (1934)
- Tình là dây oan (1934)
- Duyên không đi lại (1934)
- Thầy lang bất hủ (1934)
- Ông đừng lầm (1934)
- Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
- Sư cụ triết lý (1935)
- Rửa hờn (1935)
- Bộ răng vàng (1936)
- Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
- Mơ ngày Tết (1936)
- Tết ăn mày (1936)
- Lỡ lời (1936)
- Người có quyền (1937)
- Cái ghen đàn ông (1937)
- Lòng tự ái (1937)
- Đi săn khỉ (1937)
- Máu mê (1937)
- Tự do (1937)
- Lấy vợ xấu (1937)
- Một con chó hay chim chuột (1937)
- Một đồng bạc (1939)
- Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
- Bắt vích (1939)
- Ăn mừng (1939)
- Gương tống tiền
- Đoạn tuyệt
- Từ lý thuyết đến thực hành
Báo
[sửa]Các tác phẩm của tác gia này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)
Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 và tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)
28 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (Số đỏ, Không một tiếng vang, Cạm bẫy người, Cuộc vui ít có, Hai hộp xì gà, Giông tố, Làm đĩ, Trúng số độc đắc, Lấy nhau vì tình, Kĩ nghệ lấy Tây, Phân bua, Bẫy tình...) được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả Việt Nam (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam) gia hạn thời hạn bảo hộ bản quyền thêm 30 năm tính từ năm 1989 và thuộc phạm vi công cộng ở Việt Nam từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.
|