Đông Dương ngày xưa và ngày nay/Chương VI

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

CHƯƠNG THỨ VI

Phong tục được thuần.

Trong chương thứ ba chúng tôi đã nói đến một vài việc về phong-tục. Những việc ấy tỏ ra một sự độc-ác và tàn-nhẫn, ngày nay ta nghe thấy phải mếch lòng. Những người gần sáu mươi tuổi chắc cũng còn nhớ đến những việc này. Các ông già có thể lấy những việc ngày trước so sánh với những việc ngày nay mà giậy bảo con cháu thì rất là ích lợi vậy.

Lúc đầu khi người Pháp mới đến chiếm-lĩnh xứ này thì sự dùng roi vọt để chừng phạt hãy còn thấy có, ngày nay đến việc xử kiện ở nơi tòa án cũng không dùng đến roi nữa. Người trên đối đãi với những người tùy thuộc mình rất là tử tế không phải dùng đến roi vọt, mà những người tùy-thuộc cũng vui lòng vâng lời người trên. Những viên quan nhỏ khi nói với quan trên, không phải qùy xuống đất. Một viên quan nhỏ có thể đứng đối diện nói với một viên quan to người Pháp chẳng hề chi cả. Trong ngạch binh, những lính tráng được lương bổng hậu, được ăn mặc và có chỗ ở tử tế. Quan trên đối đãi binh lính rất là từ-tốn và không lấy roi vọt đánh lính bao giờ. Thế mà những binh lính lại tận tâm hơn và có lễ phép hơn những binh lính ngày xưa vậy.

Xem như trên thì chúng ta đã biết rằng vua Gia-long đối với bọn Tây-sơn độc ác là thế nào rồi. Ấy là cái phong-tục về thời đó, mãi về sau có người đối với vua phạm lỗi mà cả nhà bị xử tử. Lúc đầu, khi nước Pháp mới can-thiệp vào việc xứ này, vì nước Pháp không muốn giữ xứ Bắc-kỳ nên mới trả lại cho triều-đình Huế. Khi người Pháp đi rồi, triều-đình Huế sai giết hàng nghìn người An-nam đã tiếp-đãi tử-tế người Pháp.

Các bạn thiếu-niên thử so-sánh việc độc-ác ấy với cái thuần-phong mỹ-tục của người Pháp đem lại xứ này.

Ba ông vua An-nam đã cố sui-dục nhân-dân đánh lại nước Pháp. Ba ông vua ấy ngày nay đều bị đi đầy một cách rất sung sướng, đầy ở những thuộc-địa có tiếng là đẹp đẽ và khí hậu rất tốt. Những tướng cướp chứ không phải là những nhà ái-quốc[1] như Đề-thámĐốc-tít, thường đã chống cự một cách rã-man với nước bảo-hộ. Mấy người con gái của hai tướng này đã được nước Pháp nuôi nấng cho rất là tử-tế.

Hanoi — Autocars en station.
Hà-nội — Xe máy đỗ.
 
Lại mới đây có một nhà nho bị tòa-an sử là đã âm-mưu đánh lại nước Pháp và đã là vai chủ-động trong việc ám-sát mấy viên quan võ Pháp, thì cũng được Chính-phủ bảo-hộ ân-xá cho về xứ-sở ở. Năm mươi năm về trước, nếu một việc như thế xẩy ra, theo luật An-nam thì ông nhà nho ấy cùng gia-quyến bị xử-tử cả. Về việc này, người An-nam nhờ được cái thuần-phong của Âu-châu vậy.

Ngày nay trong phong-tục ở dân-chúng hãy còn nhiều tục thô-kệch lắm, nhờ về cái ảnh-hưởng của tư-tưởng Âu-châu mà những tục này cũng mất dần đi. Vì vậy nên sự ngoại-tình cũng không bị trừng-phạt một cách độc-ác như ngày xưa. Nhiều sự độc-ác sinh ra là vì sự tin dị-đoan, ví như việc không dám cứu một người bị nạn chết đuối. Những sự độc-ác này nay đã tiêu-diệt đi nhiều, là vì người Tây cho là một cái gương rất xấu. Như về tháng năm năm 1926 những nhựt-trình đã đăng tin rằng mấy người lính An-namLạng-sơn đã nhảy xuống sông hết sức cứu một người sắp bị chết đuối.

Sự vất bỏ những đứa hài-nhi yếu-ớt hay là hình-dạng xấu-xa thì nay rất là hiếm có.

Phong-tục người An-nam tuy có vài việc người phương Tây lấy làm không ưng ý, nhưng cũng còn nhiều việc khác tỏ ra rằng người An-nam có một nền văn-minh hoàn-hảo vậy. Người Tây rất lấy làm tiếc là thấy những cái mỹ-tục ấy cứ mất dần đi.


Dân-tộc Anh-đô-nê-diên.

Trong những dân-tộc Anh-đô-nê-diên ở về phía Nam cứ Trung-kỳ thì có người Mọi là tính-chất khác hẳn. Dân Mọi rất là rã-man, làng nọ đánh nhau với làng kia rất là kịch-liệt, và họ cướp người làm nô-lệ một cách rất gớm ghê. Khi người Pháp đến đô-hộ thì mới trị hết được những tục mọi-rợ ấy.

Trong xứ vốn hoang-vu, nhân-dân lại có tính ghen-ghét độc-ác, nên làm chậm cái công-phu khai-hóa của người Pháp. Cái công-phu ấy ngày nay đã tiến-bộ rất nhanh. Có nhiều quan cai-trị, nhiều ông cố đạo và nhiều viên quan võ Pháp có lòng đại-độ, đã liều mình làm cho những dân-tộc ấy ra ngoài chốn rã-man.

Người Pháp trong bốn mươi năm đã hết sức tìm cách để am-hiểu dân-tình và tìm cách trị-an. Công việc tuy chậm-chạp và khó-khăn những đã vẽ thành đường, ngày nay ta chỉ mất công hái quả. Những cái quả này rất là đẹp-đẽ, vì trong sự hái quả này vừa là nghĩa-vụ phải làm, vừa là tình nhân-loại bắt buộc, lại thêm có cả lợi-lộc nữa. Bọn thực-dân đã để tâm chú ý đến những vùng đất phì-nhiêu này. Công việc mở mang đường lối và sự trồng-giọt của bọn thực-dân ở miền này cũng giúp vào việc trị-an và vào việc khai-hóa nhân-dân vậy. Dân Mọi đã biết những sự hữu-ích của sự thái-bình và trật-tự của việc buôn bán và làm ăn có mực thước. Vì vậy nên ngày nay dân Mọi biết vui lòng giúp Chính-phủ vào việc mở-mang đường sá và giúp bọn thực-dân vào việc trồng-giọt.

Vào trong năm 1925 và năm 1926 có nhiều bọn Mọi mở hội ăn mừng xin tùng-phục. Ở Công-tum (Kontoum) nhờ cái quyền-thế của bọn thực-dân và quan-lại Pháp ở miền này nên người An-nam được trả công cao, đã kéo đến rất nhiều. Dân Mọi càng ngày càng quen cái cách sinh-hoạt thái-bình mới mẻ ấy nên họ làm ăn với người An-nam rất là thân-ái, buôn bán cùng nhau và giao-thiệp với nhau một cách êm-đềm.

Như trong khoảng mươi năm vừa qua đây ở giáp giới tỉnh Công-tum với tỉnh Bình-định đã sinh ra nhiều việc lưu-huyết[2], người Mọi giết người An-nam ở những làng giáp-giới để báo thù những việc làm bậy của một vài kẻ phiêu-lưu.

Cái miền Mọi này trước kia dân-cư khổ sở, giết chóc lẫn nhau, lại là nơi ghê-gớm cho kẻ tin dị-đoan và thường xẩy ra huyết-chiến[3], nay sắp thành ra một miền phong-phú trong những miền phong-phú nhất ở Đông-Dương. — Những thực-dân An-nam phá hoang những vùng đất mênh-mông, ra sức cầy cấy thành những đồng ruộng phì-nhiêu. Còn dân Mọi thường hay nói rằng họ thích làm việc với các anh da trắng.

Les soins aux yeux.
Những sự giữ dìn trông nom về mắt.
Hanoï: La Clinique St Paul.
Hà-nội: Nhà thương Saint-Paul.
Luang Prabang: Un pavillon de l’hôpital.
Luang-Prabang. Một nhà nghỉ mát ở nhà thương.

   




Chú thích

  1. Ái-quốc = có lòng yêu nước.
  2. Việc lưu-huyết = việc đánh nhau kịch-liệt, đến nỗi chảy máu chết người.
  3. Huyết-chiến = đâm chém nhau.