Bước tới nội dung

Đông Dương ngày xưa và ngày nay/Chương VII

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

CHƯƠNG THỨ VII

Sự tiến bộ vật chất tự năm 1918.

Bẩy năm đã qua từ khi hết cuộc đại-chiến, nước Pháp đã thiệt-hại rất nhiều. Tuy vậy mà nước Pháp vẫn mở mang về đường thuộc-địa. Từ khi đó cõi Đông-dương bước vào một cái thời-kỳ thịnh-vượng.

Từ xưa đến nay không khi nào sự thái-bình lại lan khắp trong cõi và ở ngoài biên-thùy như vậy.

Ở ngoài thì cõi Đông-Dương nhờ được cuộc hòa-hợp của năm cường-quốc[1] liên-lạc với nhau, là nước Pháp, nước Anh, nước Nhật, nước I-ta-li và nước Hoa-kỳ.

Lại gần đây, năm 1925 chính-phủ Đông-Pháp đã ký tờ giao-hiếu với nước Xiêm. Còn như nước Tàu, dù trong nước có nội-loạn[2] cũng không xâm-phạm đến bờ cõi xứ này. Chỉ có đường xe-hỏa của người Pháp chạy Vân-Nam ở trong cái xứ khốn nạn ấy là được vô sự và vẫn chạy như thường mà thôi.

Ở trong, thì ta nhận được rằng những dân-tộc khác nhau trong cõi Đông-Dương ăn ở với nhau rất là hòa-khí. Bọn Mi-ao là những sơn-nhân hay quấy rối, năm 1920 và năm 1921 đã nhũng-nhiễu xứ Lào thì đã bị chừng-trị rồi. Thế nhưng mà họ được người Pháp lấy tình nhân-loại đối đãi thì nay họ đã thành ra những người dân hữu-ích. Người Mọi xin tùng-phục rất nhiều, nên đã bỏ cả những tạp-tục rã-man.

Ở nơi đồng bằng, dân-cư đông-đúc, trộm cướp cũng ít, vì nhân-dân có thể làm lụng mà sinh-nhai. Ở những nơi tỉnh thành đô-hội thì những tội-phạm cũng hiếm có.

Đã nhiều đời không bao giờ nhân-dân lại được thịnh-vượng về đường vật-chất như ngày nay.

Thật vậy, sự tiến-bộ về đường tinh-thần quan-trọng hơn sự tiến-bộ về đường vật-chất. Thế nhưng mà sự tiến-bộ về đường vật-chất cũng
Un grand magasin annamite à Hanoï: Vu-Van-An.
Một hiệu buôn bán An-nam to ở Hà-nội: hiệu Vũ-Văn-An.
phải có những đức-tính như: sáng-kiến[3], cần-cù[4] và thứ-tự. Những đức-tính này là cái gốc của sự tiến-bộ về đường tinh-thần vậy. Vậy ta cũng đừng nên khinh thường một cái thời-kỳ mà những dân hèn cũng được thảnh-thơi và được sinh-nhai trong cái cuộc đời tốt đẹp hơn trước.

Sự thảnh-thơi mới-mẻ này ở nơi nào cũng phô bày ra trước mặt ta.

Này như một cái làng ở Bắc-kỳ, ngày xưa chỉ tuyền những nhà lá, không kể cái đình làng và cái chùa bằng gạch. Người giầu trong làng không dám phô bầy của cải. Làng thì ẩn vào trong những bụi tre kín mít.

Ngày nay thì người ta thấy trong làng san-sát nhà gạch, thường có một con đường lát đá chạy giài đến nhà ga gần đấy, hay là đến đường cái. Những đường trong làng đều lát gạch. — Dân làng mở hội rất là linh-đình trọng-thể. Tuy dân mở hội thế mà công quỹ trong làng giữ gìn rất cẩn-thận nên cũng giúp vào một phần trong việc dựng nhà trường, mở nhà thương và việc làm cho dân có đủ nước tốt để ăn uống. Người ta lại thấy nhiều làng to đặt cả máy lấy nước vào ruộng nữa.

Nhiều làng mới lập-thành ở vệ những con đường cái ở gần các ga. Ở những làng này cứ đến chiều thì thấy nhiều xe bò để từng dẫy dài. Những xe bò này sáng hôm sau trở đi các ngả những đồ hàng nặng bằng năm gánh hàng mà khi xưa một người gánh rất là vất vả.

Dân-sự lại nhờ được có nhiều ô-tô hàng chở khách, nên ra tỉnh hay là đi chợ xa bán hay mua hàng rất là nhanh chóng và rẻ.

Xe-hỏa chạy nhanh chóng và luôn luôn, nhiều chuyến đỗ lại nhiều chợ to.

Ở nơi nào người ta cũng thấy xây lại hay là sửa lại đình làng và chùa làng. Những làng theo đạo Thiên-chúa xây những cái nhà thờ cũng to đẹp bằng những cái nhà thờ của những làng phong-phú nhất bên Pháp.

Nhiều làng được thịnh-vượng là nhờ sự quản-trị những lợi-tức trong làng có thứ-tự và là nhờ những phương-pháp tối-tân về cách đạc-điền[5]. Những phương-pháp này giúp cho người nhà quê cách đo ruộng rất nhanh chóng và không tốn như cách đo khi xưa vừa lâu và vừa mất nhiều tiền. Nhờ về những phương-pháp ấy nên những điền-chủ có chứng-chỉ nhận-thực ruộng đất của mình, có thể mang chứng-chỉ này cầm lấy tiền mất lãi rất nhẹ, mà không phải xin nhiều giấy má nhận-thực lôi thôi. Như vậy nên không có người nào muốn ẩn-lậu tài-sản của mình để tránh sự đóng thuế không lấy gì làm nặng cho lắm.

Une autre importante maison annamite: Magasin de vente de la maison Quang-Hung-Long, Hanoï.
Một hiệu buôn quan-trọng An-nam: cửa hàng của hiệu Quảng-Hưng-Long ở Hà-nội.
Ta thử vào trong các nhà trong một làng thì ta thấy nhân-dân ăn mặc có vẻ nhã-quan hơn trước nhiều. Đến đêm dân-chúng thắp đèn dầu tây sáng sủa nên không sợ hãi như xưa. Trong các cửa hàng thấy có bán các thứ vải, hàng tơ lụa và các thứ đồ hữu-ích của người Âu-châu làm hay là của kỹ-nghệ người bản-xứ chế-tạo ra. Những thợ-thuyền cũng có đủ đồ làm hơn trước nhiều.

Ở các nơi tỉnh-thành lớn, chỉ trong khoảng mười hai năm nay, có một sự thay đổi lạ lùng. Như một ngôi hàng nhỏ kia, một người hiền-phụ ngồi bán hàng, giá hàng tổng-cộng lại được độ mười lăm hay hai mươi đồng, thì nay có một cửa hàng có đủ các đồ hàng như một hiệu khách, thay cho cái ngôi hàng nhỏ ấy. Chỗ này thì cửa hàng giầy, nhiều phu-nhân người Pháp sang-trọng cũng vào thuê đóng, chỗ kia thì hàng bán bánh ngọt, hàng bán thịt bò, hàng bán tạp-hóa. Người ta thấy ở những nơi đô-hội này biết bao là những hiệu cao-lâu đẹp đẽ, những nhà khách-sạn, những xưởng ô-tô và nhiều cửa hàng rất to như cửa hàng Vũ-văn-AnHà-nội, những nhà máy rất quan-trọng và những xưởng thợ của người An-nam. Xe cao-su chắc-chắn thay cho xe gỗ tồi-tàn, nhiều nhà An-nam có cả xe ô-tô nữa. Những người phong-lưu bản-xứ ở những nhà làm theo kiểu Âu-châu, hàng năm ở Hà-nội và ở Sài-gòn xây thêm ra rất nhiều.

Những người làm công trước ở những cái nhà lá nay có những cái nhà gạch cao ráo. Những sở máy đèn điện, sở máy nước, nhà máy nước đá, nhà máy rượu bia, nay có nhiều khách An-nam hơn khách Tây và khách Tàu. Sau hết xem như sau này thì biết việc buôn-bán của người An-nam tiến-bộ lạ lùng. Những thương-gia An-nam thường buôn-bán trực-tiếp[6] với những cửa hàng bên Pháp và thường vay tiền ở các nhà băng.

Biết bao nhiêu những trường tiểu-học, trung-học dựng lên và những trẻ con nhà nghèo cũng có thể mua những sách học vừa sách quốc-ngữ, vừa sách chữ tây soạn riêng cho cõi Đông-Dương.

Những cuộc tiêu-khiển cũng thêm ra nhiều. Những hội ở các làng vẫn linh-đình như trước, nhưng lại có nhiều trò vui khác thêm vào. Những tỉnh thành lớn có nhiều nhà chớp-ảnh và nhiều nhà hát An-nam, rộng rãi và cách trang hoàng rất là lịch-sự. Những cuộc thể-thao thật là một sự tiêu-khiển rất tốt và được công-chúng hoan-nghênh, nào đá bóng, nào đánh tăng-nít (tennis), nào thi xe đạp, nào thi chạy chân không. Việc thể-dục được tiến-bộ rất nhiều và đã lan rất rộng trong nhân-dân bản-xứ. Ông nhà nho xanh xao, gầy gò lưng khom, mắt lõm đeo đôi kính tướng, móng tay dài thì nay không ai khen đẹp nữa rồi. Câu tục ngữ Pháp: « Cái trí minh-mẫn trong cái thân-thể tráng-kiện » nay thành ra câu tục ngữ An-nam.


Kỹ-nghệ của người Tây và những việc trồng giọt to tát.

Nhiều nhà máy to dựng lên ở Hải-phòng, như là máy chế hóa-chất, nhà máy chai, trại than đá, lò làm đồ xứ, nhà máy si-măng, nhà máy làm nến, nhà máy làm ống si-măng, v. v. Ở Quảng-yên thì có nhà máy lọc kẽm. Ở Hà-nội thì có nhà máy chế những thực-vật lấy ở gạo ra. Ở Nam-định thì có nhà máy tơ. Ở Hàn thì có nhà máy gạo. Ở Bồng-sơn thì có nhà máy sợi. Ở Sài-gòn thì có nhà máy dầu, nhà máy gạo, nhà máy bông, nhà máy ngói, nhà máy cao-xu, nhà máy thuộc da, nhà máy đường, v.v. Ở Nam-vang thì có nhà máy gạo, nhà máy tơ, v. v.

Còn nhiều nhà máy khác cũng đã cải-cách những khí cụ cũ. Nhất là hội làm mỏ đã đem vào cõi Đông-Dương những số tiền vốn rất to, như tiền mua những đồ dùng và những máy móc. Ta hãy kể một vài điều thí dụ.

Như ở Hòn-gai, kỹ-nghệ của sở tư tiêu tốn đến bốn triệu bạc và đã dựng được một cái bến có đủ khí-cụ cho một nhà máy trục than, một đường xe lửa chạy bằng điện, một sở máy điện có sáu nghìn mã-lực truyền điện ra nhiều mỏ xa hơn năm mươi ki-lô-mét, hai tỉnh thành lớn, hai nhà khách sạn, bốn cái làng mới đẹp, sạch sẽ cao dáo. Hội mỏ than Đông-Triều cũng đã xây một cái bến, lập ra hai làng và đặt nhiều đường sắt có 14 cái xe hỏa và 200 cái toa, mỗi cái chở được 15 tấn, v. v. Mỏ Phan-Mễ cũng đã dựng ra một sở máy điện có 3000 mã-lực và một đường xe lửa giài tới 15 ki-lô-mét, v. v.

Những nhà máy điện ở những nơi tỉnh-thành lớn, vì có nhiều người An-nam muốn thắp đèn điện nên đã đặt thêm nhiều máy. Những nhà máy điện ở Hà-nội, ở Hải-phòng, ở Sài-gòn, ở Chợ-lớn và ở Nam-định đã tăng sức điện lên gấp ba khi trước. Nhiều tỉnh lớn về năm 1920 chưa có đèn điện nay đều có cả.

Sự trồng chè, cà-phê, cao-su cũng mở mang ra nhiều. Xứ Nam-kỳ về năm 1928 sẽ sản được hơn 8000 tấn cao-su. Hàng nghìn người nghèo ở Trung-kỳ và ở Băc-kỳ vào làm trong những nơi trồng giọt này, vì sự sinh-nhai được tiện-lợi nên dần dần cố-thổ ở đấy. Những ông chủ đồn điền cho họ ruộng để họ cày cấy mà ăn. Ở Trung-kỳ ngày trước việc trồng chè và sấy chè theo cách-thức cổ nay nhờ được những nơi trồng chè to-tát của người PhápQuảng-Nam và ở Công-Tum, sau này có thể thành ra một nguồn-lợi lớn trong xứ vậy. Những nơi trồng chè này dùng làm mẫu mực cho những người trồng chè bản-xứ ở lân-cận. Những nơi trồng chè này lại có nhiều xưởng máy, trong có nhiều máy móc tinh-sảo có thể chế-hóa tất cả các thứ chè trong miền, làm cho chè thêm phần giá-trị và đem bán ra ngoại-quốc rất là dễ.

Ở về phía Bắc xứ Trung-kỳ và ở Lang-Biên có nhiều hội của người Pháp mở ra nhiều nơi trồng cà-phê giống như những nơi trồng trước của những thực-dân PhápBắc-kỳ, rất là khó khăn vất vả.

Những nơi trồng-giọt ấy là cái tiêu-biểu của sự tiến-bộ vậy. Chỗ kia trước là một nơi rừng hoang bụi rậm, muông thú vãng lai, ngày nay là những vườn quả mông-mênh, có từng hàng cây rất dài, là những cánh đồng có nhiều bò béo tốt đứng ăn, và là nơi có nhiều nhà cửa như nhà ở, chuồng bò và nhà máy.


Những đường thông-thương lớn.

Từ trước đến năm 1918, những con đường có lát đá cũng đã có nhiều nhưng ngắn và hợp-thành chung-quanh những tỉnh thành lớn những quãng đường quãng nọ không liên tiếp với quãng kia.

Tám năm về sau năm 1918, những con đường trong cõi Đông-Pháp dài được 13.178 ki-lô-mét lát đá và 2.364 ki-lô-mét không lát đá. Một con đường dài 2.400 ki-lô-mét nối tất cả các đường cũ và mới, chạy từ biên-thùy nước Tàu đến biên-thùy nước Xiêm.

Có bốn đường nối bờ bể Trung-kỳ với xứ Lào, con đường từ Đông-hà sang Sa-va-na-khét nối vào một đường chạy ven bờ sông Cửu-Long từ mỏ thiếc Nam-bà-tiên (Nam-ba-tène) đến cao-nguyên Bô-lộ-viên (Plateau de Boloven) và nước Xiêm.

Xứ Cao-mên về năm 1925 đã có hơn 1523 ki-lô-mét đường lát đá hình như những đường ấy về mười năm gần đây mới lát đá và mở rộng ra.

Sau cuộc đại-chiến thì việc đặt đường xe-hỏa cũng đã khởi công. Đường xe-hỏa Vinh, Đông-hà dài 300 ki-lô-mét về dịp lễ Phục-sinh năm 1927 mới hoàn-thành. Thế là đi từ Hanoi vào Huế chỉ có 18 giờ đồng-hồ. Về cuối năm 1926 đường núi ở cao-nguyên Lăng-biên đã làm xong. Nhà nước đã bắt đầu làm một con đường dài 186 ki-lô-mét từ Tân-ấp theo con đường lớn ở bờ bể, đến Tha-khét theo dòng sông Cửu-Long. Việc nghiên-cứu làm con đường dài 900 ki-lô-mét từ Sài-gòn đến Nam-vang và đến biên-thùy nước Xiêm đã làm xong.

Những hải-cảng Hải-phòngSài-gòn thì đã mở rộng thêm ra và khí-cụ ở những nơi hải-cảng này đã sửa đổi được tốt hơn trước. Bến Cẩm-phả và bến Rê-đông (Port Redon) ở Bắc-kỳ và bến Rê-am ở vịnh Xiêm-la cũng mới mở. Hai bến trên mở ra là nhờ sự sáng-kiến tư, chứ không phải của Chính-phủ.


Sự mở mang về việc cai-trị.

Những sở canh-nông và thương-mại ngày nay giúp cho nhân-dân nhiều việc quan-trọng. Những sở canh-nông nghiên-cứu làm cho gạo thêm tốt, như chọn thóc giống, cách deo mạ và cách xem-xét đất cát;
Mines de Charbon de Hongay: Un des nouveaux villages construits pour les mineurs.
Mỏ than Hòn-gai: Một cái làng mới dựng lên để thợ mỏ ở.

những sở này lại so-sánh và chọn lọc những cây chè, cây cà-phê, cây bông, cây dừa, cây có dầu tên là palmier à huile, v. v. Ở những sở này có thâu-nhặt được nhiều điều hữu-ích về nghề-nông để chỉ dẫn cho công-chúng.

Nhất là ở Nam-kỳ những cuộc thi thóc tốt mở ra có nhiều hiệu-quả hay.

Nhờ về sự giúp đỡ của những sở này nên việc trồng dâu, chăn tầm được tiến-bộ lạ lùng. Vì vậy nên nhiều sở máy tơ ở Quất-lâm, ở Kiến-an, ở Bồng-sơn, ở Quảng-nam và ở Tuy-hòa (Trung-kỳ), ở Ruýt-say-keo (Russey keo) bên Cao-mên và nhiều xưởng nhỏ của người bản-xứ máy móc theo lối tối-tân như những nhà máy tơ, những nhà máy dệt, sản-xuất ra được nhiều thứ tơ rất đẹp. Từ trước đến nay sự sản xuất ra thêm được nhiều tơ ấy được người trong xứ tiêu-thụ[7] hết. Như thế tỏ ra rằng nhân-dân ngày nay giầu có hơn trước và ăn mặc lịch-sự hơn trước nhiều.

Như vậy là nhân-dân trong xứ được hưởng một sự thảnh-thơi mới mẻ; sự thảnh-thơi này lan trong khắp các hạng người ở xã-hội.

Nhưng một dân-tộc, nếu chỉ biết sự tiến-bộ về đường vật-chất mà không biết đến sự tiến-bộ về đường luân-lý và về đường trí-thức thì dân-tộc ấy sẽ quoay lại rã-man.

Sự tiến-bộ về đường luân-lý diễn-bày ra ở trong việc phong-tục được thuần-túy và nhân-tâm không hay phản-trắc. Có những điều này thì mới có một cái kỷ-luật không tàn-nhẫn. Sự tiến-bộ này ta đã nhận được ở trên rồi. Ta sắp được biết rằng sự tiến-bộ về đường trí-thức cũng được phi-thường như thế.
Une route en Cochinchine, province de Bien-Hoa.
Một con đường ở Nam-kỳ, tỉnh Biên-Hoà.

   




Chú thích

  1. Cường-quốc = nước có thế lực mạnh.
  2. Nội-loạn = người trong đánh giết lẫn nhau.
  3. Sáng-kiến = sự nghĩ ra việc mới lạ,
  4. Cần-cù = chăm chỉ làm ăn.
  5. Đạc-điền = đo ruộng
  6. Buôn bán trực tiêp = buôn bán ngay với, không phải mua lại người khác.
  7. Tiêu-thụ = tiêu dùng.