Bước tới nội dung

Đường Kách mệnh/14

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Tổ chức zân kày.

1) Vì sao fải tổ chức zân kày?

Nước ta kinh tế chưa fát dạt, trong 100 ng:̀ thì dến 90 ng:̀ là zân kày. Mà zân kày ta rất là kực khổ, ngề khĝ kó mà làm, dất khĝ dủ mà kày. Dến nỗi kơm khĝ dủ ăn, áo khĝ kó mặc.

Xem như Trung-kỳ, tất kả chừng 5.730.000 ng:̀ zân mà chỉ kó chừng 148.015 mẫu ruộng.

Trước năm 1926, Tây dồn diền dã chiếm mất 62.000 mẫu. Từ năm 1926, 175 thằng Tây zồn diền lại chiếm hết:

1.982 mẫu ở Thanh-hoá,
35.426 Ngệ-an
17.076 Nha-trang
13.474 Fan-thiết
92.000 Kon-tôm
67.000 Dồng-nai

Như thế thì zân ta kòn ruộng dâu nữa mà kày!

2) Tây dồn diền choán ruộng kách thế nào?

Chúng nó zùng nhiều kách. Như tháng 6 năm 1922, 20 thằng Tây rủ nhau xin chính-fủ Tây mỗi thằng 3.000 mẫu trong Lục-tỉnh. Xin dược rồi nhóm kả lại thành ra 60.000 mẫu, 19 thằng bán lại cho 1 thằng.

Tháng 8 năm 1926, nhà ngân hàng Dông-fáp xin 30.000 mẫu, trong dám dất ấy dã kó 6 làng Anam ở. Khi nhà ngân-hàng xin dc̣ rồi thì nó duổi zân ta di.

Nam-kỳ bị Tây dồn diền chiếm mất 150.000 mẫu ruộng tốt.

fần thì Tây dồn diền kướp, fần thì kác nhà thờ dạo chiếm. Kác kố dạo chờ năm nào mất mùa, dem tiền cho zân kày vay. Chúng nó bắt zân dem văn khế ruộng kầm cho nó và ăn lời thiệt nặng. Vì lời nặng quá, dến mùa sau trả khĝ nổi, thì kác kố xiết ruộng ấy dem làm ruộng nhà thờ.

3. Chính fủ Fáp dãi zân kày Anam thế nào?

Tư bản Tây và nhà thờ dạo dã choán gần hết dất ruộng; kòn zư dược miếng nào thì chính fủ lại dánh thuế thiệt nặng, mỗi năm mỗi tăng. Như mỗi mẫu ruộng tốt mỗi năm tất kả hoa lợi dược chừng 25 dồng, Tây nó dã lấy mất 2 dồng 5 hào thuế, ngĩa là 10 fần nó lấy mất 1.

Nếu tính tiền thuê trâu bò, mua fẩn tro, mướn làm, tiền ăn uống, thì mỗi mẫu mỗi năm dã hết chừng 30 dồng. Ngĩa là zân kày dã lỗ mất 5 dồng, mà chính fủ lại kòn kẹp lấy cho dược 2 dồng rưỡi.

Chẳng thế mà thôi. Zân ta kày ra lúa mà khĝ dược ăn. Dến mùa thuế thì bán dổ bán tháo dể nộp thuế. Tây nó biết vậy thì nó mua rẻ dể nó chở di bán kác xứ, mỗi năm nó chở hết 150 vạn ton. Nó chở di chừng nào, thì gạo kém chừng ấy, thì zân ta chết dói nhiều chừng ấy.

4) Bây zờ nên làm thế nào?

Sự kực khổ zân kày Anam là:

(1) Ruộng bị Tây choán hết, khĝ dủ mà kày.

(2) Gạo bị nó chở hết, khĝ dủ mà ăn.

(3) Làm nhiều, dược ít, thuế nặng.

(4) Lại thêm nước lụt, dại hạn, vỡ dê, mất mùa.

(5) Dến nỗi chết dói, hoặc bán vợ dợ kon, hoặc dem thân làm nô lệ như những ng:̀ nó chở di Tân-thế-zới.

(6) Nào là chính trị áp bức (Thử hỏi zân kày ta kó quyền chính trị zì?), văn hoá áp bức (zân kày ta dược mấy ng:̀ biết chữ, trong làng dược mấy trường học?)

Nếu zân kày Anam muốn thoát khỏi vòng kay dắng ấy, thì fải tổ chức nhau, dể kiếm dường zải fóng.

5) Kách tổ chức zân kày thế nào?

Kách tổ chức dại khái như sau nầy:

(1) Bất kỳ dàn ông dàn bà, từ những ng:̀ tiểu diền chủ cho dến những zân kày thuê kày rẽ, từ 18 tuổi trở lên thì dược vào. (Những ng:̀ dại dịa chủ, mật thám, kố dạo, say mê rượu chè, kờ bạc và a-fiến thì chớ cho vào hội)

(2) Ai vào fải tình nguyện zữ qui tắc hội, và fải kó hội viên kũ zái thiệu.

(3) Làng nào dã kó 3 ng:̀ tình nguyện vào hội thì tổ chức dược 1 hội làng, 3 làng kó hội thì tổ chức hội tổng, 3 tổng kó hội thì tổ chức hội huyện, 3 huyện kó hội thì tổ chức hội tỉnh, 3 tỉnh kó hội thì tổ chức hội nước.

(4) Kòn kách khai hội, tổ chức kác bộ làm việc, tuyển kử, dề ngị, zải quyết, báo káo thì kũng như kông hội.

6) Hội zân kày nên dặt tiểu tổ hay khĝ?

Zân kày trong làng khĝ xúm xít dông dúc như thợ thuyền trong lò máy, cho nên hội zân kày làng thế cho tiểu tổ; ng:̀ uỷ-viên thế cho tổ trưởng kũng dược. Uỷ-viên bên thì chỉ huy cho hội viên làm việc, bên thì thi hành mệnh lịnh từ thượng kấp truyền dến, bên thì báo káo việc dại hội với hội viên, bên thì báo káo kông việc hội viên với dại hội.

Kác hội viên thì fải (1) Kiếm hội viên mới, (2) diều tra kách ăn làm và kác việc trong làng (3) dề xướng làm kác hợp tác xã (4) hết sức mở mang záo zục, như lập trường, tổ chức nhà xem sách, vân vân, (5) khuyên anh em zân kày kấm rượu, a-fiến, dánh bạc, (6) dặt hội kứu tế, vân vân. Nói tóm lại là kiếm làm những việc kó ích cho zân kày, kó lợi cho nòi zống.

7) Nếu khĝ kó tiểu tổ sao zữ dược bí mật?

Ấy là nói về lúc bình thường, kó lẽ kông khai dược. Nếu lúc fải zữ bí mật, thì (1) fải zùng kách tiểu tổ, (2) chớ gọi là hội zân kày, nhưng gọi là fường lợp nhà, fường dánh ká, fường chung lúa, vân vân dể mà che mắt thiên hạ. Vả trong làng xã Anam hiện bây zờ kũng kó nhiều fường hội như thế, muốn tổ chức zân kày thì nên theo hoàn kảnh mà lợi zụng những fường ấy. Kốt làm sao cho ng:̀ ngoài dừng chú ý là tốt.

Khi hội dã vững, hội viên dã dông, lại nên dặt kác bộ chuyên môn như: Bộ tập thể thao.

Bộ kải lương ngề kày kấy.

Bộ ng:̀ kày thuê (di kày thuê gặt mướn cho ng:̀ ta, mình khĝ kó dất ruộng trâu bò zì kả)

Bộ ng:̀ kày rẽ.

Bộ thủ-kông ngiệp (thợ thuyền trong làng tuy khĝ kày ruộng, hoặc nửa kày nửa thợ, kũng fải cho vào hội zân kày).

Bộ thanh-niên, bộ fụ-nữ, bộ záo-zục, vân vân.

8) Có nông hội rồi dã khỏi những sự kực khổ nói trên chưa?

Sự tự zo, bình dẳng fải kách mệnh mà lấy lại, hội nông là một kái nền kách mệnh kủa zân ta. Nếu thợ thuyền và zân kày trước tổ chức kiên kố, sau dồng tâm hiệp lực mà K. M. thì sẽ khỏi những sự kực khổ ấy. Zẫu chưa K. m. dược ngay, kó tổ chức tất là kó ích lợi. Như mỗi năm Tây nó bắt zân ta hút 150 vạn kilô a-fiến, nó lấy 1.500 vạn dồng lời. Nó bắt ta mua 173.000.000 lít rượu, nó lấy 1.000 triệu fờ-răng lời. Nó và lấy lời và làm cho ta mất nòi mất zống. Nếu zân kày tổ chức mà khuyên nhau dừng uống rượu, dừng hút a-fiến, thì dã kứu dược nòi zống khỏi mòn mỏi, mỗi năm lại khỏi dem 1.000.000.000 fờ-răng và 15.000.000 dồng bạc kúng cho Tây. Tây nó áp bức ta vì ta khĝ thương yêu nhau, vì ta ngu zốt, kó hội hè rồi trước là kó tình thân ái, sau thì khuyên nhau học hành. Chúng ta dã biết « K. M. » tinh thần, « K. M. » kinh tế, thì « K. M. » chính trị kũng khĝ xa.