Ấu học khải mông/Bài thứ mười lăm

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Đệ1 thập2 ngủ3 chương4
BÀI4 THỨ1 MƯỜI2 LĂM3

thi, thi, thơ. — dân, dân. — phụ, (phủ) cha. — mẩu, mẹ. — nhạc, nhạc; lạc, vui. — vân, rằng, nói. — vản, qua, đi. — lai, lại, đến, tới. — ốc ( thi, thây + chí, đến, rất) nhà. — tự, nghỉ-mình, bèn, từ, bỡi. — ư, chưng, nơi, ở, hơn. — kỷ, mình; , đã. — chỉ, chĩnh, thay.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Kinh thi1 rằng2: vui3 thay4! Người quân5 tử6 là cha9 mẹ10 dân7! Đều13 dân1112 ưa14, thì ưa15 đó16; đều19 dân1718 ghét20 thì ghét21 đó22.[1]

Dạy người lấy thảo nên chăng? — Nên. — Mầy giàu hơn tao, phải không? — Không. — Làm sao mầy không đến thăm người nầy? — Nó là một người dữ, ấy nên tôi không đến thăm nó. — Người quân tử có vật, chẳng phải có bỡi vật, phải không? — Phải. — Mầy thấy câu nầy nơi sách chăng? — Thấy nơi sách. — Có người ở đó không? — Có. — Người bực trung sấp lên, kẻ thảo thuận, nhiều không? — Nhiều. — Người bực trung sấp xuống có lòng ấy cũng có nhiều chăng? — Cũng có nhiều. — Sao mà biết được? — Thảo thuận, người thường có đó. — Người dữ thường làm dữ chăng? — Nó làm dữ chẳng chỗ nào chẳng đến. — Từ trên tới dưới đều thương cha mẹ mình sao? — Đều thương đó. — Tao nên đi thăm người mầy biết đó chăng? — Đừng đi thăm nó, nó là người chẳng tốt vậy. — Bài thơ nầy dịch được chăng? — Chẳng dịch được. — Vàng bạc khá lấy mua lòng thảo thuận chăng? — Mua chẳng được. — Con nít nhỏ lấy chi mà dạy? — Dạy nó lấy thảo thuận. — Anh mầy ở đâu lại? — Ở nhà lại. — Chúng ta lấy chi làm vui? — Lấy học làm vui. — Mầy ưa nhạc không? — Tôi ưa. — Trong sách nầy có nói: vui thay người quân-tử, là cha mẹ dân, mầy dịch câu nầy được chăng? — Dịch được. — Người đến đó là người nào? — Là anh tôi. — Mầy là con nhà giàu, có giống gì mà chẳng vui? — Có đều chẳng vui mà chẳng nói được. — Anh tôi biết được việc người nầy, nó làm giàu chẳng ưa người nghèo mà ưa tữu sắc. — Anh mầy biết một chẳng biết hai. Ngày trước tao thường tới lui nhà nó, biết nó là người dữ, vợ nó cũng là người chẳng lành. Tao thấy nó ưa tữu sắc, làm người chẳng thuận. Anh nó đến thăm, gặp nó với một đứa con gái xinh tốt thảy đều uống rượu. Nó chẳng đẹp, chẳng muốn thấy anh nó đến đó. — Sao vậy? — Ấy là nó giàu còn anh nó thì nghèo. — Nghèo giàu chẳng phải là tự người mà tự Trời. — Người dữ chẳng biết đều ấy.


   




Chú thích

  1. Trò Y! Thử nhơn sở háo phi bất thiện, nghĩa là gì? — Thưa, đều người nầy ưa chẳng phải là chẳng lành. — Đều nó làm chẳng phải là chẳng tốt, dịch làm sao? — Thưa, kỳ sở vi phi bất hảo.