Biên dịch:Trịnh thị thế gia/Đời thứ 2

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trịnh thị thế gia của Không rõ, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Tiên Thánh Thành Tổ Triết vương

Chúa tên huý là Tùng, con trai thứ hai của Thái vương, sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Bình thứ hai đời Lê Trung Tông (1550). Chúa là người tài đức siêu quần. Năm Kỷ Tị mới 12 tuổi đã thụ phong Phúc Lương hầu, đeo ấn Bình Đông, mở doanh Cung Nghĩa, Thái vương sau khi cưỡi hạc quy tiên, vương huynh của ngài chiến đấu với nhà Mạc bị thua, rồi về hàng Mạc; vua bèn phong cho ngài làm Thái úy Trường quận công. Năm Quý Dậu, Lê Thế Tông Gia Thái nguyên niên (1573), thăng Tả tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh kiêm thống nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, các việc thứ vụ của quốc gia đều giải quyết trước rồi mới tấu lên. Chúa có khả năng kế thừa nghiệp cha, ủy dụng trung thần, khuông phù vua Lê, tiễu trừ họ Mạc, tiến quân về kinh thành Thăng Long. Năm Kỷ Hợi (1599), chúa 40 tuổi (?), Bắc triều Đại Minh sai Tả giáng quan Trần Đôn Lâm, Vương Kiến Lập đem ngựa tốt, đai ngọc, xung thiên quan cùng hai thiếp giản văn, có tám chữ “Quang Hưng tiền liệt định quốc nguyên huân” ban cho chúa, từ đó kết nối hữu hảo, việc cống nạp cũng đã thông suốt. Thiên hoàng đế còn bảo là “Họ Trịnh ở An Nam đề cao đại nghĩa, giúp nhà Lê tiễu trừ giặc Mạc, thật là trang chân anh hùng đương thế”. Cùng năm tiến phong Chúa làm Đô nguyên soái Tổng quốc chánh Thượng phụ An Bình vương. Chúa phù giúp Thế Tông Nghị hoàng đế, Kính Tông Huệ hoàng đế, Thần Tông Uyên hoàng đế ba triều, cuối cùng yên nghiệp trung hưng. Ngày 18 tháng 6 năm Quý Mùi, Vĩnh Tộ năm thứ 5, con thứ của Chúa là Vạn quận công Trịnh Xuân suất binh tàn phá các phố phường trong kinh thành, sai quận Biện và quận Phan dẫn người phá nội phủ, cướp lấy với ngựa vào châu báu, ép chúa dời ra thành ngoại, rồi phóng hoả đốt kinh thành. Quan Chưởng giám Nhạc quận công Bùi Sĩ Lâm đem thân theo phò chúa; lúc đó Văn Tổ Nghị vương làm thế tử, sao em là Dũng Lễ công Trịnh Giai theo phò nhà chúa dời về xứ Quán Bạc thuộc xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì, và Sĩ Lâm đưa chúa vào doanh trại của vương đệ Trịnh Đỗ, ở đó dụ triệu Trịnh Xuân đến trao đại quyền. Xuân ngậm cỏ đến quỳ ở sân, Chúa kể tội loạn thần tặc tử, bảo Sĩ Lâm sai lực sĩ trặt trân của Xuân cho đến trết. Ngày 20 tháng ấy, Sĩ Lâm dẫn chúa đến quán Thanh Xuân xã Triều Khúc huyện Thanh Oai, thì chúa mất, được 74 tuổi, tôn phong Cung Hoà Khoan Chính Minh Triết Thông Hiển Anh Nghị Cương Đoán Đoạt Vũ Kinh Văn Khuông Quốc Vệ Dân Hùng Tài Vĩ Lược Hậu Công Phong Nghiệp Uy Linh Hiển Ứng Hộ Quốc Thiệu Hựu Thụ Lộc Tích Dận Cẩm Tộ Diên Hy Khải Hữu Hồng Huân Mậu Công Phu Dũng Tạo Mưu Triệu Vũ Di Điển Triệu Tích Thùy Dụ Vĩnh Mệnh Cao Hành Hậu Ân Hiển Mô Quang Tự Vô Nghiệp Tập Khánh Bảo Trị Tạo Hạ Nhuận Vật Thùy Chuẩn Hiến Thiên Phổ Hiến Lược Thao Công Trực Chấp Bính Phù Võng Phụng Thân Pháp Cổ Chấn Lệnh Lãm Quyền Sùng Hy Khai Khánh Phổ Thông Quang Thiên Kế Thiên Xuất Trị Gia Huệ Hồng Ân Triệu Cơ Vĩnh Mệnh Ác Khu Ngự Vũ Khuếch Dung Phấn Đoạt Thực Quốc Ngự Biên Thông Minh Dũng Quyết Thần Vũ Hùng Đoán Tĩnh Nội Ninh Ngoại Chính Trực Trung Hậu Sáng Nghiệp Thùy Thống Thịnh Đức Mậu Công Hoàn Vũ Anh Mô Huy Cung Thần Thánh Thâm Lược Hùng Mô Tuấn Công Mậu Đức Cơ Mệnh Cảnh Quang Yên Mô Hoằng Liệt Thuật Sự Đồ Công Phấn Uy Tạo Vũ Triết (192 chữ) vương, thụy Duệ Vũ, miếu hiệu Thành Tổ, an táng ở làng Sóc Sơn.

Bà Thái phi họ Đặng, tên là Ngọc Dao, thuỵ Từ Huy, sinh nhật không rõ (phả họ Đặng ghi là sinh 1556), người xã Lương Xá huyện Chương Đức, con gái Hậu Trạch công (có chỗ nói là Hưng Nghĩa công) Đặng Đình Huấn. Mất ngày 7 tháng 1 (năm 1643), an táng ở xã Phúc Bồi huyện Thụy Nguyên.

Bà Chánh phi họ Lại, thuỵ Từ Huệ, tên là Ngọc Nhu, sinh nhật không rõ, người xã Quang Minh huyện Tống Sơn, con gái Cẩn Lễ công Lại Thế Khanh. Mẹ bà là Thái phu nhân họ Hoàng, nguyên quán xã Hải Lịch huyện Lôi Dương, có nghe nói là con gái Lan quận công nhưng lấy theo họ mẹ là Hoàng. Sinh ra Hữu tướng Tín Lễ công. Mấy ngày 19 tháng 9, an táng ở mẫu quán xã Hải Lịch.

Đĩnh sanh con trai 20 người: Tín Lễ công, Tung Nhạc công, Văn Tổ Nghị vương, Mỹ Dự công, Thuần Nghĩa công, Dũng Lễ công, Quỳnh Nham công, Quảng quận công, Tựu quận công, Lập quận công, Hựu quận công, Lăng quận công, Xuyên quận công, Lộc quận công, Việt quận công, Đình quận công, Kiên quận công, Hào quận công, Vạn quận công.

Quan Hữu tướng Tín Lễ công, tên là Túc, trưởng tử của Triết vương, do Chánh phi họ Lại sanh ra. Ông là người hảo dũng mê rượu, ưa thích đùa giỡn với voi. Ngày nọ cưỡi voi đi tắm trên sông, ông bị ngã xuống nước, voi lấy ngà đỡ lên thì ông bị ngà voi đâm thủng ruột mà mất, năm đó 28 tuổi. Có hai con trai Duệ quận công và Quế quận công đều dự công thần. Nay huyền tôn là Trịnh Bính phụng tự.

Tung Nhạc công, tên là Vân, phong Hiệp mưu đồng đức Dực vận tán trị công thần, trấn thủ xứ Nghệ An. Nay huyền tôn là Trịnh Dữu phụng tự.

Mỹ Dự công, tên là Huyên, dự phong Hiệp mưu đồng đức Dực vận tán trị công thần, trấn thủ các xứ Thanh Hoa, Vân Sàng. Sau huyền tôn Trịnh Bân đậu 4 trường thi hương, làm Tri phủ Thường Tín. Nay Huyền tôn Trịnh Tân phụng tự.

Thụy quốc công, phong Thuần Nghĩa công, tên là Dương, trấn thủ Thanh Hoa, Hiệp mưu đồng đức Dực vận tán trị công thần. Sau tằng tôn Trịnh Tuệ đậu 4 trường hương năm Quý Mão, phụng ứng vụ phủ tôn nhân, làm quan đến Phó tri Hình phiên. Đến năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) triều Thuần Tông (cải chính: Ý Tông mới đúng), thi hội, trúng Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), thăng quan đến Sơn Nam thừa chấp chính xứ. Anh của Tuệ là Trịnh Tông trúng tứ trường năm Nhâm Tý, làm quan đến Thiêm tri công phiên. Con Tuệ là Trịnh Đức năm Canh Ngọ thi Hương trúng tứ trường, lịch thụ tri phủ Ứng Thiên, Lang trung bộ Lại, con thứ Trịnh Truông cũng đậu tứ trường, làm Tri phủ Hà Trung, Thiên Trường, Hiến sát phủ xứ Sơn Tây, phụng quản trấn hữu đội, Hoan Thọ hầu, nhà ở xã Hoàng Trung huyện Thụy Nguyên. Mộ của tiên công tại xã ấy. Dưỡng tử của tiên công ban tên là Trịnh Di, nghe nói phong là Tường quận công, lấy con gái thứ 7 của Văn Tổ là công chúa Phù Dung, sinh nhiều con cháu đều lấy theo họ Trịnh. Võ khoa năm Quý Mão Trịnh Tài trúng cách, làm qua Lang trung bộ Lại, Trịnh Thự cũng trúng Biện sĩ khoa thi võ năm Bính Tý. Nay huyền tôn là Hoàn Thọ bá Trịnh Đĩnh phụng tự.

Dũng Lễ công, tên là Giai, tham dự triều chính, dự phòng Hiệp mưu đồng đức Dực vận tán trị công thần, mở phủ Phù Nghĩa. Tằng tôn Trịnh Liên phong Liên quận công, sau huyền tôn Trịnh Dữu vào khoa Giáp Thìn trúng cử Tạo sĩ, làm quan đến Thủ giáo tổng binh đồng tri Tố Vũ hầu; Trịnh Thụ trúng tứ trường khoa Hương Giáp Ngọ, làm Viên ngoại lang bộ Hộ. Nay huyền tôn giáo úy Trịnh … phụng tự.

Quỳnh Nham công tên là Lệ, dự phòng Hiệp mưu đồng đức Dực vận tán trị công thần, mở phủ Thắng Nghĩa, chưởng triều chính, gia phong Triều Tể Ý công. Sau tằng tôn Trịnh Tiêu trong khoa Hương năm Nhâm Tí trúng tứ trường, phụng ứng vụ phủ Tôn nhân, làm quan tới Lang trung; huyền tôn Trịnh Di khoa Hương năm Canh Ngọ trúng từ trường, thụ chức Trưởng sử, Trịnh Mai trúng Biện sĩ khoa thi võ.

Thái phó Quảng quận công, tên là Hàng, dự phòng Hiệp mưu đồng đức Dực vận tán trị công thần. Nay huyền tôn Huyện thừa Trịnh Giáo phụng tự.

Hữu Đô đốc Tựu quận công, tên là Triều. Nay huyền tôn Trịnh Trạo phụng tự.

Vạn quận công, tên là Xuân. Phong Vạn quận công Tiết chế, mở phủ Ninh Nghĩa (nghi ông này mới là Thế tử hàng real). Do phạm đại tội ác nghĩa bị đoạn túc tử, cháu là Hải Lĩnh hầu Trịnh Quán, tằng tôn Thạc Lĩnh hầu Trịnh Côn phụng tự. Thời Chiêu Tổ Khang vương được lục dụng, lấy làm chức quản binh. Năm Đinh Mùi chuẩn sự lệ tôn thất, không thấy nhắc gì đến tông đồ bộ tịch của nhánh này.