Bước tới nội dung

Cổ nhân đàm luận/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Cổ nhân đàm luận của Trần Trung Viên
29. Hàn-Tín nhập Bao-Trung

29. — HÀN-TÍN NHẬP BAO-TRUNG

Hàn-Tín là một người văn võ kiêm toàn, trí-cả tài to. Khi hàn vi chưa gặp vận còn phải bị thằng đồ-tể ngoài chợ làm nhục bắt luồn chôn, khi đói rét còn phải xin bát cơm bà Siếu-mẫu, khi theo Hạng-Võ thì làm một tên quân cầm kích. Ôi! Anh hùng mai một, ai kẻ biết dùng! Khi đó Hán-Cao-Tổ còn núp ở Bao-Trung, định chờ Trương-Lương đi khắp thiên-hạ tìm lấy một người phá Sở Đại-nguyên-Soái để đánh Hạng-Võ. Trương-Lương tìm được Hàn-Tín biết là người có thể đương nổi chức ấy, mới lập kế bán gươm mà dáp được Hàn-Tín, nói cho bội Sở quy Hán, và dao bức dác-thư làm tin, để khi vào Bao-Trung thì cứ đưa cái thơ đó ra, sẽ được trọng-dụng ngay. Đường vào Bao-Trung núi non chồng chất hiểm-chở, Hàn-Tín một người một ngựa, lận suối chèo non, chốn Sở vào Bao-Trung, phần sợ quân đuổi theo bắt về, phần không thuộc đường, phần thì núi non hiểm-chở, dữa rừng hỏi thăm đường phải gạt nước mắt diết tiều-phu, dan nan siết kể, vào được đến nơi, thấy phong cảnh Hớn-Trung thực là Nghiêu thiên Thuấn nhật, y quan văn vật, phong cảnh đua tươi, lân-la tìm đến quán Chiêu-Hiền, ngoài quán có cheo bản văn hiểu-dụ dân rằng:

1. — Hiểu binh-Pháp, thông thao-lược, dùng làm nguyên-Soái.
2. — Sức khỏe muôn người khôn địch, dùng làm Tiên-Phong.
3. — Võ nghệ siêu-quần, sai đâu được đấy, dùng làm Táng-Kị.
4. — Biết thiên-văn, thời vận, dùng làm Táng-Hoạch.
5. — Biết địa-lý, kiểu-thế, dùng làm Hướng-Đạo.
6. — Công bình, chính-chực, dùng làm ký-lục.
7. — Biết cơ liệu, quyền-biến, cho dự vào quân-tình.
8. — Có tài ăn nói, biện bác, dùng làm thuyết-khách.
9. — Tính-toán dỏi, dùng làm thư-ký.
10. — Chữ nghĩa nhiều, vấn đáp được, dùng làm bác-sĩ.
11. — Làm thuốc hay, dùng làm quốc-thủ.
12. — Nhanh-nhẹn, thám-thính dỏi, dùng làm Tế-Tác.
13. — Biết chưởng-quản lương tiền, dùng làm Cấp-Quân-Quỹ
« ai biết điều nào, cứ vào quán, khai tên họ, không luận sang hèn, sẽ khảo-hạch, sét thực có tài, sẽ tùy tài trượng dụng. »

Xem xong Hàn-Tín nghĩ rằng: « nếu mình vào mà đưa ngay cái dác-thơ của Trương-Lương ra thì là nhờ tay người, hèn lắm, âu là dấu phắt ngay đi, đem tài học mình phô bầy cho họ sợ đã, rồi sau ta sẽ đưa dác thơ ra mới là cao-kiến » Khi vào tới nơi, ra mắt Đằng-Công Hạ-Hầu-Anh và Thừa-Tướng Tiêu-Hà, nói nhiều câu rất hùng-hồn rằng: « Tôi ở nước Sở, Hạng-Vương chẳng biết dùng, nên phải bỏ chỗ tối tìm chỗ sáng, chí dốc lập công, chẳng nề thiên sơn vạn thủy tới đây, sét trong 13 điều đăng bản còn thiếu một điều là: tài gồm văn-võ, học chót thế-dan, ra là võ, vào là văn, chấn Trung-nguyên, an Huê-Hạ, đánh đâu được đấy, lấy thiên-hạ như dở bàn tay, vậy tôi đến xin đăng vào đều đó. » Hai ông nghe nói cả kinh, hỏi đến lục thao tam lược, Hàn-Tín đọc vanh-vách không sai một chữ. Hai ông đứng dậy vái mà xin hỏi đạo làm tướng. Hàn-Tín đáp: « những người làm tướng đời nay chỉ biết binh pháp, mà không biết dùng, tuy thuộc sách Tôn, ngô mà cũng hão, binh phải biết thay đổi mà dùng mới được: xưa có một người chế được thứ thuốc xoa vào tay, mùa rét không biết lạnh, nhờ thuốc đó mà làm nghề dặt vải trên sông phát tài, sau có người khách mua 100 lạng vàng bài thuốc đó, qua nước Ngô chơi, gập khi mùa lạnh, nước Việt đem quân đánh nước Ngô, quân Ngô rét quá, người khách dâng bài thuốc đó để quân Ngô xoa tay mà đánh giặc, quân Ngô không lạnh nữa, đánh có một trận mà quân Việt thua, người khách được cất làm quan to. Xem đó thì biết cũng là một bài thuốc, thế mà ở người thợ dặt thì chỉ là cho đỡ lạnh mà dặt thuê, dùng vào việc quân thì lại đuổi được giặc, vậy thì đạo làm tướng không những là thuộc binh thư, mà còn phải biết dùng binh mới được. Phải thuộc thi thư, biết việc nên hư, tường thiên-văn, thông địa-lý, không đâu là không biết không hiểu. Vả chăng làm tướng là người dữ tính mạng cho ba quân, nước nhà an-nguy, quan-hệ lớn-lao. Làm tướng phải có 5 tài, bỏ mười lỗi. Năm tài là: Trí, nhân, tính, dõng, trung. Trí, thì không loạn; nhân phải thương người; tính, thì chẳng lỗi hẹn; dõng, thì chẳng nên phạm; trung, thì chẳng hai lòng. Còn mười lỗi là: có dõng mà coi chết như không, có việc gấp mà lòng vội, liệu hay mà ham lợi, có nhân mà chẳng nỡ diết, có trí mà chẳng biết sợ, có tính mà hay tin lầm, có trong sạch mà chẳng thương người, có mưu mà lòng đa nghi, có cứng mà hay ỷ mình, có mềm yếu mà ưa dùng người. Làm tướng mà có mười lỗi đó thì không đặng, cho nên làm tướng phải có đủ 5 tài, và bỏ 10 điều lỗi đó, ấy mới gọi là trong thiên hạ vô-địch. Đời nay mà làm tướng, chỉ là có mưu mà không có dõng, ỷ mình dỏi mà chẳng dung người, ngoài thì cung-kính mà trong thì khinh-dể, khoe mình ngôi sáng mà chế kẻ thấp-hèn, có tính kiêu-ngạo, sợ hổ với kẻ dưới, khoe sự dỏi của mình mà dấu điều hay của người, dấu sự sấu của mình mà phô sự sấu của người, ấy là mấy mối tệ của đạo làm tướng, nhiều người vẫn thế, nên làm tướng không hay là vì vậy. Chẳng dám nói khoe, như tôi mà làm tướng, thì thực là noi theo binh-pháp xưa, ít ai biết đặng, lấy văn mà dùng, lấy võ mà sửa, lấy tĩnh mà dữ, lấy động mà phát, binh chưa ra thì êm như non như núi, binh ra rồi thì như biển như sông, biến hóa như càn-khôn, hiệu-lịnh như sấm-sét, thưởng-phạt như bốn mùa, mưu chước như quỷ-thần, mất mà hay còn, thác mà hay sống, yếu nên mạnh, mềm nên cứng, chuyển nguy thành an, chuyển họa thành phước, cơ biến không chừng, quyết thắng ngàn dậm, từ giời, đất, trong, ngoài, không chỗ nào sai-sót, đông đến 10 muôn 100 muôn, cũng phân-biện đặng, diết giặc đo bằng thước bằng phân, ngày làm đêm, đêm làm ngày, không chỗ nào mà chẳng gồm, có khuôn-phép, theo việc mà nên, tội chỗ nhiệm-mầu, thông-hiểu việc xưa nay, thuần-thục việc nhâm-độn, định lễ an-nguy, quyết cơ thắng-bại, có quyền vận-dụng mà dấu cái trí vô-cùng, dõ việc âm-dương, phân đường sanh-khắc, rồi mới lấy nhân mà dùng, lấy lễ mà lập, lấy dõng mà chế, lấy tính mà nên, như vậy mới là Y-Doãn của Thành-Thang, Phó Duyệt của Võ-Đinh, Tử-Nha nơi Vị-Thủy, Nhạc-Nghị tại Yên Sang, ấy là đạo làm tướng của tôi, tích-chữ đã lâu ngày nay tôi bỏ Sở theo Hán, đặng lo-lập công-lao, khác nào như Bá-Lý-Hề, bỏ nước Ngu về Tần, vì Tần biết dùng Lý-Hề, nên đặng nghiệp bá, xưa nay người hiền chẳng hề vô-ích trong nước bao giờ; chỉ tại nơi vua, biết dùng cũng chẳng biết dùng mà thôi; Lúc tôi ở Sở, bao phen hiến kế bầy mưu, mà Hạng-Vương chẳng biết dùng, nay tôi quy Hán, nếu Hán-Vương mà biết dùng, tôi tình-nguyện thống-lãnh binh-quyền, đánh Sở, lấy Tam-Tần, thâu lục quốc, lấy đất Hàm-Dương, như chở tay, song tôi còn e các ngài chẳng muốn tiến-cử, mà Hán-Vương chẳng muốn dùng đó mà thôi. » Hầu-Anh và Tiêu-Hà nghe xong khiếp-đảm tinh thần, vội đưa Hàn-Tín vào dâng Hán-Vương. Hán-Vương vận hỏi Hàn-Tín muôn nhời, thử-thách muôn nhẽ, biết là người kỳ tài mà trọng-dụng. Lúc đó Hàn-Tín mới đưa cái dác-thơ của Trương-Lương ra, vua tôi mới ngã ngửa người, chịu Hàn-Tín là bậc cao-trí, rồi đăng đàn bái tướng, rước Hàn-Tín lên chức Phá-Sở-Nguyên-Nhung, thống-lãnh hết binh-quyền trong nước đánh Sở, nên được nghiệp Đế, gồm thâu thiên-hạ, gây dựng 800 năm cơ-nghiệp, đều nhờ một tay Hàn-Tín. Xem đó Hàn-Tín là một bực tài trí có thừa, khi tiến thân không nhờ lá dác-thư Trương-Lương tiến-cử, tự mình biết dữ phẩm-giá cao-kỳ.