Cao đẳng quốc dân/12

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Cao đẳng quốc dân của Phan Bội Châu
Chương thứ mười hai
CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI

Chữa chứng bệnh “mê tín tục hũ”

Nước ta kể người có 25 triệu, kể đất có 30 vạn ngàn thước vuôn tây nếu làm một nước tự-lập chắt không khó gì! cớ sao mà hèn hạ suy đồi. Thuở xưa còn làm một nước phụ dung tới bây giờ lại trụt xuống làm một nước Nô-lệ. Ôi nước ta không phải một nước hay sao? Người nước ta không phải là người hay sao?

À không phải, nước ta vẩn là một nước, người nước ta vẩn là người, nhưng chỉ vì dân không có quyền, nên nổi nước không tự-lập được.

Dân vì sao mà không có quyền? Thì vì dân không trí, dân không có trí nên mới mê tín quá nhiều.

Bệnh mê tín rất nặng là mê tín quyền vua, vì mê tín quyền vua nên mê tín quyền quan-lại mà quyền vua quyền quan-lại lợi dụng quyền thần làm xe pháo.

Ba quyền đó một ngày một nặng, thì quyền dân không còn một tý gì; quyền dân đã không còn thì còn gì quyền nước. Nước lấy dân làm gốc, dân ngu, dân dại yếu đuối hư hèn, muôn việc chỉ trông mong vào vua với quan. Vua với quan không làm xong thì trông mong vào thần, đến thần cũng không làm xong thời bó tay chịu chết. Mấy ngàn năm trở lại, triều-đình là « bồi bếp » của một nhà, nhân-dân là ngựa trâu của một họ, mấy mươi triệu đầu đen máu đỏ còn gì là tư-cách người, rặt là mù mà người mù có mắt, rặt là điếc mà người điếc có tai, rặt là câm mà người câm có miệng, rặt là què mà người què có chân tay, cái việc lạ lùng quái gở ở trong thế-gian không ai như người nước ta nửa, mà thăm cho đến gốc bệnh chỉ vì mê-tín những tục hủ cổ mà thôi. Mê-tín vua, mê-tín quan chửa lấy gì làm kỳ, kỳ thứ nhất là mê-tín thần, vì mê-tín thần đó mà sinh ra vô số việc nực cười: ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dử ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự-nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần của, thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết-quả thì thần chẳng thấy đâu chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết.

Tin thần bao nhiêu thì tai-họa bấy nhiêu. Kià xem như đạo Thiên-chúa chỉ sùng-phụng một vị Đức Chúa Trời, ngoài ra không thần gì cã, nhưng nước vẩn mạnh, nhà vẫn giàu, người họ vẫn sung sướng, họ chỉ thua ta có một việc, thần đã không tế thời xôi không, thịt không, heo bò cũng không, mà phần kỉnh phần biếu không tất cã, nhưng họ vì đó mà của hao thì ít của nở thì nhiều, tốn phí vô ích bớt một phân thì công việc hửu ích hơn một phân. Ấy mới biết rằng: mê-tín thần quyền là tục ngu hủ của người ta, thật rỏ ràng rồi đó. Tục ngu hủ đó không quét sạch, thời nền phú cường kia không bao giờ dựng nên. Nhân vì ngu sinh ra hủ, nhân vì hủ mà sinh lại thêm ngu, mắt bị người bít mà lại bảo rằng: trước mi mắt không có nước non; tai bị người bưng mà lại bảo rằng: bên lổ tai không gió sấm; tay chân bị người xiềng khoá mà lại bảo rằng: tay chưng mình là đáng số « Cu-ly »

« Chúng tôi dại dột », câu nói ấy giắt chặt ở bên lưng. Quì lạy trước tượng đất hình bùn mà xem làm quốc báu, giử gìn lấy áo hôi mủ thúi mà bảo rằng gia-truyền, ngẩn ngơ, ngơ ngẩn đến thế thì thôi! Trông người lại ngắm đến ta thiệt cười dở mà khóc cũng dở.

Than ôi! Xưa nay tập-tục quan-hệ rất to, gần mực thì đen gần đèn thì sáng, bây giờ suốt một nước mà mực cả, muốn không tối tăm mù mịt là thế nào!

Vậy nên chứng bệnh mê-tín hũ tục kia phải gấp chửa mau, mới có lẻ sống. Tuy-nhiên, muốn chửa chứng bệnh đó thời phải thế nào? Xưa nay những tập-tục hủ-bại vì có hai lẽ: một thời vì cơ-quan giáo dục chẳng hoàn-toàn, một thời vì trí-khôn người ta chưa phát-đạt.

Từ thế-kỷ thứ 19 lại đây, khoa-học các nước càng ngày càng phát-minh, trí nảo dân các nước càng ngày càng nẩy nở. Thữ xem điện-học phát-minh mà ông “thần-lôi” đã không dám hóc-hách; địa-học phát-minh mà nhà phóng thủy long hổ đã không dám múa men; sinh-lý học phát-minh mà thần rắn qũy trâu đã cùng đường trốn tránh, huống gì học-thuyết Lư-Thoa đã xuất-hiện, tư-tưỡng ông Mã-khắc-Tư đã mở mang thời quyền dân với quyền lao-động đã vùn-vùn vụt-vụt như gió thổi, như thủy-triều lên, dầu ai muốn ngăn mà ngăn sao đặng, dầu ai muốn cấm mà cấm sao đặng. Ngọn cờ thần-quyền chắc rày mai cũng bị trận gió văn-minh kia đánh đỗ, mà vách tường hủ-tục cũ chắc củng bị làn sóng văn-minh kia đánh tan.

Thế thời muốn chữa bệnh mê-tín người nước ta, không thuốc gì hơn « trí-thức mới » nửa. Trí-thức mới đó nếu tìm tòi suy xét, thăm cho đến gốc, dò cho tận nguồn, biết tính người là thiêng hơn vạn vật thì không thần gì hơn thần ở tâm, biết nhơn-dân là quí-trọng hơn ma với quan thì không quyền gì hơn quyền lao động. Có óc thì ta dùng sức nghĩ, có tai thì ta dùng sức nghe, có mắt thì ta dùng sức thấy, có tay chân thì ta dùng sức hoạt động, đua khôn đấu mạnh cùng dân các nước đời nay. 20 mươi triệu con Lạc-cháu-Hồng bổng chốc mà tõ ra giống Thần giống Thánh.

Người nước ta có khó gì tự lập đâu vậy nên trong bài thuốc tự lập lại phãi có một vị nầy: « Trí thức mới » một trăm phân trộn vào hoa tự-do không kỳ nhiều ít.