Bước tới nội dung

Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi bốn

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN

Chùa Tây-Hà thục-nữ tới hành hương,

Nơi Lữ-quáng oan gia theo nối gót.

Khi ra tới tĩnh Hải-ninh, Triệu-Dỏng dắc Tiễu-thơ và em là Triệu-Nương lên mướn một khách phòng sạch sẻ, rồi ba chị em ở đó nghĩ ngơi. Qua bữa sau, Thu-Hà nói với Triệu-Dỏng rằng: Cãm phiền Triệu-Quí hửu làm ơn đi kiếm giùm nhà dì tôi là Mả-Thị Phu-nhơn coi ở đâu, đặng đến viến thăm và có nơi đình trú cho phương tiện.

Triệu-Dỏng vâng lời lật đật ra đi, chẳng dè Mả-Thị đã theo chồng đi trấn nhậm phương xa, vì vậy nên ba người phải ở tạm tại Lử-quáng ít ngày đặng lóng nghe tin tức Vỏ-đông-Sơ rồi sẻ toan bề tìm qua xứ khác.

Bữa nọ nhằm tiếc Trung-nguơn, ngày rầm tháng bảy. tại mé Tây-hà có một cảnh chùa rất nguy nga tráng lệ Nào là thiện nam tín nữ, nào là tài tử giai nhơn, xe ngựa nhộn nhàn, sắm sữa trà quã hương đăng, rủ nhau lăng xăng đến chùa, kẻ thì khẩn phước cầu duyên, người thì qui y thọ phái.

Thu-Hà thấy vậy thì nói với Triệu-Nương rằng: Nay nhơn diệp ngày lành tháng tốt, chị em ta dắc nhau lên chùa, trước là bái phật hành-hương, sau là dạo xem phong cảnh cho giải muộn, đó rồi hai chị em mướn xe ra đi. Khi lên tới chùa lạy phật rồi ra hậu đường xem coi, bỗng thấy một bàn hương án sơn son thép vàng rực rở, chính giữa để một bài vị, hương đăng nghi ngúc. Hoa quả tốt tươi.

Thu Hà liền bước lại xem, thấy trên bài vị có khắc một hàng chữ như vầy: « Đông kinh nữ công tữ Bạch-thu-Hà linh vị » thì thất kinh liền kêu Triệu-Nương lại xem và nói: Sự nầy cũng một sự rất lạ, chẳng biết cớ sao ai đem tên tôi vào đây mà thờ phượng như vầy? Nói vừa dức thì thấy một bên có khắc thêm một hàng chữ nhỏ rằng: « Ngự lâm quân đô Húy Vỏ-đông-Sơ phụng lập. »

Thu-Hà với Triệu-Nương ngó nhau sững sờ chẳng biết cớ sao mình còn sống đây, mà Đông-Sơ lại lập bài vị tên mình mà thờ, cũng là một đều rất lạ?

Triệu-Nương nghĩ một hồi rồi nói: « Vậy thì chắc là Vỏ-đông-Sơ tuởng Tiểu-thơ thác rồi, nên mới lập bài vị nơi chùa đặng để làm kỷ niệm, và tam ngươn tứ quí thờ phượng Tiễu-thơ, nếu Tiểu-thơ muốn rỏ căng do, xin hỏi Đạo-trưởng thoàn-sư chùa nầy thì biết.

Kế thấy một vị thoàn-sư phía kia đi tới rồi lại trước Hương-án, đánh ba tiếng chuông và đốt-hương khẩn vái.

Thu Hà bước tới và hỏi: Bạch quá thoàn-sư, chẳng biết Bạch-thu-Hà trong bài vị nầy là ai, và sự tích làm sao, xin thoàn-sư nói cho tôi rỏ.

Thoàn-sư nói: Tôi đây chẳng rỏ, song cách một tháng nay, có quan đô-húy Vỏ-đông-Sơ đến nói: Nử-công-tử Bạch-thu-Hà nầy là người ở Đông-kinh, đã nhảy xuống biễn mà tự-tữ, nên xin lập bài vị nầy nơi chùa, và gởi tiền bạc cho chúng tôi, đặng mua sắm Hương-đăng mà phụng tự

Thu-Hà nghe nói thì ngó Triệu-Nương và gặt đầu rồi day lại hỏi: Vậy bây giờ đây thoàn-sư có biết Vỏ-đông-Sơ ở đâu chăng?

Thoàn-sư nói: Tôi nghe nói người đã đi tuần thủ phía nam quang, chẳng biết chừng nào trở lại.

Thu-Hà nghe rồi liềng cám ơn thoàn-sư và dắc Triệu-Nương trở ra trước chùa, đứng xem phong cãnh, xãy thấy trong đám đông phía kia, có một người đương đứng lom lom xỏ mắt châm chỉ ngó mình, thì sảng sốt hải kinh rồi mặt mày liền tái xanh thất sắc. Xem như một đóa đào hoa đương tốt tươi rực rở dưới bóng dương quang, bỗng chúc nhụy xũ hoa tàng, hồng phai phấn lợi, rồi kêu Triệu-Nương, Triệu-Nương và nói: Cô làm ơn vịnh giùm tôi ra xe cho mau mau.

Triệu-Nương nghe kêu, liềng bước lại nắm tay Thu-Hà, thì tay chơn đều lạnh, Triệu-Nương thất kinh và kêu và hỏi: Tiễu-thơ sao vậy Tiễu-thơ?

Thu-Hà lắc đầu, và mắt ngó qua phía kia dớn giác và nói: cho mau, cho mau vịnh tôi ra xe một chúc.

Khi ra tới xe thì hối tên đánh xe giục ngựa chạy mau, còn mình dựa vào mui, một tay vịnh xe, một tay chận ngang trên ngực, dường như bị chứng kinh tâm, trong ngực rất phập phồng hồi hộp.

Xe chạy một đỗi, Thu-Hà day mắt ngó lại phía sau, thì vùng la lên; biễu chạy cho mau, người ta theo, người ta theo kia kìa.

Triệu-Nương lấy làm lạ, chẳng biết ai theo liền day đầu ngó lại, thì quả nhiên thấy một người đương bương bả theo sau, Triệu-Nương liền hối tên đánh xe chạy đi cho kíp.

Khi xe về tới lữ-phòng, ngó lại thì người ấy đâu mất, đó rồi Thu-Hà xuống xe bước vào phòng, ngồi dựa nơi ghế, sắc mặt buồn hiu, dường như có việc tai biến xảy đến thình lình làm cho tâm thần đều hoãn hốt.

Kế Triệu-Dỏng ngoài cữa bước vô, thấy Thu-Hà mặt mày khác sắc, thì lấy làm lạ, lật đật bước lại và hỏi: Thưa Tiểu-thơ, hôm nay Tiễu-thơ trong mình có đau chứng chi, thì xin nói, đặng tôi kiếm thầy thuốc thang điều trị.

Thu-Hà lắc đầu và nói: Không không, xin Triệu-hữu đừng rước thầy mất công, bịnh tôi ngày nay đây, dẩu cho thánh dược thần-y có đây, thế cũng vô phương điều trị.

Triệu-Dỏng nói: Thưa Tiễu-thơ, hay là Tiểu-thơ có đều chi kinh hải, mà cãm xúc nơi lòng, thời nói cho tôi rỏ. Nếu tôi có thể phân ưu cùng Tiễu-thơ, thì dầu cho thiên lao vạng khổ, tôi cũng chẳng dám từ nan, nếu Tiễu-thơ chẳng chịu tỏ thiệt bày ngay, đễ khi đến việc, thì tính sao cho kịp.

Thu-Hà nghe Triệu-Dỏng nói vậy, thì tầm tư tự nghĩ một hồi rồi trả lời rằng: Triệu-quí-hữu ôi! Nếu Triệu-quí-hửu chẳng nài khó nhọc, thì xin làm ơn mau mau đem tôi qua xứ khác mà thoát thân, nếu ở đây tôi sẻ bị người bức ép buộc ràng, và chắc tôi phải liều thân mà tự tữ một lần nữa.

Triệu-Dỏng nghe thì nhiếu mày và lấy làm lạ rồi hỏi. Ở đây thì sẻ bị người bức ép? Mà xin Tiểu-thơ nói cho tôi rỏ. Người bức hiếp ấy là ai?

Thu-Hà nói: Người bức hiếp ấy là người tôi mới gặp tại chùa Tây-hà, và rược theo tôi khi nảy, nói tới đây, thì dực mình đứng dậy, dớn giắc ngó mông, kế nghe tiếng giày lộp cộp ngoài cữa đi vô. Triệu-Dỏng lật đật bước ra coi ai, thấy hai nguời mặt đồ mã-kỵ xung xăng đi vô.

Triệu-Dỏng liền bước tránh qua phòng kia, đứng núp rình coi, thấy hai người ấy bộ tịch bằng xăn đi thẳng tới phòng Thu-Hà thì dừng chơn đứng lại, rồi cả hai dắc nhau bước vô, Thu-Hà ngó ra thấy người bước vô trước thì thất kinh, té ngồi xuống ghế, rồi ngó lại thấy người bước vô sau là người gặp nơi chùa, thì càng sững sờ và mặt mày thất sắc.

Triệu-nương chẳng biết người trước là ai, song thấy người sau thì tức thì nhìn biết là người rược theo xe khi nảy.

Nguyên hai người nầy, một người là Bạch-xuân-Phương là anh ruột Thu-Hà, còn một người là Vương-Bích là người cưới hụt Thu-Hà khi trước.

Nguyên từ khi Bạch-thu-Hà từ hôn trốn đi, thì Vương-Bích và Bạch-xuân-Phương, dắc nhau đi tìm kiếm khắp nơi. Khi đi tới tĩnh Hải-ninh hai nguời đều vào Lữ-quán thê ngụ.

Bữa nọ Vương-Bích lên chùa dạo xem phong cảnh, xảy gặp Bạch-thu-Hà thì vội vã rược theo. Chừng thấy Thu-Hà vào khách phòng, thì lật đật trở lại thông tin cho Bạch-xuân-Phương hay, rồi hai người dắc nhau tới khách phòng mà kiếm.

Khi Bạch-xuân-Phương thấy Thu-Hà ngồi dựa trong phòng, liền bước vô lấy giọng nghiêm trang quở trách và nói: Thu-Hà, em sao rất tệ, làm cho bối rối đạo nhà. Cớ sao nữa đêm lén bỏ ra đi, mà chẳng chịu vầy duyên cùng Vương-Bích? Trước đã chẳng tuân theo lời gia-huấn, sau là chẳng kể đến luật quan trên, vã lại mình là con nhà trâm anh vọng tộc, mà đem thân lưu lạc giang-hồ, như một đứa hạ tiện nữ lưu kia, thì còn chi gọi rằng một gái khuê môn danh giá? Nay đã có Vương-Bích đây, vậy em phải trở về mà vầy cuộc nhơn-duyên, trước là việc hôn phối sẻ đặng hoàn-thành, sau là tránh tiếng thiên hạ người chê bai nghị luận.

Thu-Hà nghe anh nói vậy, thì sắc mặt buồn xàu, và trả lời rằng: Thưa anh, xin anh chớ nhọc lòng ép buộc, vì em đã quyết ý từ hôn, em nay cũng như bác nước đỗ đi, lẻ nào còn toan bề hốt lại thì sao đặng.

Vương-Bích thấy Thu-Hà chẳng chịu, thì bước tới và nói rằng: Xin Tiểu-thơ hảy hồi tâm xét lại, rồi nghĩ đó mà coi, việc hôn nhơn là một việc đại sự trong đạo cang thường, chớ chẳng phải như việc tầm thường nhỏ mọn. Vả lại khi cưới gã thì đã có quan viên thị chứng, hai bên thân tộc rỏ ràng. Và có sính lễ hôn thơ, tôi còn giử đây đễ làm bằng cớ. Nếu Tiễu-thơ quyết ý từ hôn chẳng chịu, thế thì tôi phải kiêm tương nội vụ mà đầu cáo cùng quan trên. Chừng ấy tôi e cho Tiểu-thơ chẳng những là bị tội bội ước đào hôn, mà Bạch-công-tữ đây là anh của Tiểu-thơ cũng chẳng tránh khỏi tội đồng mưu liêng lụy đó nữa. Tiễu-thơ là người thông minh hào mại, lẻ đâu chẳng rỏ pháp luật triều đình, xin Tiễu-thơ hảy thẩm đoán trầm cơ, nếu đễ cho tồi bại gia-phong, thì còn chi là danh giá của con nhà trâm anh vọng tộc.

Vương-Bích nói rồi, thò tay vào túi lấy tờ tập-nả đưa ra. Thu-Hà thấy tờ tập-nả có chử quan phê, thì thất kinh và tự nghĩ rằng: Nếu mình đễ cho người bất bình sanh sự, một mai kiện tới quan trên, thì ra việc tồi bại gia-phong, và anh mình với mình chẳng khỏi mang đều tội lệ. Nghĩ vậy rồi cái lòng kinh nghi nó đánh giặc với trí khôn, làm cho nét mặt hồng nhan đã hiện ra một vẻ thảm đạm ưu sầu, và hai tròng thu ba đã rưng rưng giọt lệ, kế đó Bạch-xuân-Phương tiếp nói: vậy thì em phải sắm sữa đi theo hai ta, nếu cượng lý bất tuân, thì lập tức ta phải mượn phép quan trên trừng trị, nói rồi bước ra kêu tên quán, biểu đi mướn một cỗ xe ngựa cho hẳn hòi, đặng chở Thu-Hà qua Thái-khê là chỗ của Vương-Bích và Bạch-xuân-Phương thê ngụ. Chổ ấy xa cách tỉnh thành chừng 50 dặm.

Một hồi lâu, nghe tiếng ngựa xe rần rần chạy tới, thấy hai người ngồi trước cỗ xe, một người mặt đồ xanh, và một người đầu đội một cái nón ngựa sụp xuống phủ mặt, và vai choàn một áo tơi đặng để che mưa.

Bạch-xuân-Phương ra hỏi: ngựa ấy chạy hay không?

Tên đánh xe kia nói: thưa quan-nhơn ngựa nầy hay lắm.

Bạch-xuân-Phương thấy ngựa vậm vở thì bằng lòng rồi vội vả trở vô biễu Thu-Hà ra xe tức tốc.

Triệu-nương thấy Thu-Hà ra xe, thì lật đật bước ra, ngó xem tứ phía, có ý kiếm anh là Triệu Dỏng, nhưng chẳng thấy Triệu-Dỏng ở đâu, còn Thu-Hà thì bịnh rịnh Triệu-nương, chẳng chịu rời nhau, vì vậy nên Triệu-nương cũng phải lên xe đi theo, đặng chị em giúp đở nhau trong úc hành trình cho có bạn, còn Vương-Bích với Xuân-Phương hai người đều cởi ngựa chạy theo sau xe mà hộ tống Tiễu-thơ.