Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi ba

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI BA.

Bị trôi nổi một thuyền tuông sóng gió.

Gặp hiễm nguy, hai gái luận tinh thần.

Lúc nầy Triệu-Dỏng đứng trên cồn đá kia, thấy chiếc ghe bị gió, bê lần ra khơi, lắc lại nghiên qua, trồi lên hụp xuống như bong-bóng, thì trong lòng lo buồn hồi hộp, kinh hãi xiết bao, nhưng chẳng biết tính sao, đặng lội theo mà tiếp cứu, còn Thu-Hà với Triệu-Nương ở trên ghe đương ngẩn ngơ lính quính, lại thêm gió dập sóng dồi, phần thì lo sợ cho Triệu-Dỏng đánh với tên kia, chẳng biết thắng bại thể nào, phần thì ghe càng ngày càng trôi ra xa, và sóng càng ngày càng lớn, lượng thì dựng lên trước mũi, dường như xốc đến mà chận ngã đón đường, lượng thì chồm tới sau ghe, dường như áp lại mà dực bườm bẻ lái, nào là cá xà cá mập, vơ vơ vởn vởn lội theo bên ghe, nào là sức ngạt oai kình, vùng vẩy xung xăng, hả miệng trương vi, táp nghe bầm-bập, tuồng như nó đợi người sa cơ thất thế, đang nuốc sống ăn tươi, ấy là một giống dị loại vô tình, thừa diệp mà hại người lương thiện.

Cái cãnh ngộ rất dữ dằn hung hiễm ấy, dẩu cho một đứng anh hùng khí phách, cũng phải táng đởm kinh tâm, huống hồ hai gái liểu yếu đào thơ như Thu-Hà với Triệu-Nương nầy, mà lại gặp lúc vạng trận cuồng phong, thiên trùng nộ lãng như vậy, thế thì cũng phải điên hồn nảo ruột, nhưng Thu-Hà đứng dựa khoan ghe cách tĩnh tề dạng dĩ, rồi day lại nói với Triệu-Nương rằng: « Chị em mình tuy là phận quần xoa nhi-nữ, song cũng biết lấy một tinh thần mạnh mẻ mà đối với cái cảnh ngộ hiễm nguy này cho dạn dĩ vửng vàng, chẳng nên thấy cái cảnh ngộ dữ dằn ấy mà rúng động tâm thần, và đễ sự kinh hải kia lừng lẩy lên mà làm cho xàu gan héo ruột.

Những người như vậy là một người liệc nhược tinh thần, xát thịt chưa chết mà linh hồn đà chết trước là vậy đó, cái chết mà phải nhơn phải nghĩa, thì dám lấy sanh mạng mà liều với sông biển nước non. Song hiềm là hiềm việc chưa đáng chi, mà bởi vì một tôi, mạng vận đảo điên, làm cho hai anh em cô, phải mang đều hoạn họa, thì tôi sao nở yên lòng.

Triệu-Nương nói: Xin Tiễu-thơ chớ ngại anh em tôi chỉ biết lấy sự phò nguy cứu nạn, tựu nghĩa thi ân, mà gánh vát nơi vai, làm một gia tài sự nghiệp, dẩu cho vào sanh ra tử thế nào, cũng chẳng nao lòng núng dạ tôi xét lại cái cảnh ngộ hiểm nguy ấy là một chỗ ngiệc trường của tạo hóa, để đem một trở lực rất khỗ sở dang nan mà nộ nhữngà kẻ yếu vía nhát gan, và hại những người vận cùng mạng bạc; song cũng là một chỗ cao-đẳng học-đường, để mà tập luyện cho dạng dĩ mạnh mẻ cái chí khí tinh thần của kẻ anh hùng cùng người biệt nữ trong thế giới.

Vậy thì cái cảnh ngộ ngày nay đây, là một chỗ nghiệt trường của mạng vận, hay là một chỗ trường học của anh hùng, thì xin phú cho tạo hóa định phân, chí như sự chết mà được một nghĩa vụ với xã-hội nhơn quần, thì tôi xem cái chết ấy dường một mùi ngọt mếng ngon; còn sống mà chẳng ích chi với non nước quê hương, thì xem cái sống ấy chẳng khác chi loài túi cơm giá áo kia vậy.

Thu-Hà nghe Triệu-Nương nói mấy lời thì ngạt nhiên rồi nói: Tôi chẳng dè cô nương là một gái đào thơ liểu yếu mà nói đặng những lời có tư tưởng cao thượng và ý vị thâm trầm, dẩu cho đứng bực tu mi cũng ít người sánh kiệp.

Thu-Hà đương nói chuyện với Triệu-Nương, xãy thấy một lá bườm trắng trắng trong mé cù-lao ló ra, rồi phăn phăn chạy tới, thì hai chị em bèn châm châm mắt ngó, và trong lòng hồ nghi cho ghe của bọn Hoàng-nhứt-Lang rược theo.

Khi chiếc ghe ấy gần tới, thì thấy 6, 7 người ra đứng trên mui ghe, song lúc ấy trăng bị mây án mờ mờ, nên không thấy rỏ, bổng nghe bên ghe ấy kêu lớn một tiếng và hỏi rằng: Tiễu-thơ và hiền mụi bình yên vô dạng.

Triệu-Nương nghe hỏi thì biết anh là Triệu-Dỏng song chẳng biết ghe ấy là ghe nào, kế thấy Triệu-Dỏng bước ra chào mừng hớn hở và nói: Khi tôi đương đứng trên cồn đá, may gặp chiếc ghe chạy ngang qua tôi bèn xin ra đây mà tiếp cứu, ấy cũng một sự may mắng hồng phúc của chúng ta, bây giờ mới đặng chị em nhứt trường tụ hội. Nói rồi Triệu-Dỏng liền nhảy qua ghe sữa sạng bườm chèo tữ tế, rồi thuận gió chạy vào Hãi-ninh đặng dọ thâm tin tức Vỏ-đông-Sơ luôn thể.