Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi lăm

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI LĂM

Cơn lận đận tai qua rồi họa tới

Lúc thình lình, nghĩa củ gặp tình xưa

Lúc nầy trăng sáng mờ mờ, mưa tro pháy pháy. Thu-Hà với Triệu-nương ngồi trong than thở, và sắc mặt dăng phủ một lớp màn sầu, lớp thì lo cho Triệu-Dỏng chẳng biết đi đâu, lớp thì thương cho Triệu-nương vì nghĩa theo mình, mà phải anh em phân rẻ, ngoài trước thì hai tên đánh xe làm thinh lẳng lặng, chỉ lo giục ngựa chạy mau, trong lúc đường vắng canh khuya chẳng nghe chi lạ hơn là nghe những tiếng vó ngựa nó hòa với tiếng bánh xe, bỏ vận kịch kịch re re, chạy nghe rần rần rột rột, làm cho khách hồng nhan lạc bước, nghĩ tới khúc biệt hận ly sầu, thì ngơ ngẩn về đâu, rồi giọt lệ chứa chan, mà phải hồn tiêu phách lạc, chẳng bao lâu xe đã ra khỏi tĩnh thành, và phăn phăn thẳng vào đồng nội, quanh qua lộn lại, chạy ước hồi lâu, ngựa đã đỗ mồ-hôi, mà đường còn xa thâm-thẫm.

Khi chạy tới mé rừng, bổng thấy một cái quán ở dựa bên đường, tên đánh xe nói: xin để ngừng xe nghĩ ngựa một chúc cho khoẻ rồi sẻ đi.

Vương-Bích và Bạch-xuân-Phương cũng đều xuống ngựa và dắc lại cột nơi mé rừng, rồi cả hai vô ngồi trong quán.

Nguyên hai người nầy là hai tay bợm rượu, đã quen theo cuộc tửu điếm trà đình, nên thấy trong quán có đễ ít hồ rượu ngon, hơi bay nực mũi, thì con trùng rượu trong bụng đã rọ rạy bò lên, làm cho hai cậu thấy rượu thì ngứa cỗ bắt thèm, liền kêu tên quán biểu đem một hồ rót ra, rồi hai người chén tạc chén thù, và uống và chuyện trò rỗng rảng.

Kế tên mặt áo tơi ngoài xe bước vô, lại trước hai cậu và nói: thưa nhị vị quan-nhơn, ngựa của nhị vị hôm giờ chạy mệt, vậy để tôi dắc ra sau, kiếm cỏ cho ăn, đặng nghĩ một chúc cho khoẻ rồi sẻ đi cũng chẳng muộn.

Vương-Bích nghe tên kia hỏi vậy, thì nói: ừ, được vậy thì tốt. Nói rồi day lại uống rượu và đàm đạo với Bạch-xuân-Phương.

Tên mặt áo tơi kia lật đật lại mở hai con ngựa dắc ra phía sau rừng, rồi lấy roi đóc mổi con một roi rất mạnh, hai con thất kinh nhảy sãi vô rừng rồi chạy mất; tên ấy liền trở ra xe nói nhỏ với Thu-Hà và Triệu-nương rằng: xin Tiểu-thơ và em ngồi cho vững, đặng tôi giục ngựa chạy mau, bây giờ phải tính kế thoát thân, dỉ đào vi thượng, thì mới khỏi.

Hai cô nghe nói ngó lại, thấy tên ấy là Triệu-Dỏng mà giả dạng mặt đồ theo mấy đứa đánh xe, thì ngạt nhiên chưng hững, Triệu-Dỏng nói rồi liền nhảy lên ngồi trước cỗ xe, quức ngựa một roi, la chạy. ngựa ấy thình lình bị quức một roi, thất kinh nhảy dựng hai chơn trước lên rồi mang xe vục chạy.

Bạch-xuân-Phương và Vương-Bích đương ngồi chuyện trò uống rượu, bỗng thấy xe chạy, lật đật bước ra kêu xe, xe ngừng lại, ngừng lại.

Triệu-Dỏng nghe kêu càng quức ngựa chạy mau, hai người kêu thôi rát họng, mà xe chẳng chịu ngừng, bèn chạy ra sau tính cởi ngựa rược theo, nhưng ngựa đã mất đâu chẳng thấy.

Hai người lính quính đương đứng ngơ ngẩn ngó mông một hồi rồi chạy tuông vô rừng mà kiếm. Còn Triệu-Dỏng ở trước xe, một tay cầm cương, một tay quức ngựa, xe chạy như bay, tên đánh xe kia thấy Triệu-Dỏng đánh ngựa thì nóng ruột nói thôi anh, thôi anh, gò cương cho chạy chậm chậm kẻo đường sá tối tâm, nếu rủi ro đụng hố sụp hầm, ắc chúng ta phải gảy tay lọi cẳng.

Triệu-Dỏng nói: không sao phòng sợ, ta biết cởi ngựa cầm cương, có hề chi mà mi ngại, và nói và quức ngựa trót trót, rồi day lại kêu Tiễu-thơ và nói: Xin Tiểu-thơ và em ngồi cho vững.

Thu-Hà thấy Triệu-Dỏng giả dạng và thiết kế mà cứu mình, thì khắp khởi mừng thầm, nhưng còn sợ một nỗi hai người kia rược theo, nên và ngồi và day lại ngó chừng đàng sau, mà trong lòng rất phập phòng hồi hộp.

Khi ra khỏi rừng rồi, thì trời trong trăng tỏ, hai bên đường thì bụi cây lúp xúp truyền núi thấp cao, chạy đặng một đỗi xa xa, xãy thấy một cây đại thọ sùm sề, và đường phân ba ngã; một ngã chạy qua Nam-quang, còn một ngã chạy qua phía Tây-bắc, Triệu-Dỏng đứng trước cỗ xe ngóng coi một hồi rồi nói: Nếu chúng ta chạy ngã đại lộ Tây-bắc thì đường sá dể đi, song sợ Vương-Bích và Xuân-Phương rược theo, vậy phải chạy qua ngã Nam-quang đặng kiếm chổ mà ẩn thân đào nạn thì mới tiện.

Tên đánh xe kia nói: Trời ôi! đường qua Nam-quang, bụi bờ gay trở, rừng núi hiễm nguy lắm, nếu đi đường đó thì ắc xe gãy ngựa què, gia tài tôi có con ngựa với cái xe, để mà độ nhựt kiếm ăn, nêu anh biểu đi đường nầy, đặng hại tôi cho chết đói sao? Tôi không đi đâu.

Triệu-Dỏng nghe nói nỗi xung, trợn mắt lườm lườm như khu chén, ngó tên đánh xe kia và nói: Xe mi đã cho ta mướn, thì ta đặng phép làm chủ trong lúc hành trình, ta biễu sao mi phai nghe vậy, nếu mi-nghịch ý chẳng tuân ta đạp mi xuống xe cho cọp ăn, chừng ấy mi đừng oán trách, nói vừa dức, bỗng thấy trong bụi cây lúp-xúp, ló ra hai ngọn đèn nhắp nhán sáng lòa, hồi đầu còn thấy xa xa, phúc chúc đã lần lần đi tới.

Triệu-Nương bèn kêu Triệu-Dỏng và chĩ và la: Anh, anh, đèn nhà ai lấp ló trong bụi kia cà, hay là đèn ma nó hiện ra đó vậy?

Triệu-Dỏng với tên đánh xe vừa ngó lại, thì thấy hai ngọn đèn ấy quả thiệt lần lần đi tới, kế nghe rống lên một tiếng giậy đất vang rừng, chừng ấy mới biết hai ngọn đèn đó là hai con mắt cọp, nó phóng xạ hào quang nên chiếu ra như đèn thiệt kia vậy, tên đánh xe kia thất kinh la lên, trời ôi! Cọp cọp kia kìa, và nói và rung như thằng-lằng đức đuôi. Thu-Hà và Triệu-nương cũng đều kinh hải.

Triệu-Dỏng nói: Có tôi đây không sao phòng sợ, kế con ngựa nghe oai cọp rống, thì oãn hồn vục nhãy như bay.

Triệu-Dỏng đứng trước cổ xe, hai tay nắm cương và nói: Tiễu-thơ và em ngồi cho vững, nói rồi day lại hai tay gò cương chừng nào, thì con ngựa càng nhãy rột rột chừng nấy, còn xe thì lắt lại nghiên qua, vồng lên sụp xuống như tuồng muốn lật.

Tên đánh xe kia hoãn vía kinh hồn, mặt mày tái lét, kế cây gọng xe bên hữu súc ra, một đầu rớt xuống lòng thòng dưới đường, đụng đất nghe khua lốp bốp, con ngựa bị cây gọng lớp đập vào hông, lớp va vô cẳng, hoản kinh ngóng cổ ngay đui rồi nhảy nghe vục vục như tên bay, hai cánh tay Triệu-Dỏng mạnh mẻ như thần, nhưng gặp nhằm con ngựa nầy là ngựa tơ, vóc dạng lớn cao, sức lực rất nên hùng tráng, chẳng kễ yên cương, không kiên kiều khấu, nên Triệu-Dỏng gò cương trì lại chừng nào, thì càng lôi xe lước bánh mà chạy chừng nấy, hai bàng tay Triệu-Dỏng bị nắm cương kềm thúc, đã mỏi rục phồng da, và nóng hực như lữa, miệng thì kêu tên đánh xe kia, biễu coi chừng kẻo đức dây lôi, song tên kia sợ té, hai tay nắm xe chắc cứng, còn miệng thì la chết chết như gỏ thoi.

Thu-Hà và Triệu-nương trong xe thấy vậy cũng hoãn kinh, song hai người đều nống trí dằng lòng, lẳng lặng làm thinh, để cho Triệu-Dỏng tĩnh tề đặng lo mà kềm chế con ngựa.

Lúc nầy ngựa đã chạy mập miếng mập mồm, và mình thì đỗ mồ hôi như tấm. Bổng nghe Triệu nương kêu; Anh anh, phía sau có người ta cởi ngựa ruợt theo kia kìa.

Triệu-Dỏng nghe nói ngó lại, thì thấy xa xa quã có hai người đương giục ngựa chạy tới như dông.

Thu-Hà thất kinh kêu Triệu-Dỏng và nói: Trời ôi! nếu anh tôi và Vương-Bích rượt theo, thì chúng ta ắc không thế gì mà trốn khỏi.

Triệu-Dỏng nói: Xin Tiểu-thơ chớ lo tới đâu hay đó, kế thấy trước đường có một cái cầu bắc ngan qua sông, hai đầu cầu có xây bốn cây thạch trụ.

Triệu-Dỏng bèn ráng sức gò cương đặng nhắm thế qua cầu, song gò cương chừng nào, thì ngựa cũng nhãy rột rột như giông chừng nấy. Triệu-Dỏng thất kinh và tự nghĩ rằng nếu ngựa nhảy như vầy, thì qua cầu ắc có rũi ro nguy hiễm lắm, nhưng đương lúc tâm thần rối loạn, chẳng biết tính sao, chĩ lo sữa ngựa kềm cương, rồi đánh liều nhắm ngay giữa cầu mà chạy, và kêu Thu-Hà với Triệu-nương biễu phải vịnh xe cho chắc, hễ nghe la nhảy thì nhảy cho mau, còn phía sau hai người cởi ngựa rượt theo, rần rần chạy tới, bổng nghe tiếng kêu vẵn vẵn sau xa. Xe xe, ngừng lại, ngừng lại.

Thu-Hà thấy cái cảnh ngộ rấp tới sau lưng, và cái tiền đồ hung hiễm trước mắt, thì ngồi trong xe mà thầm than rằng: Trời ôi! cái cảnh ngộ gì mà bức trắc dang nan như vầy, trước thì có sông cầu cảng trở, sau lại thêm người ngựa rượt theo, chẳng biết cái thân nầy có tội lỗi chi với tạo hóa thiên công, nên ngày nay khiến cho nợ hoan gia nó cứ theo mải mải.

Ớ ngựa kia ôi! ta cùng mi vốn không thù hận, cớ sao mà mi sanh chứng ác nghiệt dữ dằn? Mi chạy đi đâu mà chẳng kễ bờ bụi yên cương? Mi chạy đi đâu mà chẳng kễ tiền đồ nguy hiễm đó vậy? Hay là mi quyết đem ta mà bỏ vào chốn cùng đồ tuyệt mạng, hay là mi quyết đem ta mà xô vào nơi vực thẫm sông sâu đó chăng? nên mi vội vả lước dặm băng ngàng, mà nhảy không ngừng vó, đó vậy?

Thu-Hà than vừa dức lời, thì thấy ngựa và xe đã nhãy lấng lên cầu, kế nghe bánh xe đụng, vô trụ đá cái rầm, Triệu-Dỏng la nhảy một tiếng rất lớn, thì xe và ngựa đã nhào lăng xuống sông, xe văng một nơi, ngựa trôi một phía.

Ôi! thãm thay cho Thu-Hà với Triệu-nương là hai gái, mình hạc xương mai, thân bồ vóc liểu, mà gặp một tai nạn rất dữ dằn xảy đến thình lình, như sấm nổ sét văng, thì nghĩ sự chết sống con người, xem nhẹ như mảy lông, và lẹ dường nháy mắt.

Ôi! thãm thiết thay cho Thu-Hà là một gái giai nhơn tuyệt sắc, mà bị cái thời ma vận quỉ, nó cứ đeo đủi xui dục vào chốn biễn nghiệt thành sầu, nó khiến cho gặp cái trở lực rất khốn khổ đảo điên, gặp một cảnh ngộ rất dan trưng hung hiễm, lúc dưới biễn thì bị sóng dồi gió dập, khi lên bờ thì bị cãng trước ngăn sau, thương cho chúc phận thơ đào; mới lên khỏi biễn lại nhào xuống sông! nên sách Tàu có câu rằng:

[1]Ốc lậu cánh trùng liêng dạ vủ,
Thuyền trì hựu ngộ đã đầu phong.

Trong lúc tai lâm nạn chí, phách lạc hồn phi, kế hai người cởi ngựa rượt theo vừa tới, bổng thấy phía trước xe ngựa đều nhào xuống sông, thì thất kinh giục ngựa sải đến như bay, chừng tới đầu cầu thấy một người té trên động cát, còn một người đương chới với giữa sông, người cởi ngựa ấy tức thì nhảy xuống lội ra, vớt đem vô bờ, và day lại nhìn mặt xem coi, thì sửng sốt tâm thần, và rất nên khinh dị, rồi một tay ôm người ấy đễ trên đầu gối, còn chơn kia thì quì xuống bãi cát và la lên rằng:

Uã nầy Bạch-thu-Hà phải chăng? Uã này tình-khanh phải chăng? Thu-Hà nào đã trầm thân tự tữ? Còn Thu-Hà nào nay lại gặp đây?

Thu-Hà nghe hỏi dực mình, ngó lại thì cái trí mơ màng kinh sợ khi nảy làm cho nàng ngơ ngẩn như giấc chiêm bao, rồi tức thì la lên: Uã Vỏ-đông-Sơ! Uã lang..... tới đây muốn kêu lang quân thì nghập ngừng mà nính lại, rồi liền chờn vờn đứng dậy, lấy tay xô Đông-Sơ dang ra, và nét mặt lộ ra một cách rất lơ là buồn bực, dường như một người ngui lòng rủng chí, bạc ước vong tình, rồi cúi mặt làm thinh, chẳng nói chi hết.

Kế Triệu-Dỏng dưới nước trồi lên, thấy thì tưởng Bạch-xuân-Phương với Vương-Bích, nên lật đật bương bã lội vô, chừng lại gần thấy Vỏ-đông-Sơ thì mừng quính và la lên rằng: Uã Vỏ-ân-huynh, Ân-huynh ở đâu rượt tới, thình lình, làm cho tôi thất kinh, tưởng Bạch-xuân-Phương nên đánh xe chạy hoản.

Đông-Sơ thấy Triệu-Dỏng và Triệu-nương thì mừng rở chào hỏi lăng xăng, và nói: tôi đi tuần vãng phía Tây-bắc trở về, dọc đường thấy xe, ngở là xe của bọn gian nhơn, nên giục ngựa rượt theo, chẳng dè ngày nay chúng ta thình lình, mà đặng nhứt trường tụ hội, thì cũng là một cuộc rất hân hạnh kỳ phùng, làm cho những sự mơ tưởng ước ao bấy lâu, nay thoạt nhiên đổi ra một cảnh ngộ rất vui lòng toại chí.

Triệu-Dỏng day lại Thu-Hà và hỏi: Tiểu-thơ có hề chi chăng?

Thu-Hà nói: không sao, kế nghe phía bên đầu cầu có tiếng rên la, Đông-Sơ với tên bộ-hạ và Triệu-Dỏng lật đật chạy lại coi ai, thì thấy tên đánh xe nằm dưới đầu cầu, hai tay ôm chơn và rên và nói:

Trời ôi! thời vận mạt rồi, gia tài rụi hết, ý ôi! ai khiến cho tôi rủi ro đến thế, gặp chi cái mối ác nhơn, ý ôi! đã làm cho xe gảy ngựa què, mà còn bị quẹo tay lọi cẳng nữa chớ.

Trời ôi! tôi đã nói đường đi gay trở, mà còn một hai cải sước chẳng nghe, may không chúc nữa ngựa đạp xe đè, chắc phải dập sương lòi ruột mà chết, ôi, ôi, hại tôi chi vậy, chuyến này tôi lãnh cái tay cáng vá, với cái cẳng cà khiêu nầy đem về mà báo hại vợ con, ắt nó chưởi nghe không hết.

Triệu-Dỏng nghe nói lật đật bước lại đở lên, thì thấy chẳng chi trọng bịnh cho lắm, duy thấy tay thì cong cong cáng vá cẳng thì nhắc nhắc cà khiêu, lưởi chắc chắc như thằng-lằng, còn miệng la đau đau như seo-séo đó thôi.

Đó rồi Triệu-Dỏng hỏi Đông-Sơ rằng: Từ khi ân-huynh cách biệt đến nay, chẳng biết ân-huynh đi đâu, xin nói cho em rỏ?

Đông-Sơ nghe hỏi thì trả lời rằng: Từ khi tôi phụng mạng tuần dương, dẹp yên hải khấu, rồi trở về gặp hiền-hữu tại sông Nhĩ-hà. Đó rồi về đông-kinh dưng địa-đồ tỉnh Quảng-Đông cho Lê-công, chẳng dè gặp thơ-đồng trao thơ cho tôi, nói rằng Tiểu-thơ bị anh là Bạch-xuân-Phương ép gả cho Vương-Bích, nên Tiễu-thơ không chịu, bèn trốn qua Hải-ninh. Lúc đó tôi tính qua Hải-ninh đặng tìm Tiểu-thơ. Kế có thánh-chỉ sai tôi đi tuần thủ Nam-quang. Khi đi ngang qua Quảng-yên, nghe nói Tiễu-thơ lạc vào Sơn-động. Vì vậy nữa đêm tôi lên thám sơn-động đặng tìm kiếm Tiễu-thơ.

Triệu-Dỏng hỏi: Khi ân-huynh lên Sơn-động có gặp Tiễu-thơ không?

Đông-Sơ nói: Khi tôi lên sơn-động có gặp tên chủ sơn-động là Hoàng-nhứt-Lang. Người nầy cũng là một tay anh hùng hão hớn. Người bèn dắc tôi ra Thạch-đình đặng hội diện cùng Tiễu-thơ, chẳng dè Tiễu-thơ để lại một phong thơ nói rằng nhảy xuống biễn mà trầm thân tự tữ. Vì vậy tôi tưởng Tiễu-thơ đã thác, bèn đến chùa Tây-hà. thiết lập bài vị đặng đễ phượng tự Tiễu-thơ. Chẳng dè Tiểu-thơ còn sống mà ngày nay đặng gặp tại đây. Vậy thì chưa rỏ duyên cớ thễ nào, xin hiền-hữu thuật lại cho tôi nghe thữ.

Triện-Dỏng bèn thuật khi cứu Tiểu-thơ tại Thạch-đình rồi đưa thẳng qua Hải-ninh tìm gì mà không gặp, bèn vào Lữ-quán đình trú, kế đó lại gặp Bạch-xuân-Phương và Vương-Bích bắc Tiểu-thơ lên xe chở đi. Vì vậy tôi phải thiết kế giả làm tên đánh xe mà cứu Tiễu-thơ thoát khỏi.

Đông-Sơ nghe rồi lấy làm mừng rở và cám ơu Triệu-Dỏng vô cùng. Rồi nói: Cảm phiền hiền-hữu kiếm coi nhà ai gần đây, đặng dắc Tiễu-thơ và Triệu-nương tạm vào ngơi nghĩ một chúc.

Triệu-Dỏng liền bước lên cầu ngóng xem bốn phía, xảy thấy có một cái nhà ẩn ẩn trong chòm cây, ở gần mé lộ, thì chĩ cho Đông-Sơ, đó rồi các anh em đều dắc nhan vào nhà gỏ cữa.



  1. Nghĩa là nhà dột lại gặp mưa dào, ghe chạm lại gặp gió ngược