Bước tới nội dung

Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ hai mươi ba

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI BA

Tướng Tây-sơn đem binh cãn lộ,

Nguyễn-hửu-Thoại rủi bước mang tai.


Đây nói qua chuyện một quan Caoman trấn tại địa phận gần núi Tà-lơn, nghe tin báo rằng: bọn Nguyển-hữu-Thoại băng theo đường rừng đi qua Xiêm-quốc, thì muốn kiếm thế lập công với giặc Tây-sơn, liền sai người thông tin cho quan Tây-sơn ở tại Nam-vang (Pnompenh) hay mà nói rằng:

— « Nguyển-hửu-Thoại là tướng của Nguyển-Ánh, khi trước có đem binh lên Caoman mà kháng cự cùng binh Xiêm, rồi giao hòa cùng tướng Xiêm là Chất-Tri, nên bây giờ qua Xiêm đặng xin binh cứu viện. »

Quan Tây-sơn là Huỳnh-công-Thiệu liền hạ lịnh sai một tướng lên hiệp với quân Caoman, tại địa phận Tà-Lơn, rồi đem quân theo đường qua Xiêm, đặng truy tầm Nguyển-hửu-Thoại mà nả-tróc.

Lúc bấy giờ anh em Nguyển-hửu-Thoại, chỉ lo giục ngựa buông cương, nhắm đường qua Thành-đô Vọng-các thẵng tới, ban ngày thì băng rừng lước buội, xuống trãng lên đèo, giải nắng dầm mưa mà đi, chẳng biết bao nhiêu là thiên lao vạn khổ, ban đêm thì kiếm mấy chổ gò cao đồng rộng, hoặc mấy nơi sơn-tự thạch-bàn, đặng mà đình trú nghĩ ngơi, chớ chẳng dám lân la với xóm làng của quân Caoman cho lắm, thật là cái thân xung nguy mạo hiểm, bề ngoài đã cực khổ chẳng biết bao nhiêu, lại còn bề trong thì đeo mang một tấm lòng ái-quốc ưu-quân, ngày như đêm, năm như tháng, những mãng xăn xăn xít xít trong trí khôn, không có cơn nào ngớt được. Thật là:

Ngổn ngang trăm mối tơ vò,
Nổi thương vì nước nỗi lo dậm trường.

Từ khi các anh em Nguyển-hửu-Thoại phụng mạng Nguyển-Vương, lảnh cái trách nhậm rất nặng nề, rất ngay hiềm nầy, mà sang qua Xiêm-quốc, đi chưa đặng hai phần đường, mà đã gặp nhiều cảnh ngộ rất dử dằn, rất gian nan khổ sở, lại nhiều khi phải đói cơm khát nước, bõ ngủ quên ăn, nhưng một cái khí phách anh hùng với cái tinh thần nghị lực, cũng cứ chắc như đá, vững như đồng, không bao giờ để cho nguôi lòng rủng chí, dẫu mà hi-sanh tánh mạng, cũng đành dạ cam lòng, miển là lo gánh vát cái trách-nhậm, mỗi người cho hoàn toàn, đó là một phận sự đối với nước nhà, đối với vua chúa.

Nguyển-hửu-Thoại vừa đi vừa nghĩ, chẳng biết lúc bấy giờ đức Nguyển-Vương chạy ra cù lao Phú-quốc có được bình yên vô sự chăng? thật là quang hà cách trở, tôi chúa lạc lài, muôn dậm hồn quê, vơi vơi cố quốc, rồi nhớ tới vợ là công chúa Ngọc-Duệ trấn thủ đồn Bình Hóa tại Biên-hòa, chẳng biết lành dử thế nào trong lúc chiến tranh ly loạn? thế thì công chúa ở nhà cũng ngày đêm trông đợi, mỏi mắt phương trời, thơ Nhạn tin Hồng, biết ai nhắn nhủ, thật là một lòng vì nước, quản bao sương-tuyết dậm trường, nghảnh mặt trông chừng, biết đâu là quê hương xứ sở.

Khi mấy anh em của Nguyển-hửu-Thoại lên khỏi địa phận núi Tà-Lơn một đổi, kế tới ngã ba, Nguyển-hửu-Thoại bèn gò cương ngừng ngựa, day lại nói với Trần-xuân-Trạch và Cao-phước-Trí rằng:

— Chúng ta đến đây, đường phân hai ngã, một ngã đi lên miệt Biển-Hồ, rồi đổ qua Bắt-tâm-Băng, ngả ấy thì xa mà dể di, còn một ngã lên Đèo-xuyên-bù-nốc, rồi đi tắc qua Xiêm thì gần, nhưng mà đường đi núi non hiểm trở, đèo ải gay go, vậy hai anh em liệu coi phải đi ngã nào phương tiện.

Trần-xuân-Trạch ngẫm nghĩ một hồi rồi nói rằng:

— Vậy thì anh em ta noi theo con đường lên Biển-Hồ mà đi, tuy xa một chút, mà đường sá dể đi.

Cao-phước-Trí nói:

— Đường lên Biển-Hồ thật là bằng thẳng dể đi, nhưng mà đường đó sợ có quân Tây-sơn tuần phòng tế soát, theo ý tôi tưỡng; Chi bằng chúng ta noi theo đường đèo Xuyên-bù-nốc mà đi, tuy núi non hiểm trở, nhưng mà khỏi sợ ai tế soát tuần phòng, ban ngày chúng ta vượt núi trèo đèo, ban đêm chúng ta chịu khó nằm bờ ngủ bụi, như vậy mà yên hơn là làm bia cho quân Tây-sơn truy tầm cản trở.

Nguyển-hữu-Thoại suy nghỉ rồi day lại nói rằng:

— Cao-hiền-đệ nói vậy rất hiệp ý ta. Vậy thì chúng ta cứ theo đuờng đèo Xuyên-bù-Nốc mà đi cho tiện. Nói rồi các anh em đều quày ngựa qua đường ấy bôn-ba thẳng tới.

Đây nhắc lại khi quan Tây-sơn là Huỳnh công-Thiệu sai tướng lên hiệp với quân Caoman, rồi dẫn một đội quân hơn năm chục, gươm giáo súng ống đều đủ, và phân làm hai tốp, mot tốp thì ngăn đón đường lên Biển-Hồ, còn một tốp thì tuần phòng theo đèo Xuyên-bù-Nốc.

Khi anh em Nguyển-hửu-Thoại lên tới đèo Xuyên-bù-Nốc, ngó lên thấy cao san tuấn lãnh, dòm xuống thấy vực thẳm khe sâu, gộp đá cheo leo, sường non dựng ngược, xem lại con đường uốn éo quanh co, hình như một con rắn rất dài, nằm dựa theo bên hông núi.

Lúc bấy giờ Trần-xuân-Trạch bước lại đứng bên lề đường, dòm xuống thấy một vực sâu thăm thẳm, hơn mấy mươi trượng, thi giựt mình thối lại, rồi kêu mấy anh em mà nói rằng: Cái đèo nầy nguy hiễm lắm, các anh em chẳng nên giục ngựa chạy mau, và day lại kêu quân mà dặn rằng:

— Chúng bay phãi đễ ý đề phòng, từ từ mà tới, chẳng nên chạy mau, nếu rủi sẩy bước sa chơn xuống chổ vực nầy, thì ắc là thịt nát xương tan không còn một miếng.

Đó rồi các anh em đều gò ngựa kềm cương, từ từ di tới.

Kế thấy một tốp quân Caoman hơn ba chục đứa, trong núi rần rần kéo ra, rồi chận đường cãn lại, trong đó lại thấy một tướng Tây-sơn và hai tướng Caoman đều cởi ngựa đứng trước.

Nguyễn-hữu-Thoại thấy thì biết tướng Tây-sơn hiệp với tướng Caoman tìm mình mà bắt. Ba anh em liền rút gươm ngừng ngựa, đễ coi chúng nó làm gì.

Tướng Tây-sơn thấy Nguyển-hữu-Thoại thì biết mặt, bèn kêu lớn mà nói rằng:

— Nguyễn-hữu-Thoại ngươi muốn băng theo ngã nầy qua Xiêm mà cầu binh cứu viện, song sự ấy chúng ta đã biết rồi, vậy thì ngươi chẵng cần nhọc công vô ích, vì ngươi không thế gì qua khỏi đèo nầy. Vậy ta khuyên ngươi hãy về đầu chúa ta là Tây-sơn Nguyễn-Nhạc, thì ngươi sẽ đặng lộc trọng quyền cao, và cái chức tướng quân ngươi sẻ có trong tay, nếu ngươi là người thức thế tri thời, thì lựa chúa mà thờ, ta không cần nói nhiều, xin ngươi tự liệu, còn như ngươi chẳng chịu nghe lời ta, thì dầu ngươi có tài độn địa thăng thiên, cũng không thế gì qua khõi cái đèo nầy cho được.

Nguyễn-hữu-Thoại nghe rồi liền trã lời cách khẵn khái rằng:

— Những lời người khuyến dụ đó, đễ mà khuyến dụ những đứa đê tiện tiểu nhơn, và những bọn tham ô tướng sỉ thì được, chớ như ta chẳng phải là kẽ tham phú phụ bần, và cũng chẳng phải người đồ danh háo lợi, lỗ tai ta không thèm nghe những lời phi lý, lương tâm ta chẳng hề ưa những tiếng phi ân ấy đâu, một hòn máu đõ trong trái tim ta, đối với chúa ta, vẩn hừng hực như mặt trời phía đông, chẵng hề phai lợt, dẩu mà tan xuơng nát thịt, ta cũng chẳng đổi dạ dời lòng, và ngươi phải biết rằng một đứng liệt sỉ trung thần, xưa nay chẵng khi nào chịu thờ hai chúa.

Vậy nếu ngươi là một người có gan đởm anh hùng, thì nguơi hảy mở đường thong thã cho ta đi, bằng ngươi là kẽ nhát gan, thì cây gươm nầy sẽ thay mặt cho ta mà đối đáp cùng ngươi, còn ta thì không cần nói một lời chi nữa với một người không anh hùng khí phách.

Tướng Tây-sơn nghe nói thì lửa giận phừng gan, liền truyền cho hai tuớng Cao-man và quân nhơn áp lại nã tróc Nguyển-hữu-Thoại.

Nguyển-hữu-Thoại, Trần-xuân-Trạch và Cao-phước-Trí đều tuốt gươm cự chiến một trận rất dử, còn quân Cao-man ba phía áp tới phũ vây.

Nguyển-hữu-Thoại một tay cầm trường thương, một tay cắp đoãn kiếm, tã xông hữu đột, lớp thương đâm, lớp dao chém, xung xăng như một con sư tữ vùng vẩy ở giửa trùng vây.

Hai tướng Cao-man xốc lại đâm nhầu Nguyển-hửu-Thoại, Nguyễn-hữu-Thoại một tay cầm thương thích tên tướng Cao-man một cái, té nhào xuống ngựa, còn một tay hươi gươm chém sã tướng kia một gươm ngang vai, máu ra lai láng, tướng nầy thất kinh giục ngựa chạy liền, Nguyễn hữu-Thoại rược theo bồi thêm một thương chết tươi, rồi giục ngựa lước tới, đặng chạy thoát qua đèo, chẵng dè tướng Tây-sơn núp bên gộp đá, thấy Nguyển-hữu-Thoại chạy qua, liền rường súng bắn ra một phát, trúng đùi con ngựa của Hữu-Thoại.

Ngựa nầy bị một mũi súng rất đau, hoãn kinh vụt cất bốn vò nhảy ra lề đường, Nguyển-hữu-Thoại thấy ngựa nhảy ra ngoài vực sâu, liền hai tay gò cương giựt lại một cái, nhưng rũi thay hai cẳng trước con ngựa đã sụp vào mé vực, rồi nhũi đầu xuống, chỗng đít lên, tức thì Nguyển-hữu-Thoại vừa người vừa ngựa, đều nhào lăng xuống một cái vực sâu thâm thẩm hơn mười mấy trượng.

Cao-phuớc-Trí thấy liền la lên một tiếng trời ôi! Nguyển-Huynh đã bị sa xuống vực sâu kia rồi.

Trần-xuân-Trạch nghe liền thôi đánh, nhảy ra đặng lại cứu Nguyển-hữu-Thoại, nhưng không thấy Nguyển-hữu-Thoại ở đâu, chĩ thấy đá đơm chởm chởm, vực thẩm mù mù, dầu cho mình sắt da đồng, mà sẩy bước vào đây, thì cũng phải xương tàn cốt rụi, kế thấy dưới xa, thây nằm một đống, người ngựa ngổn ngang, thì biết Nguyển-hữu-Thoại đã chết rồi, không thế cứu đặng, ôi! thãm thay cho Nguyển-hữu-Thoại, mạng xuống suối vàng, hồn theo mây bạc, trong lúc vận nước gian nan, mà mất một tướng tài thì biết bao là uổng.

Tướng Tây-sơn với hết thảy quân Caoman, thấy Nguyển-hửu-Thoại, vừa người vừa ngựa, nhào xuống vực sâu, thì đều ngó sững sờ, còn Trần-xuân-Trạch với Cao-phước-Trí thấy cái cãnh ngộ hung ác như vậy, thì xiết bao là ruột héo gan xàu, rồi đứng mà ngẫn ngơ hồn phách.

Thảm thay cho Nguyễn-hữu-Thoại là một viên kiện tướng cũa đức Nguyển-vương, trí dỏng gồm tài, côn quyền đủ sức, rủi thay cho gặp lúc thời nguy vận kiễn, hoa chí tai lâm, sa cơ một phút mà phải tuyệt mạng nơi chổ vực thẩm khe sau nầy, thì nghĩ mà đau đớn mà thảm buồn, cho sự sống thác của con người như bọt nước ngoài sông, ngọn đèn dưới gió.

Đó rồi Trần-xuân-Trạch với Cao-phước-Trí dục ngựa lước tới đánh với quân Caoman một trận rất dữ, nhưng họa vô đơn chí, phước bất trùng lai, kế Cao-phước-Trí lại bị quân Caoman thích nhằm một thương té nhào xuống ngựa, Trần-xuân-Trạch thấy Cao-phước-Trí thác rồi, còn quân Caoman thì đông, lại có tướng Tây-sơn đốc suất, nên không thế thắng nỗi, rồi phải quày ngựa chạy lui, quân Caoman được trớn rần rần rược theo, quyết bắt cho đặng.

Trần-xuân Trạch thấy tướng Tây-sơn đem binh Caoman rược theo rất gấp, không thế chống nỗi thì tự nghỉ rằng:

Nguyển-huynh bây giờ đã bị rũi ro mà giữa đường tuyệt mạng, còn binh Caoman thì truy cãn theo sau, không thế gì đi được. Vậy ta phải trở về báo tin ấy cho đức Nguyễn-vương hay, đặng liệu định thế nào, kẻo người nhọc lòng trông đợi, đó rồi đi với ba tên quân ngày dêm băng rừng lướt bụi trở về Hà-tiên rồi vượt qua Phú-quốc đặng tìm theo đức Nguyển-vuơng mà phục mạng.

Lúc bấy giờ Nguyển-vuong với cung quyến và các tướng tùy tùng, đương ở tại cù-lao Phú-quốc đặng chờ coi Nguyển hữu-Thoại đi viện binh Xiêm thế nào.

Bữa nọ ngài đương ngồi bàn nghị quốc sự với các tướng, bổng thấy Trần-xuân-Trạch bước vào ra mắt.

Nguyễn-vương liền đứng dậy bước tới vội vã hõi rằng:

— Sao ngươi đi cùng Nguyển-hửu Thoại qua Xiêm xin binh cứu viện, đắc thất thế nào? còn Nguyễn-hữu-Thoại với Cao-phước-Trí ở đâu, cớ sao chẳng thấy.

Trần-xuân-Trạch tâu rằng:

— Tâu chúa-thượng, Nguyển-hữu-Thoại và hai tôi khi vâng lịnh chúa-thượng lên tới Caoman, bổng gặp một đội quân Annam, nói rằng quân Tây-sơn đã đem binh đánh với Hồ-văn-Lân một trận phía trên Châudoc, nhưng Hồ-văn-Lân thất trận, rồi quân Tây-sơn kéo lên mà bảo hộ Caoman.

Nguyển-Vuơng nghe nói thì sẩu mặt ngó Trần-xuân-Trạch và hỏi cách nóng nảy rằng:

— Hồ-văn-Lân đã bại trận, quân Tây-sơn đã lên bảo hộ Cao-man rồi sao?

— Tâu chúa-thượng, quân Tây-sơn đã bảo hộ Caoman rồi, và vua Cao-man đã phục tùng theo nó. Không dám chống cự chi hết.

— Rồi sao nữa? các ngươi đã qua Xiêm chưa?

— Tâu chúa-thượng, chúng tôi đi mới đặng hai phần đường mà thôi.

— Sao lại đi mới đặng hai phần đường mà thôi?

— Tâu chúa thượng, chúng tôi đi mới khỏi núi Tà-lơn một đổi, vừa qua đèo Xuyên-bù-nốc, xảy gặp tướng Tây-sơn hiệp với Caoman đem binh ngăn cản.

— Vậy thì các ngươi phải trở về, không đi đặng sao?

— Tâu chúa-thượng, chúng tôi phải cự chiến cùng nó một trận tại đèo Xuyên-bù-nốc.

— Nguyển-Vuơng nghe nói liền nheo mày mà trong lòng hồi hộp rồi hỏi tiếp rằng:

— Các ngươi cự chiến thắng bại thể nào? hảy nói mau cho ta rỏ.

Trần-xuân-Trạch rưng rưng nước mắt và nói rằng:

— Tâu chúa-thượng, quan Chưỡng-dinh Nguyễn-hửu-Thoại cự chiến cùng nó, giết chết hai tướng Caoman, chẳng dè tướng Tây-sơn núp trong kẹt đá bắn trúng con ngựa của Nguyễn-hửu-Thoại một mủi súng, ngựa ấy thất kinh, liền nhảy một cái trợt cẳng ra ngoài lề đường, rồi vừa người vừa ngựa sa vào vực sâu mà thác.

Đức Nguyễn-Vương nghe nói tới đây, dường như một tiếng sấm sét nổi chạt vào tay, làm cho cả tòa lương tâm đều phập phồng rúng động và rất kinh ngạt rồi hỏi lớn rằng:

— Nguyễn-hửu-Thoại sa vào vực thẩm mà thác rồi sao?

Trần-xuân-Trạch lấy khăn lau nước mắt và nói:

Tâu chúa-thượng, Nguyển-hửu-Thoại đã táng mạng nơi chổ vực sâu đó rồi! Lúc bấy giờ Cao-phước-Trí và tôi thấy vậy quyết liều sống thác, liền xốc lại đánh nhầu với quân Caoman một trận đặng trả thù cho quan chưởng dinh, nhưng quân Cao-man áp tới rất đông. Kế Cao-phước-Trí lại bị thương mà thác, vì vậy nên tôi phải lật đật trở về đặng báo tin cho chúa-thượng rõ.

Đức Nguyển-Vương nghe rồi bèn dậm chơn một cái, và trong lòng dường như bị một vít thương rất nặng làm cho ngài phải đau đớn cả vừa gan ruột, bủng rủng cả vừa tay chơn, tức thì ngồi xiểu nơi ghế, rồi rưng rưng giọt lệ mà than rằng:

— Thãm thương thay cho Nguyển-hửu-Thoại, - -- và Cao-phước-Trí cũng vì ta gặp lúc quốc bộ gian nan, vận thời điên đảo, làm cho liên lụy đến hai tướng trung thành vỏ dỏng nầy, ngày nay phải bỏ mạng nơi chổ vực thẩm khe sâu, biết đâu là phách hồn xiêu lạc! đó rồi ngài truyền cho quan Ngự-sữ phải đem tên Nguyển-hửu-Thoại, Huỳnh-thiên-Lộc và Mạng-Hoè là người nước Pháp với các tướng tử trận đều chép nghi vào sử, đặng ngày sau lập miểu công-thần mà lửa hương thờ phượng, còn các văn-quan vỏ-tướng nghe tin Nguyển-hửu-Thoại chết, thì ai ai cũng đều cãm cảnh động tình và đem lòng thương tiếc cả thảy.

Tướng Tây-sơn thấy Nguyển-hửu-Thoại là một người anh hùng khí phách, vỏ dỏng siêu quần, sa cơ rủi bước mà phải táng mạng nơi dưới vực thẳm khe sâu, thì cũng đem lòng kính vì thương xót, bèn truyền cho quân nhơn xuống khe đem Nguyển-hữu-Thoại lên, thâu liệm thi hài, rồi dùng lể thượng-tướng mà mai táng.

Trước khi táng Nguyển-hữu-Thoại, và Cao-phước-Trí, tướng Tây-Sơn tư tờ về cho quan Bảo-hộ Cao man là Huỳnh-công-Thiệu hay.

Huỳnh-công-Thiệu truyền cho các tướng Tay-Sơn và các quan Caoman ở địa phận Tà-Lơn đều đưa đón tử tế.

Sau khi Nguyển-vuơng thâu phục Saigon lại đặng, thì có cho quan lên Caoman tìm kiếm phần mộ của Nguyển-hửu-Thoại với Cao-phước-Trí và lấy hài cốt đem về mà an táng.

Vậy có thi rằng:

Đại tướng vong thân giửa trận tiền,
Ngàn thu danh tiếc sử xanh biên,
Tấm lòng trung nghĩa đền ơn chúa,
Vận nước nhơn vì lúc đảo điên.

Phụng sứ sang qua Vọng-Các thành,
Quang-hà rủi gặp bước chung chinh,
Hồn trung một khối vì non nước,
Nguy hiểm bao nài cuộc tử sanh.

Lúc bấy giờ Vương-mẩu và công-chúa Ngoc-Du ở tại cù lao Phú quốc, đương ngồi trong một cái nhà lá nhỏ, trông ra mặt biển, chỉ thấy trời nước mênh-mông, một màu trắng nỏn, xa xa lại thấy một vài chiếc thuyền chài phưởng phất, vơ vẩn ngoài khơi, đối với một cảnh hoàng-hôn, xem ra mù mù mịt mịt, kìa là chiêu chít đoàn chim về ổ, nọ là lao xao tiếng sóng vổ gành, rồi ngó vào Hà-tiên chỉ thấy một dảy núi xanh xanh, nhấp nhán liền với chơn mây, xem đã tuyệt mù con mắt. Thật là đoái trông muôn dậm quang hà, bơ vơ xứ sở biết nhà là đâu.

Kế đức Nguyển-vương buớc vào, cúi đầu chào mẹ, Vương mẩu thấy Nguyển-vương sắc mặt có vẻ buồn rầu, thì hõi rằng:

— Vương-nhi có việc chi lạ chăng? mà mẹ xem Vương-nhi có vẻ sầu dung, lộ ra nét mặt như vậy?

Nguyễn-vương thưa rằng: thưa mẹ, số là con mới được tin Trần-xuân-Trạch về báo cho con hay rằng: Phò-mả Nguyễn-hửu-Thoại phụng mạng qua Xiêm, cầu binh cứu trợ, giữa đường gặp quân Tây-sơn và Cao-man ngăn trở, Nguyễn-hửu-Thoại cự chiến với chúng nó, chẳng dè rủi bước sa xuống vực sâu mà thác rồi, và Cao-phước-Trí cũng bị tữ trận, nên con vào thưa cho mẹ hay.

Vương-mẩu nghe nói thì bủng rũng tay chơn, mặt liền biến sắc, và Ngọc-Du công chúa nghe vậy cũng sửng sờ, rồi Vương-mẫu ứa lụy mà than rằng:

Vương-nhi con ôi! thật là cuộc đời trắc trở, vận nước đão điên, cũng tưởng sai Nguyển-hửu-Thoại qua Xiêm cầu binh cứu trợ, chẳng dè lòng người muốn vậy, mà trời chẳng khứng cho, khiến cho Nguyển-hữu-Thoại gặp sự rủi ro, mà phải giữa đường bõ mạng, thật thảm thương thay cho Nguyển-hửu-Thoại là một tướng tâm phúc của nhà ta, nay đã thác rồi, thì con ta là Ngọc-Duệ ở đồn Bình-Hóa, thế cô sức yếu, thân gái một mình, nếu quân giặc Tây-sơn đem binh xông lên thì chưa biết lành dữ thế nào đây nữa.

Nguyển vương nghe Vương-mẫu nói, thì vòng tay thưa rằng:

— Thưa lịnh mẹ em con là Ngọc-Duệ tuy là liểu-bồ phận gái, song con xem nó có tánh khẳng khái cang cường, nếu nó nghe chồng nó là Nguyễn-hửu-Thoại bị thác về tay quân Tây-sơn, ắc là nó lo báo oán rữa hờn mà đem binh đối địch cùng giặc, mẹ nghĩ mà coi, một trận thủy chiến tại Saigon, ta có hùng binh mấy vạn, chiến tướng dư trăm, mà còn không thắng đặng quân giặc Tây-sơn kia thay, huống hồ một sức gái yếu đuối như em con, một đồn nhỏ mọn như đồn Bình-Hóa, thì có thế gì mà cự đương cho nổi.

Vương-mẫu nghe nói thì than thở và nghĩ ngợi một hồi, rồi day lại ngó Nguyển-Vuơng mà rằng:

Vương-nhi con ôi ! vậy thì con phải mau mau viết một phong thơ sai người qua Biên-Hòa tìm em con là Ngọc-Duệ mà báo tin cho nó biết, chồng nó là Nguyễn-hữu-Thoai nay đã thát rồi, đặng rước nó về đây cho mẹ con anh em đoàn tụ một nhà, kẻo lòng mẹ không yên, những mãng ngày lo đêm đợi.

Nguyển-Vương nghe mẹ dạy liền trở về văn phòng viết một tâm thơ, và sai một tên nội thị với vài đứa quân nhơn xuống thuyền vượt biển thẵng vào Hà-Tiên, rồi tìm qua Biên-hòa đặng trao thơ cho công chúa.

Tiếng chèo trạo phu xạt xạt, lượng sóng Xiêm-Hải ào ào, trông ra chỉ thấy một cánh bườm phất phất pho phơ, phăn phăn thẵng vào Hà-Tiên rồi mất.