Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ năm

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Quyển II Giá: 0$50


LỊCH-SỮ TIỄU-THUYẾT

GIA-LONG TẨU-QUỐC

Tác-giã: TÂN-DÂN-TỮ, Cholon

XUẤT BẢN NĂM 1930 SAIGON.-IMP. BẢO-TỒN

GIA-LONG TẨU-QUỐC



QUYỂN THỨ NHÌ

HỒI THỨ NĂM

Nơi thạch động ra tay xạ tiếng;

Chốn sơn đầu tạm bước đình quân.


Nguyển-hữu-Thoại thỉnh-thoãng theo sau, nghe hai tên ấy cải lẩy cùng nhau, thì chúm chím miệng cười, rồi nghỉ thầm rằng: thuở nay những tưởng rằng quân cướp thì đều là kẻ bạo tàn dốt nát, chẵng dè ngày nay củng có quân cướp mà biết chử nghỉa văn-chương. Vậy chắc hai tên nầy là tướng cướp chẳng sai, âu là mình phải theo coi chúng nó đi đâu cho biết. Nói rồi sẻ lén đi theo, khi núp theo mấy bụi cây cao lá rậm, lúc thì ẩn theo mấy hòn đá kẹt non.

Kế thấy hai tên ấy đi tới một chổ thạch động rất to, trước thạch động có một sân rộng đất bằng, ngoài sân có để một bàn dài, trên bàn có sẳn sàng chén dỉa và ly rượu, hai bên sân có cậm bốn cây đèn chai, đốt lên sáng rỡ.

Hai tên ấy khi lên tới thạch động, thì đả có bãy tám người trai, hình thù vậm vỡ, mỗi người đều có dắc một ngọn đao bên lưng, ngoài cửa xơn xao bước vô, lại đứng hai bên sân và hỏi rằng: Đại-ca chưa ra sao? hõi vừa dứt lời, bổng thấy một người trong động bước ra, trạc chừng ba mươi mấy tuổi, mặt đen mày rậm, mắt lộ ra như mắt thao, mình cao hơn bảy thước, trên đầu có vấn một cái khăn màu nu, có sọc đen đen trắng trắng, bên vai choàn một cái lốt da cọp vằn vện phủ ra sau lưng, rồi ngó mấy người kia mĩn cười mà hỏi rằng:

— Anh em đã tới đũ chưa, đặng chúng ta nhập tiệc. Mấy người kia nói: chúng ta đã đủ, chỉ còn thiếu chị hai An-Tôn mà thôi, nói chưa dứt lời, thì thấy một nàng gái trạc chừng hai mươi mấy tuổi, trong cửa động đá vội vã chạy ra, trên đầu thì tóc cụt phủ xuống chí vai, nước da trắng ngâm ngâm như vỏ trứng gà, trên mình mặc một cái áo màu vàng mà ngắn, dưới lưng vận một cái chăng đỏ, có thêu sọc trắng lằng xanh dựa bìa, rằn rực xen nhau, như hồi-văn lạc-khoãn; trước ngực thịt vun lên cao, và cổ tay tròn như bấp chuối.

Nguyên người choàn một cái lốt da cọp trên đây, tên là Hà-hỉ-Văn, là một người Thanh-khách, làm chánh đãng trong bọn ấy, còn nàng gái nầy gốc là người Xiêm La.

Trong lúc Hà-hỉ-Văn ở bên Xiêm gặp nàng, thì kết làm vợ chồng, kế Hà-hỉ-Văn bị tội giết người Xiêm-La, rồi hai vợ chồng dắc nhau trốn ra cù lao nầy mà trú ngụ, và chiêu mộ mấy bọn đồng chí, quần tụ tại đây, rồi chiếm cứ chổ Sơn động nầy để làm sào huyệt, đặng đón cướp ghe Thương-hồ của Xiêm dọc theo mé biển.

Nàng nầy sức lực mạnh mẽ, và thông thuộc vỏ nghệ, mà nhứt là việc bắn ná Xiêm thì rất tài.

Còn hai người cải lẩy cùng nhau trong đường núi hỗi nãy đó, là người Annam, mà nhập bọn với Hà-hỉ-Văn, rồi làm phó đãng.

Trong lúc tên Phó-đãng là người đội nón lông chim khi nãy. Đương đứng nói chuyện với mấy anh em kia, bổng thấy một con dơi quạ rất to, bay lại móc tòn ten trên ngọn cây ở bên Thạch-động thì kêu nàng ấy rồi lấy tay chĩ trên ngọn cây mà nói rằng:

— Chị hai An-Tôn, chị có tài bắn hay, vậy xin chị lấy ná bắn con dơi nầy, đặng nấu một trả cháo khuya, ăn chơi cho bổ khỏe.

Nàng ấy nghe nói thì mỉn cười mà đáp rằng: Chú muốn ăn cháo khuya cho bỗ khỏe, mà tôi không thấy chú bổ khõe chút nào, chĩ thấy chú ốm và mệt hoài, chớ không thấy mập được. Thôi chú hảy vô lấy ná đem đây.

Tên Phó đãng lật đật vô lấy đem ra, nàng ấy bước lại, một tay dương ná, một tay ráp tên, rồi nhắm ngay con dơi cách chừng trăm thước, bắn ra một mũi, nghe dơi la một tiếng rồi rớt xuống liền, cã thãy trong bọn đều vổ tay khen hay.

Lúc bây giờ Nguyển-hửu-Thoại đương đứng núp trên gộp đá cách xa mấy người ấy ước gần hai trượng, thấy dơi rớt xuống gần một bên mình, liền bắt cầm nơi tay, rồi rùn mình nhãy vọt xuống sân một cái lẹ như chim đại bàng trên không đáp xuống, mình không lắc, mắt không lay, đứng sửng giữa sân chần ngần, như thiên thần giáng hạ.

Tên chánh đãng là Hà-hỉ-Văn thấy thì thất kinh, vùng thối lui lại vài ba bước, rồi la lên một tiếng, cả thãy mấy tên kia đều rút dao bên lưng ra sáng giới, Hà-hĩ-Văn mắt ngó Nguyễn-hửu-Thoại lườm lườm rồi hỏi rằng:

Ngươi là ai sao dám ban đêm lén vào sơn-động? ngươi hãy nói ngay, như thuận-tình thì ta sẻ dung cho, bằng nghịch ý ắc không ra khỏi động.

Nguyển-hửu-Thoại mỉn cười và đáp lại cách tề tỉnh rằng:

Ta không biết đều chi gọi rằng thuận-tình, mà củng chẳng biết đều chi gọi rằng nghịch ý. Ta tên Nguyển-hửu-Thoại là thuộc tướng của Đức Nguyển-Ánh, bị quân Tây-sơn dấy loạn, nên tôi, chúa, thất lạc vào đây, muốn kiếm chổ tạm trú ít ngày, đặng chờ cơ hội sẻ đem binh diệt trừ đãng giặc. Xảy thấy cô nương có tài xạ tiểng thì lòng rất ngợi khen, kế thấy con dơi bị cô nương bắn nhằm, rớt dựa bên ta, nên ta vội vả bắt giùm xuống đây, chớ không đều chi nghịch ý, xin anh em miễng tể.

Tên chánh đảng thấy Nguyển-hữu Thoại oai nghi vỏ dỏng, mà lời nói nghe có lý thú diệu dàng, thì ngẩm nghỉ một chút rồi hỏi rằng:

— Nguyển-hữu-Thoại nào, phãi là Nguyển-hữu-Thoại khi trước ta nghe có tùng chinh với quân Xiêm đó chăng?

Nguyển-hửu-Thoại thấy hõi liền đáp lại rằng:

— Chính là ta đây, mà sao Túc-hạ biết đặng sự ấy?

Hà-hỉ-Văn liền bước lại lấy lời cung đốn mà nói rằng:

— Thưa quan-nhơn nguyên khi trước, tôi ở xứ Annam buôn bán, sau qua Xiêm kiếm chuyện sanh nhai, bị quân Xiêm ngang ngược, ỹ thế hại người, tôi thấy vậy bất bình, bèn giết quân Xiêm, nên phãi ra đây trú ngụ, từ ấy đến nay đả đặng hai năm trời rồi, tôi tính cũng muốn trở về Annam làm ăn, nhưng chưa gặp dịp.

Nguyển-hữu-Thoại nghe nói thì đáp rằng: vậy thì Túc-hạ củng là người trượng phu nghỉa khí, và khi trước cũng có tá ngụ xứ ta, nay gặp lúc xứ ta nước loạn nhà nghiên. Sao không ra mà lập chút công lao, đặng giúp đở Đức Nguyển-Ánh là người biết chiêu hiền nạp sĩ, trọng dọng nhơn tài, và là người lá ngọc nhành vàng trong giòng chúa Nguyển, để ở chi chổ sơn lâm cùng cốc nầy, cho mai một cái danh giá của mình, đem một chí khí nam nhi, mà vùi theo rừng cây bụi cỏ, thế thì chẵng phải là oan uổng lắm sao?

Hà-hỉ-Văn gặc đầu và nói rằng:

— Nếu quan-nhơn có lòng tiến cữ, thì kẻ tiện sỉ nầy củng xin ra sức mọn mà giúp đở tay chơn cùng ngài, vậy bây giờ đây thuyền ngài ở đâu? xin quan-nhơn chỉ dẫn.

Nguyễn-hửu-Thoại nói:

— Các thuyền của ngài còn đậu dựa mé cù-lao bên kia, từ đây qua đó cách chừng mười dặm.

Hà-hỉ-Văn mừng rở và nói:

— Vậy thì sẳn dịp đây, xin quan-nhơn vui lòng ngồi lại dự cái tiệc mọn nầy cùng chúng tôi, đặng đàm đạo chơi, rồi sáng mai chúng tôi sẻ đến thuyền ngài, mà cầu xin ra mắt.

Nguyễn-hửu-Thoại thấy ý Hà-hỉ-Văn thật tình quyến luyến, thì vui sắc mặt mà đáp rằng:

— Nếu các anh em có lòng chiếu cố thì tôi đâu lẻ thối sút cáo từ.

Hà-hỉ-Văn nghe nói rất mừng liền bão dọn tiệc ra rồi mời hết thảy anh em, và bốn tên quân nhơn của Nguyễn-hửu-Thoại cũng đều vào dự tiệc.

Trong khi ăn uống, quạt gió hiu hiu thổi mát, đèn trăng vặt vặt sáng lòa, thanh thao bên kẹt dế ngâm, xao-xác ngoài gành sóng vỗ. Nguyển-hữu-Thoại ngó lên, thấy mấy con dơi đương bay phưỡng phất trên không, bèn day lại nói với cô An-Tôn và Hà-hỉ-Văn rằng:

— Xin lổi cô nương và Túc-hạ cho tôi mượn cây ná bắn con dơi trên kia một mũi thử coi, nói rồi bước lại lấy câu ná dương lên và ráp tên.

Cô An-Tôn và các anh em đều ngước mặt lên xem, thấy Nguyển-hửu-Thoại mắt nhắm con dơi đương bay rồi bắn lên một mủi, tức thì dơi ấy rớt ngay giửa sân, cã thảy những người trong tiệc đều la lên một tiếng khen hay, rồi vổ tay nghe kêu bốp bốp.

Cô An-Tôn và Hà-hỉ-Văn thấy vậy củng đều kinh dị, và khen cho Nguyển-hửu-Thoại có tài bắn giỏi phi thường, và mủi tên ấy thật là một mũi thần tiễng.

Khi mãng tiệc rồi, Hà-hỉ-Văn nói với Nguyễn hữu-Thoại rằng:

— Cảm phiền quan nhơn, xin quan-nhơn về bẩm lại cho Đức Nguyễn-Ánh hay rằng: ngày mai chúng tôi sẻ đến yết kiến ngài, và mời ngài lên sơn-động xem chơi cho biết.

Nguyễn-hửu-Thoại nói: tôi sẻ y lời, nói rồi từ giả Hà-hĩ-Văn, cô An-Tôn và các anh em, rồi trở về với mấy tên bộ hạ.

Khi Đức Nguyển-Ánh ở dưới thuyền, đương ngồi bàn nghị việc nước với Vương-Mẩu và phu nhơn xảy thấy Nguyễn-huỳnh-Đức bước vô, thì hõi rằng:

— Khanh đi thám dọ sơn đảo thế nào? có đều chi lạ chăng hãy nói cho nghe thữ.

Nguyển-huỳnh-Đức nói:

— Bẩm Điện-Hạ, tại phía nam cù lao nầy, cách đây chừng hai mươi dậm, có một xóm người Ma-Lai, tục kêu là người Chà Châu-giang ở đó, những người ấy toàn làm nghề phường chài đánh cá theo mé cù lao nầy mà thôi, chớ không có chi lạ.

Đức Nguyển-Ánh lại hỏi:

— Xóm người chà Ma-Lai ở đó nhiều ít thế nào?

— Bẩm Điện-Hạ, chúng nó ở đó ước chừng vài ba chục cái nhà lá nhỏ nhỏ mà thôi.

— Phía ấy có đồ thổ sãn chi chăng?

— Bẫm, người Ma-Lai có làm ruông nương, cũng đũ cho chúng nó dùng, còn khoai bấp thì chĩ trồng chút đĩnh, chớ không thấy thỗ sãn chi lạ. Nói vừa dứt lời, kế Nguyễn-hửu-Thoại về tới, rồi bước vô thuật các công việc gặp Hà-hĩ-Văn nơi sơn-động cho đức Nguyển-Ánh nghe, và nói Hà-hỉ-Văn đã chịu qui thuận theo ngài, sáng mai chúng nó sẻ đến yết kiến.

Đức Nguyển-Ánh nghe nói liền hõi rằng:

— Hà-hỉ-Văn là người tài lực thế nào? và phe đãng nó bao nhiêu?

— Bẫm Điện-Hạ, tôi xem Hà-hỉ-Văn cũng là một người nghĩa khí anh hùng, tánh tình hào hiệp, còn các thủ hạ phe đãng của va, độ chừng năm bãy chục người mà thôi.

Đức Nguyển-Ánh nghe rồi gặt đầu và nói rằng:

— Hai ngươi hôm nay đi dọ thám sơn đão cũng đã mệt nhọc, vậy hãy về thuyền mà nghỉ ngơi, mai sớm hai khanh và các tướng sĩ sẻ hội lại đâ, đặng cho Hà hĩ-Văn yết kiến.

Nguyển-huỳnh-Đức và Hửu-Thoại liền bái từ lui ra rồi trở về thuyền mình ngơi nghĩ.

Sáng ra đã thấy Hà-hĩ-Văn với hai tên Phó-đãng đến xin ra mắt, và mời đức Nguyển-Ánh lên sơn động đặng tạm bề trú ngụ.

Đức Nguyển-Ánh cũng lấy cách lể nghi tử tế mà đối đãi với Hà-hĩ-Văn, và khuyến dụ Hà-hỉ-Văn nhiều lời rất từ nghiêm lý chánh.

Chiều bữa ấy, đức Nguyển-Ánh truyền cho các tướng kéo neo trương bườm chạy theo mé cù-lao vòng qua phía bắc, rồi đem các thuyền vào bến thủy của Hà-hĩ-Văn mà đình trú, còn ngài và các tướng sỉ cã thãy hơn hai trăm người, súng ống gươm giáo chỉnh tề, kéo nhau đều lên sơn động.

Hà-hỉ-Văn với các thủ hạ hơn năm chục người đều ra nghinh tiếp, rồi dắc ngài và các tướng sỉ đi theo đường núi tấn lên.

Khi tới cửa sơn động, thì thấy một hang đá lớn bằng một cái nhà, trong hang ấy có một đường thông hành ra phía sau, đường ấy tối đen như mực, bổng thấy hai tên thủ hạ cũa Hà-hỉ-Văn mỗi đứa cầm một cây đèn chai đi trước dẩn đường.

Đức Nguyển-Ánh và các tướng đi quanh lộn một hồi, khi ra khỏi hang ấy, thấy một chổ đất bằng rộng rãi, độ chừng bốn năm mẩu, ngó ra bốn phía đều là non núi bao dăng, thật là một chổ tuấn lãnh cao sơn, thâm lâm cùng cốc, Hà-hĩ-Văn chiếm cứ chổ nầy, chẵng khác chi Tống-Giang chiếm cứ Lương-sơn-Bạc thuở trước vậy.

Giữa khoãn đất bằng ấy, Hà-hĩ-Văn có cất môt nhà rộng rãi, gọi là Tụ-nghĩa-Đường, và hai bên có hai cái trại; gọi là Đông-trại với Tây-trại, còn chung quanh đều có hang nhỏ nhõ theo chơn núi, để cho các bộ hạ trú ngụ.

Hà-hĩ-Văn bèn mời đức Nguyển-Ánh và các tướng vào nhà tiếp đải trà nước tử tế, rồi để nhà ấy cho ngài và cung quyến của ngài tạm trú.