Bước tới nội dung

Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ tư

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ TƯ

Đức Nguyễn-Ánh tỵ nạn Thổ-Châu.

Nguyễn-hửu-Thoại du thám sơn-động.


Đây nói về một đội quân Tây-sơn ở Rạch-mân-Thít qua tới Cần-thơ, nghe Đức Nguyển-Ánh và cung quyến đả chạy qua Rạch-giá; tức thì đem binh rược theo, khi đi ngang qua rừng tràm, thình lình nghe hai bên rứng ré lên một tiếng dậy đất vang trời, đội quân Tây sơn hoãn kinh, vừa muốn kéo nhau thối lại, thì hai bên rừng tên bắn tuông ra như mưa; quân Tây-sơn bị thương rất nhiều, liền kéo nhau chạy đùa trỡ lại.

Bổng thấy một toán quân thình lình trong rừng rần rần nhảy ra, áp tới hổn chiến một trận rất kịch liệt, quân Tây-sơn lớp bị thương, lớp bị tên, nằm dọc theo mé rừng chết thôi lểnh nghễnh.

Toán quân nầy là của Đức Nguyển-Ánh để phục nơi rừng tràm đặng phòng ngừa quân giặc. Tướng ngài là Lê-văn-Quân lảnh toán quân ấy làm hậu đội, để theo hộ vệ ngài trong lúc hành trình, nên khi thấy quân Tây-sơn rược theo, thì nhảy ra cãn cự.

Khi Đức Nguyễn-Ánh và cung quyến của ngài đi gần được nửa đường vô Rạch-giá, bổng thấy ba người cỡi ngựa chạy theo, ngài liền dừng ngựa lại xem, thấy ba người ấy là Châu-văn-Tiếp với hai tên quân nhơn đã chạy tới, ngài có ý kinh nghi, và hỏi rằng:

Khanh có việc chi cẩn cấp báo cho ta hay chăng?

Châu-văn-Tiếp liền xuống ngựa lại cúi đầu thi lể, rồi nói rằng: Bẩm Điện-Hạ, có việc cẩn cấp, nên tôi lật đật bôn tẩu về đây, đặng thông tin cho Điện-Hạ rõ, nói rồi liền đưa cái thơ đã lấy trong mình tướng giặc Bùi-khắc-Phú mà dâng lên cho ngài xem.

Đức Nguyển-Ánh liền lấy thơ dỡ ra, xem rồi có sắc kinh ngạt mà hỏi rằng:

— Thơ nầy của Nguyển-Huệ gỡi cho Bùi-khắc-Phú mà sao nhà người bắt đặng?

Bẩm Điện-Hạ, Bùi-khắc-Phú nầy là một đứa tham dâm háo sắc, kiếm chước hãm hại vu oan cho cha một nàng gái kia ỡ Long-xuyên, làm cho cha nàng ấy phãi bị giam nơi ngục đường, rồi ban đêm đến nhà làm sự cường dâm cùng nàng, tôi dọ biết sự tàn ngược của nó, nên giết nó mà cứu cha con nàng gái ấy, trong khi tôi giết nó rồi xét trong mình nó đặng một phong thơ, thấy tướng Tây-sơn là Nguyển-Huệ nói rằng trong ba ngày nửa, thì đem binh qua Cần-thơ và vô Rạch-giá mà truy tầm Điện Hạ, nên tôi phãi vội vã trở về thông tin cho Điện-Hạ rỏ, đặng lo tầm phương lánh nạn cho sớm, nếu để đạo binh của Nguyễn Huệ rược theo, thì chúng ta khó bề chống lại.

Đức Nguyễn-Ánh nghe thì ngẫm nghỉ một hồi, rồi nói với các tướng sỉ rằng: vậy thì chúng ta phãi lập tức qua Ca-mau mới đặng, nói rồi liền dắc cung quyến và các tướng tùy tùng băng theo đường rừng mà đi, còn Châu-văn-Tiếp trở lại hiệp với đạo binh Lê-văn-Quân, ở sau đặng dọ thám binh tình của giặc.

Nguyên-soái Tây-sơn là Nguyển-Huệ đương ở Vỉnh-long nghe tin Đốc-binh là Bùi-khắc-Phú bị giết tại Long-xuyên, tức thì đem binh qua Cần-thơ rồi sai một tướng lên Long-xuyên thế cho Bùi-khắc-Phú, còn đạo binh Nguyển-Huệ phân làm hai toán, một toán sai vô Rạch-giá và một toán tuốt qua Cà-mau, đặng rược theo Đức Nguyễn-Ánh mà bắt.

Thãm thay cho Đức Nguyễn-Ánh, cùng cung-quyến của ngài, ban ngày thì băng đồng lước bụi, giãi nắng dầm mưa, đi quanh lộn trong đường rừng, bất kể chông gai, không nài lao khổ, phía trước có một tốp Cao-mên dẩn nẻo đem đường; phía sau có một đội quân nhơn tùy tùng hộ tống, ban đêm thì kiếm chỗ gò cao khoản rộng ngơi nghỉ, rồi sai quân đốn cây làm sàng đễ cho cung-quyến của ngài nằm. Còn ngài và các tướng sỉ, thì trải chiếu trên đất mà ngủ. Thật là ngàn trùng gian hiểm, quản bao gối tuyết mền sương, muôn dậm quan hà, cậy có màng trời chiếu đất.

Các tướng sỉ thấy vậy không nở, bèn nói với ngài rằng: Bẩm Điện-Hạ, xin Điện-Hạ hãy lên nằm trên sàng, nếu nằm dưới đất, e hơi thấp khi nổi lên mà sanh đều bịnh hoạn.

Đức Nguyển-Ánh nghe nói thì đáp rằng: các khanh vì ta mà phải bôn nam tẩu bắc, cực khổ gian nan, thì ta nở lòng nào nằm chiếu nằm sàng, để cho các khanh nằm rơm nằm đất? Xin các khanh chớ ngại. » Nói rồi bảo quân nhơn canh giữ bốn phía chung quanh, và đốt mấy đống lữa cháy lên cho sáng, đặng loài độc trùng ác thú thấy thì chẵng dám léo hánh lại gần, cái cãnh ngộ gian nan cực khổ nầy chẳng biết bao nhiêu mà kể cho xiết.

Khi tới Cà-mau, đức Nguyển-Ánh và các tướng kiếm chổ để cho cung quyến đình trú xong rồi, liền sai các bộ hạ tâm phúc đi các nơi thám thính quân giặc, nhứt diện, lại lo cụ bị ghe thuyền sẳn sàng, đặng phòng khi quân giặc rược theo, thì đem cung quyến xuống thuyền mà vượt biển.

Khi Nguyên soái Tây-sơn là Nguyển-Huệ ở Cần-thơ, nghe tin đức Nguyển-Ánh chạy xuống Cà-mau, liền phân binh làm hai đạo, một đạo đi đường bộ thẳng xuống Cà-mau, một đạo đi đường sông, thẳng vào Ba-thắc, hai đạo binh lước dậm băng ngàn, ngày đêm rược theo đức Nguyển-Ánh mà tập nã,

Bửa nọ, đức Nguyển-Ánh đương ngồi bàn nghị quốc sự với các tướng sỉ, xảy có hai tướng ngoài cửa bước vô, cúi đầu rồi báo tin rằng:

— Bẩm Điện-Hạ có một đạo binh giặc đã tới Bạc-liêu, và một đạo nửa đã tới Cà-mau địa-phận.

Đức Nguyển-Ánh nghe tin giặc rược theo, thì nhiếu mày rồi nói với các tướng sỉ rằng:

— Ta nay đã cùng đường yếu thế, không sức đủ mà chống nổi quân giặc, đương lúc thế mạnh binh cường, ta thầm trách cho phận ta, gặp buổi nước loạn thời quai, lưu ly điên bái, làm cho các tướng sỉ phãi nhọc lòng vì ta, mà chịu cực khổ gian nan, dầm mưa giải nắng như vầy, thì lòng ta rất cám cãnh ngậm nguồi, không sao ngớt đặng.

Các tướng sỉ nghe ngài nói thì cãm động mà đáp rằng:

— Xin Điện Hạ yên tâm, dẫu cho vạn khổ thiên lao thế nào, chúng tôi cũng nguyện trải mật phơi gan, liều sanh tri tữ mà giúp đở Điện-Hạ cho hết sức hết lòng, xin cho Điện-Hạ thể tráng thân cường, đặng mà lo việc nước nhà trong cơn hoạn nạn.

Kế Nguyển-văn-Thành[1] bước ra nói với đức Nguyển-Ánh rằng:

— Bẩm Điện-Hạ cái cãnh ngộ gian nan nầy là trường học của các đứng anh hùng, để mà tập luyện chúng ta cho dạn dỉ tâm thần, và mạnh mẽ khí phách. Xưa nay những bực anh hùng hào kiệt, thì đều phải trãi qua chẳng biết bao nhiêu sự cay đắng hiễm nguy, mà cũng chẳng biết bao nhiêu lúc thời quai vận bỉ, đó là một chổ cao đẳng học đường, ai có vào cái cao đẳng học đường nầy rồi, sau mới đặng lãnh một cấp bằng danh dự anh hùng và mới đặng gánh một trách nhậm to tác của Đế-vương sự nghiệp.

Nay Điện-Hạ muốn gánh vát một trách nhậm của Đế-vương sự nghiệp mà làm như vua Quan-Vỏ trung hưng thuở xưa, như vua Lê-thái-Tổ dựng nghiệp lúc trước, thì chúng ta dẩu nát thịt tan xương cũng theo phò giúp Điện-Hạ cho hoàn toàn nghĩa vụ.

Đức Nguyễn-Ánh nghe nói thì sắc mặt tỏ ra có vẻ hân hoan, rồi ngó các tướng mà đáp rằng: ta rất cảm ơn các tướng sỉ, xin hãy ráng tận tâm kiệt lực cùng ta, ngày kia may mà được khôi phục sang hà, thì các người đều đứng bực công thần đệ nhứt trong nước; nói rồi liền truyền các tướng sấm sữa ghe thuyền đặng vượt biển qua cù lao Thổ-Châu[2] mà tỵ nạn. Vì quân giặc nay mai sẽ tới đây, chúng ta chẵng nên trì hưỡn.

Các tướng vâng lịnh, sắp đặt mười chiếc thuyền sẵn sàng, mỗi chiếc đi chừng hai mươi người, bườm, chèo, lương, phạn đều đủ.

Đức Nguyễn-Ánh và các tướng sỉ cơm nước xong rồi, ngó ra thì trời đã tối, cã thãy vội vả kéo nhau xuống thuyền, Đức Nguyễn-Ánh và Cung-quyến ngài, đi hai chiếc thuyền lớn ở giữa, còn bốn chiếc đi trước dẫn đường, và bốn chiếc đi sau hộ tống, cứ theo ngọn sông ông Đốc[3] đi ra.

Khi đi đặng một khúc sông, bỗng thấy mây dăng mờ mịt, rải rắc mưa to, hai bên chỉ thấy cõ rậm rừng hoang, không có xóm làng nhà cửa ai hết, trong lúc đêm khuya tịch mịt, chẵng nghe chi lạ hơn, là nghe nhửng tiếng chim mèo ó ré, giọng ục kêu rân, giặc muỗi dấy lên ồ ồ, nghe kêu như ong vò vẻ, một lát lại nghe hai bên mé rừng, cọp kêu cà-um dậy đất, dường như nó thấy thuyền Đức Nguyễn-Ánh, thì rủ nhau áp ra hai bên mé sông, đặng mà đón ngăn chào hõi.

Thuyền Đức Nguyễn-Ánh đi đặng một đỗi nữa, khi ra gần tới cữa biển, có hai con sấu rất to, nỗi lên trước mũi thuyền của ngài, mỗi con lớn và dài như chiếc ghe lường, cất đầu lên cao, rồi đập đuôi xuống nước đùng đùng, làm cho nước văng lên trắng giả, và cứ cản ngang trước thuyền, dường như không muốn cho thuyền của ngài đi tới.

Đức Nguyễn-Ánh lấy làm lạ, bảo day thuyền tránh qua phía khác mà đi, song thuyền tránh phía nào thì sấu cứ theo trước mũi thuyền cản mãi.

Các tướng sỉ thấy vậy bất bình, người lấy chỉa ra muốn đâm, kẻ vát súng ra đòi bắn.

Lúc bấy giờ có Trịnh-hoài-Đức là người văn sỉ tin cậy của Đức Nguyễn-Ánh ra cãn, không cho các tướng sỉ bắn, và nói với Ngài rằng:

— Bẩm Điện-Hạ, sấu là một giống Ngạt-ngư rất dữ trong loài thủy tộc, nay thuyền ta mới khởi hành, mà gặp giống ấy cãn trở, thế thì cũng có một điềm gì lạ đây, tôi e quân giặc nó đón ngăn ngoài cữa, vậy xin Điện-Hạ hảy bảo đình thuyền, để sáng mai sẻ đi, cũng không sao phòng ngại.

Đức Nguyễn-Ánh liền bão các thuyền đình lại, đậu dọc theo ngọn sông ông Đốc mà nghĩ, chờ áng sẽ đi, các tướng ở tiền đội cũng nói rằng: trong khi thuyền đi, thấy một bầy sấu, cãn ngăn rước mũi, ấy cũng là một điềm rất quan hệ trong lúc hành trình.

Khi các thuyền đậu lại, sấu đều lặng ngấm xuống nước, không con nào nỗi lên vơ vẫn trước mũi thuyền như khi nảy vậy, chẵng bao lâu kế trời vừa rựng sáng, các tướng sỉ cơm nước xong rồi, liền trương bườm bọc gió chạy ra cữa biển, nhắm cù lao Thổ-Châu thẵng tới. Bổng gặp hai chiếc thuyền chài đương đánh cá theo mé biển Rạchgiá, nói rằng: trong đêm ấy có một đạo chiến thuyền của giặc Tây-sơn, rão lại chạy qua trước cửa biển Cà-mau rất nhiều, đặng tìm đón thuyền ngài mà bắt.

Đức Nguyễn-Ánh nghe nói, có vẻ kinh nghi và hõi rằng:

— Các người bây giờ có biết đội chiến thuyền của giặc ở đâu chăng?

Mấy người thuyền chài đáp rằng:

— Bẩm ngài, chúng tôi thấy thuyền giặc hồi canh tư, đã kéo nhau chạy về hướng cù lao Côn-nôn, còn một đội thì chạy lên cữa Ba-thắc (Bassac).

Đức Nguyễn-Ánh day lại nói với Trịnh-hoài-Đức rằng:

— Thật quả như lời khanh đã nói chẵng sai.

Các tướng sỉ nghe nói rất mừng, liền bước tới trước mặt Đức Nguyễn-Ánh, và nói rằng:

— Chúng tôi xin kính mừng cho Điện-Hạ, thoát khõi quân giặc Tây-sơn, ấy cũng bỡi cái hồng phước của Điện-Hạ còn nhiều, nên khiến cho đêm nay sấu cãn thuyền ta, chẳng cho ra cửa, nếu chẵng có sự ngăn cản ấy, thì chúng ta đã bị quân Tây-sơn đón bắt, vậy thì cái mạng của Điện-Hạ rất lớn, nên có trời phật phò trì, quân giặc không thế nào hại đặng.

Đức Nguyễn-Ánh nghe nói thì sắc mặt có vẻ hân hoan, và đáp lại rằng:

— Thật cũng nhờ trời phật phò trì, mà cũng nhờ công tướng sỉ hết lòng ũng hộ.

Khi thuyền bọc gió ra khỏi, ngó qua bốn hướng, chỉ thấy trời nước minh mông, thật là một cái thế giới của Đông-Hãi Long-Vương, gió lặng sóng êm, xem trên mặt biển như trãi một đường lụa trắng, ngó lại hướng Đông, thấy vài cù lao nhõ nhõ, sường núi khum khum, cái thì cây cõ xanh dờn, cái thì hình như một con rùa rất to, ló cõ phơi lưng, nằm trên mặt biển chần ngần, đối với cãnh trời ban mai, một ánh dương quang dọi ra nữa vàng nữa đõ, ấy là một cái cù lao tục kêu là hòn Tre, (Jle de Tortue) và một cái kêu là Hòn-Rái, ở gần mé biển Rạchgiá.

Các thuyền của Đức Nguyễn-Ánh vượt biển, gặp lúc trời êm gió thuận, chạy đi chẵng đầy một ngày, bỗng thấy trước mũi thuyền một cái cù lao mù mù, nỗi lên giữa biển, thật là nước bích non xanh, xem như một chỗ Bồng-lai tiên cảnh.

Các tướng sỉ đều mừng rở la lên và nói: tới rồi tới rồi, cù-lao Thổ-châu ở trước mắt chúng ta kia cà; liền bẻ lái day mủi ngay vào cù-lao mà thẳng tới, chạy chẳng đầy vài giờ nữa thì đã tới mé cù-lao Thổ-châu, xãy thấy một bầy chim én chẳng biết mấy muôn con, ở trên mấy hòn núi Thổ-châu bay ra mịt trời, và vần vần theo trên chiếc thuyền của đức Nguyển-Ánh, kêu la xăn xích, dường như thấy ngài tới, thì bay ra mà chào mừng tiếp rước.

Đức Nguyển-Ánh liền bão các thuyền bõ neo đậu dựa mé cù-lao, thì thấy trên cù-lao cây cõ mịt mù, và có nhiều động đá ló-ra rất lớn; chính giữa cù lao lại thấy mấy đãnh núi rất cao, đá liển chặp chồng, chổ do ra, chổ hủng vô, xem rất kỳ quang dị mục.

Đức Nguyễn-Ánh bèn sai hai tướng là Nguyển-hữu-Thoại với Nguyển-huỳnh-Đức, đem quân lên cù lao, tìm coi có nhà cữa dân cư chi chăng? đặng lên mà đình trú.

Nguyển-hữu-Thoại và Nguyển-huỳnh-Đức mỗi người đem theo bốn tên bộ hạ, đều có cụ bị binh khí sẳn sàng rồi đi theo bãi biển lần lên, khi lên tới trên, Nguyển-huỳnh-Đức đi vòng qua phía Nam, còn Nguyển-hữu-Thoại đi vòng qua phía Bắc.

Khi Nguyễn-hữu-Thoại đi tới chơn núi, liền leo lên mấy gộp đá cao, rồi lần lên đãnh núi, đứng xem bốn phía, xãy thấy một thạch động rất to, hai bên thạch động, có mọc một đám Huỳnh mai, trổ bông vàng rựng.

Nguyển-hữu-Thoại với bốn tên quân nhơn bước vô phía trong thạch động, thấy ổ én đóng theo kẹt đá, chẳng biết bao nhiêu, còn chim ém thấy bóng người ta, thì trong ổ cả bầy bay ra như dơi đáp muổi, mấy người nầy quanh qua lộn lại hồi lâu, khi ra khỏi thạch động, xem lại đã lọt qua phía núi bên kia, thì thấy mặt trời đã lần lần chen lặng, chỉ còn một bóng tàng dương ững đỏ, rưng rưng theo mé chơn trời, với ít cụm mây hồng, đương phưởng phất trên không, rồi dọi ngay xuống nước, xem như một vóc gấm điều, ai đem trải trên mặt biển kia vậy.

Nguyễn-hữu-Thoại và mấy tên bộ hạ đương đứng xem coi, bổng thấy hai chiếc ghe ngoài biển phăn phăn chạy vô, có sáu bãy người đương đứng trên muôi, mắt ngó châm châm vô cù lao, và thỗi lên một tiếng còi, thì ghe đã cuốn bườm, và lần lần chạy vô tới bến.

Nguyển-hữu-Thoại đứng trên gộp đá ngó ra ghe ấy châm chỉ một hồi, rồi day lại nói với mấy tên quân nhơn rằng:

— Chắc thuyền ấy là thuyền của bọn cướp nào đây, đến tàng tụ nơi cù lao nầy, là chỗ sào huyệt của chúng nó. vậy chúng ta hảy xuống núi đặng dọ xem cho biết chúng nó ở đâu, và coi sự hành động của chúng nó thế nào luôn thể, nói rồi liền lần lần kéo nhau xuống núi, xãy thấy hai người ở dưới thuyền ấy đi lên, một người đội nón trắng, vành lớn như mâm, bên lưng có dắc một ngọn đoãn đao. còn một người đội nón lông chim sắc đen, tay cầm một cái búa, cã hai đều đi vào tron đường núi.

Nguyễn-hửu-Thoại với mấy tên quân nhơn bèn lén lén theo sau, kế nghe người đội nón trắng nói rằng:

— Tối nay chúng ta làm một tiệc rượu cho xình xàng, rồi ngủ mới sướng.

Lại nghe người đội nón lông chim đáp rằng:

— Chú cứ ưa theo thần men hoài, còn tôi lại thích theo thần-phiện, sau khi ăn rồi, kéo chơi ít điếu, lấy làm khoái sãng tinh thần, và sướng cã và mình mẩy gân cốt, thế chẳng phải là thú vị lắm ư? còn thần men của chú hể vô khõi yết hầu rồi, thì khiến cho người phãi say sưa vất vã, rồi ngã bụi tuông bờ, đường chính không đi, cứ mé nầy xẹt qua mé kia, mé kia đâm vào mé nọ, nghỉnh mặt nghiên đầu, như ghe bầu chạy vát. Chớ có thú vị gì đâu, mà chú gọi rằng sướng? nói rồi lấy một điếu thuốc vỏ-thẩu ra đốt lên, bập bập nơi miệng, rồi trong lổ mũi xịch ra hai lằng khói bay lên mịt mù như một đám mây.

Tên kia nghe nói thì cãi lại rằng:

— Anh dám khi thần men tôi à, anh coi trong mấy đám cưới vợ gả con, nếu không có thần men, thì lấy chi mà làm lể hiệp cẩn giao-bôi, và trong mấy tiệc hội hữu tân quan, nếu không thần men, thì lấy chi mà chén tạc chén thù, chuyện trò vui vẻ, còn thần phiện của anh, chĩ làm cho người ta máu hết thịt tiêu, hình gầy vóc ốm; quanh năm chí tối, cứ xẩn-bẩn trên một bộ váng đó, mà xem như một chổ cẩm tú giang san, và cứ sâm soi một ngọn đèn leo lét kia, mà ngỡ là một cãnh cực-lạc thế-giới, vậy mà gọi rằng thú vị, thú vị cái gì?

Người đội nón lông chim cười ha hả mà nói rằng:

— Chú không biết thần phiện của tôi là một vị phẩm giá cao sang lắm sao? để tôi nói cho chú nghe, thần-phiện nầy tổ quán ở tại Vân-Nam, giòng giõi sanh tại Phù-dung Thành[a] ở bên Tây-Tạng (Tibet); cả thảy trong Hoàn-cầu, ai mà chẳng biết danh, vì vậy các nhà công-yên,[4] người ta có dán một cặp liển mà tặng thần-phiện rằng:

Lưởng chẩm đối đàm thiên hạ sự,[5]
Nhứt cang xi táng cổ kim sầu.[6]

Chú không thấy à? còn thần men của chú đó, có hay gì mà khoe khoan. Chú không nhớ trong đời Tam-quốc kia à? Trương-Phi bị thần men làm cho mê mang bất tỉnh, mà phải thất thủ đất Từ-châu; Lử-Bố củng vì thần men làm cho say sưa, mà phải bị Tào-a-Mang hượt tróc; vậy thì thần men, thật là một giống đại hại cho nhơn quân, mà củng là một giống đại ác cho xã hội.

Tên kia nghe nói liền xịt một cái, hơi bay nực nồng nhửng rượu, rồi nói rằng:

— Anh đừng khi thần men, tự cổ cấp kim, ai ai cũng đều ưa mến thần men hết cả, bởi vậy các văn-nhơn nho-sĩ người ta có nói câu rằng: « Vãng tống nhứt sanh duy hửu tữu », nghĩa là trong một đời con người chĩ có rượu là vui. Lại có câu rằng: « Dụng tữu binh giãi phá sầu thành » nghĩa là dùng bình rượu mà giãi phá cái thành buồn rầu. Anh không biết hai câu đó sao?

Ấy vậy thần-men chẵng những là cần dùng trong việc quan, hôn, tang, tế, mà thôi, lại còn giãi sự buồn rầu cho người ta được nữa. Khi nào buồn, buồn rầu cho người ta được nữa. Khi nào buồn, thì nhai một hai chiếc nem, uống một vài cốc rượu, rồi ngồi vích đốc trên ghế, chắp chắp một hồi, thì tự nhiên thần-men, rần rần chạy cùng mặt mày gan ruột, chạy khắp gân cốt tay chơn, làm cho tẵng mẵn tê mê, thì sướng biết bao nhiêu là sướng, bởi vì vậy người ta mới nói câu rằng: Tẵng mẵn tê mê vì cô bán rượu, liệt chiếu liệt giường vì chị bán nem.

Nói rồi hai người cười rân cùng nhau trong đường núi.

(Xin coi tiếp cuốn thứ nhì)

   




Chú thích

  1. theo sử histoire d'annam của Charles Maybon nói: Nguyen-văn-Thành là người quê quán ỡ Gia-đinh, theo Gia-đinh thông chí (Description de Gia-dinh) nói: là người ở Biên-Hòa.
  2. Thỗ-Châu, theo trong « Giađịnh thông chí » của Trịnh-hoài-Đức làm, và trong Histoire d'annam par charles B Maybon, nói rằng: Cù-lao Thổ-Châu nầy ỡ ngoài bien ngang Rạchgiá, từ Rạchgiá ra đó chừng 200 ngàn thước, Cù-lao nầy đi giáp vòng chừng 100 dậm. Kêu là Poulo-Panjang.
  3. Sông ông Đốc, kêu là sông Đốc Huỳnh ở tại Cà-mau.
  4. Công yên là tiệm hút á phiện
  5. nghỉa là hai người nằm đối với nhau mà nói chuyện thiên hạ,
  6. nghĩa là một ống thơi tan các sự buồn rầu xưa nay.

  1. Phù-Dung là cây người ta chích mủ đễ làm nha phiến.