Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ mười bốn

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 177 (17. 11. 1932)

I. Những câu vấn đáp[sửa]

1. 四 書 者,何 書 也 ? − Nghĩa: Tứ thơ ấy là sách gì vậy?

大 學 中 庸 (dungthường), (luận là bàn) (ngữ là nói với ai), 孟 子 謂 之 四 書. − Nghĩa: Sách “Đại học”, sách “Trung dung”, sách “Luận ngữ”, sách “Mạnh Tử”, gọi đó là tứ thơ.

2. 四 書 之 名 始 於 何 時 ? − Nghĩa: Cái tên kêu bằng "Tứ thơ" bắt đầu từ hồi nào?

古 無 四 書 之 名 : 大 學 中 庸 雜 (tạplộn) 在 禮 記 之 中,論 語 孟 子 同 列 (liệtsắp hàng) 爲 諸 子;至 宋 儒 始 表 (biểunêu) (chươnglàm cho sáng) 之。 故 四 書 之 名 始 於 宋 時 也. −  Nghĩa: Đời xưa không có cái tên kêu bằng "Tứ thơ"; lúc bấy giờ sách "Đại học" sách "Trung dung" thì lộn ở trong sách "Lễ ký", sách "Luận ngữ", sách "Mạnh Tử" thì đồng sắp hàng làm cách sách tử; đến các nho nhà Tống mới biểu chương đó ra. Cho nên cái tên "Tứ thơ" bắt đầu từ đời nhà Tống vậy.

3.  然 則 大 學 中 庸 本 (bổnvốngốccội) 非 獨 (độcmột) 立 之 書 乎 ? − Nghĩa: Thế thì "Đại học", "Trung dung" vốn không phải là sách độc lập ư?

(thànhthật) 然 ! 大 學 中 庸 名 爲 禮 記 中 之 一 篇 (thiên), 宋 儒 以 其 言 最 (tốirất) 有 益 (ích) 於 學 者, 故 取 爲 尃 (chuyên) 書 耳。雖 (tuy) 然 , 其 與 論 孟 列 爲 四 書 亦 己 千 年 於 茲 (ty, tưấy, là nay, là bây giờ) . − Nghĩa: Thật thế! "Đại học", "Trung dung" đều là một thiên trong sách "Lễ ký", Tống nho cho rằng lời nói của hai thiên đó rất có ích cho kẻ học, cho nên lấy ra làm sách riêng đó thôi. Tuy vậy, nó cùng "Luận ngữ", "Mạnh Tử" sắp hàng làm tứ thơ đến nay cũng đã ngàn năm rồi.

4. 大 學 中 庸 之 作 者 爲 誰 ? −  Nghĩa: Tác giả của sách "Đại học" và của sách "Trung dung" là ai?

大 學 作 者 乃 曾 (Tăng) 子 及 (cậpkịp, cùng) ; 其 門 人;中 庸 爲 子 思 所 作。雖 然,此 皆 宋 儒 之 言, 本 無 確 (xácchắc) 証,未 可 盡 (tậnhết) . − Nghĩa: Tác giả của sách "Đại học" là Tăng Tử cùng học trò người; "Trung dung" là sách của Tử Tư làm ra. Tuy vậy, ấy đều là lời nói của Tống nho, vốn không có chứng chắc, chưa có thể tin hết được.

5. 曾 子 子 思 是 何 時 人 ? − Nghĩa: Tăng Tử và Tử Tư là người đời nào?

曾 子 名 參 (Sâm), 與 孔 子 同 時,爲 孔 門 之 高 第 (đệthứ); 子 思 名 伋 (Cấp), 則 孔 子 之 孫 也. − Nghĩa: Tăng Tử tên là Sâm, cùng Khổng Tử đồng thời, làm học trò lớp cao của  cửa Khổng; Tử Tư tên là Cấp, thì là cháu nội của Khổng Tử vậy.

6. 論 語 孟 子 爲 何 人 所 作 ? − Nghĩa: Sách "Luận ngữ" và sách "Mạnh Tử" là của người nào làm ra?

論 語 多 記 孔 門 師 弟 相 與 談 論 之 言,故 曰 論 語;其 書 爲 孔 子 之 弟 子 所 記,或 爲 其 弟 子 之 門 人 所 記, 皆 未 可 知。孟 子 七 篇 則 孟 子 與 其 徒 (đồhọc trò, đồ đệ) 所 作 也. 大 梯 (để) 古 人 著 (trứlàm) 書 不 署 (thựbiên) 名,吾 人 無 從 知 其 實 (thực, thiệt) . − Nghĩa: sách "Luận ngữ" phần nhiều chép những lời đàm luận cùng nhau của thầy trò cửa Khổng, cho nên kêu là "Luận ngữ"; sách ấy là của học trò đức Khổng chép, hay là học trò của học trò ngài chép, đều chưa biết được. Sách "Mạnh Tử" bảy thiên thì là của Mạnh Tử cùng đồ đệ mình làm ra. Đại để người đời xưa làm sách không có ghi tên, chúng ta không bởi đâu biết sự thiệt của cách sách ấy được vậy.

II. Cắt nghĩa thêm[sửa]

"Lễ ký" tức là "kinh Lễ".

Chữ 諸 子 có hai nghĩa: Một là các tử đời xưa, những người có lập ra học thuyết riêng, có làm sách vở để lại, như hôm trước đã cắt nghĩa; một là chỉ về sách vở của các người ấy; chữ 諸 子 hôm nay thuộc về nghĩa sau. Nghĩa nầy vốn phải nói 諸 子 之 書, nhưng đã quen nói tắt như vậy.

表 章 là nêu lên mà làm cho tỏ sáng ra, verbe kép.

đã học rồi, nghĩa là phải, adjectif; lại có nghĩa là nhưng mà, như mais. Ở đây chữ   lại có nghĩa khác nữa, nghĩa đây là vậy, thế, pronom chỉ về sự vật đã nói ở trên. Ấy là tách ra từng chữ, chớ nó đã đi với chữ thì lại thành ra conjonctif để nối hai proposition với nhau.

"Đại học", "Trung dung" bây giờ là sách độc lập mà đời xưa không phải là sách độc lập, trong chỗ đó có sự quan hệ về thời gian. Ở đây, trong câu hỏi, người hỏi vẫn biết ngày nay nó là sách độc lập, nhưng muốn hỏi về hồi xưa thử nó có phải sách độc lập không, thì không nên quên chỗ quan hệ ấy. Vậy phải đặt chữ . Chữ đây là adverbe, phụ nghĩa cho verbe auxiliaire , để tỏ ra một sự mà về thời gian đã qua lâu rồi. Thêm chữ , làm cho người ta hiểu rằng cái sự "Đại học" "Trung dung" thành sách độc lập ở ngày nay vẫn đành vậy rồi; nhưng hỏi đây là hỏi về thuở trước. Câu nầy nếu đặt bằng chữ Pháp thì phải đặt temps passé; trong chữ Hán verbe không temps, nên phải nhờ ở adverbe để chỉ temps.

尃 書, chữ chuyênadjectif. Phàm sách gì đứng riêng mình nó, hay là sách ấy nói tinh một việc gì, đều gọi là chuyên thơ.

取 爲 尃 書, (trên chữ vi có chữ để chỉ lại hai thiên, làm complément cho chữ  mà đã lược đi), ấy là proposition chính; còn 以 其 言 最 有 益 於 學 者proposition phụ.

Chữ để thế cho chữ 而 己, nghĩa là mà thôi, (có lẽ vì nhi dĩ nói mau thành nhĩ) cho nên hễ gặp chữ ở cuối câu thì cứ cắt nghĩa là mà thôi được cả.

雖 然, chữ    đây cũng là pronom thế cho sự vật, chỉ lại điều đã nói ở trên; song đã đi với thì cũng thành ra conjonctif để nối câu trên.

Chữ  trong câu 其 與 論 孟 lại là mối tiếng khác hôm nay mới học đến, nó khác với của nó đã học rồi. Vậy đây là để thế lại "Đại học", "Trung dung" ở trên mà làm sujet cho verbe , cũng như chữ qui trong tiếng Pháp.

đồng với , có khi là adjectif démonstraitif như 斯 人, 茲 事 (người ấy, việc ấy), có khi như adverbe de temps hoặc de lieu, nghĩa là nay, bây giờ hoặc ở đây.

nghĩa là , là cùng, không có phân biệt gì lắm; chỗ nào đáng đặt chữ , chỗ nào đáng đặt chữ , sự đó theo thói quen. Ấy là nói về chữ khi nó là conjonction để nối hai nom như chữ et trong tiếng Pháp thì mới vậy; chớ còn khi chữ préposition như avec thì lại không lấy chữ  thế nó được.

Chữ đây là adverbe, phụ nghĩa cho chữ , chỉ về trình độ trong khi tin. Chưa có thể tin hết cũng như nói không nên tin trọn.

là thứ, nhưng nói 高 第 thì đủ rõ là học trò ở lớp cao rồi.

其 書, chữ đó cũng như 其 人, 其 時 đã học rồi.

Hôm nay có mấy câu đặt bằng 爲 所, passif, song tiếng ta không cắt nghĩa là bị được, hãy nhận cho ra.

Sách "Mạnh Tử" có bảy thiên.

大 柢 tức là chữ đại để mà trong tiếng ta thường nói, cũng như 大 概 (đại khái).

đây cũng như 自, 由, nghĩa là bởi, nhưng ở đây 無 從 đổi làm 無 由 được mà không nói 無 自 được, ấy là theo thói quen.

Chữ adverbe, thường ở cuối câu, nhưng có khi để chỉ temps passé, có khi để tỏ ý exclamatif. Như chữ trong câu đáp 3 luôn với chữ ở trên mà tỏ nghĩa đã lâu rồi; còn chữ trong câu đáp 6 phụ với chữ  無 從 知 mà tỏ ra ý tiếc.

III. Văn pháp Chữ[sửa]

Chữ pronom, dùng thay vì người hay thay vì sự vật đều được cả. Khi thay vì người thì có ba cách đặt như vầy:

1. Để chữ adjectif lên trên nó, như (hiền) 者, 人 者kẻ hiền, kẻ nhân;

2. Để chữ verbe lên trên nó, như 行 者, 居 者người đi, người ở;

Những khi ấy chữ hiệp với tiếng adjectif  hoặc tiếng verbe ở trên nó mà thành ra tiếng nom kép.

3. Để cuối một propostion mà làm sujet cho proposition ấy, như "Luận ngữ" nói:

不 好 (hiếu, háomuốn, ưa) (phạm) 上 而 好 作 亂 (loạn) 者, 未 之 有 也 = Cái người () chẳng ưa phạm người trên mà ưa làm loạn là chưa hề có đó vậy.

Lại như "Mạnh Tử" nói:

(bế, là hầu cận) 人 有 臧 倉 (Tang Thương) 者 阻 (trởngăn) = Trong đám người hầu cận có kẻ tên là Tang Thương ngăn vua.

Thay vì sự vật cũng có ba cách đặt.

1. Để chữ adjectif lên trên nó, như nói: 木 有 直 (trựcthẳng) 者, 曲 (khúccong) 者, 長 者, 短 者; như vậy phải cắt nghĩa là: Cây có cây thẳng, cây cong, cây dài, cây vắn;

2. Để chữ verbe lên trên nó, như nói: 馬 有 立 者, 齕 (hộtnhai) 者, 飲 者, 溲 (sưuđái) , như vậy phải cắt nghĩa là: Ngựa có con đứng, con nhai, con uống, con đái. (Câu nầy lấy trong bài Họa ký của Hàn Dũ dịch đăng P.N.T.V. số trước).

Thế thì chữ phải tùy theo tiếng nom nào ở trên nó đã thay cho mà cắt nghĩa, như cây thì nó là cây, ngựa thì nó là con v.v...

3. Để cuối một proposition, không chỉ hẳn về sự vật gì, mà làm sujet cho proposition ấy, như "Mạnh Tử" nói:

人 之 所 以 異 於 禽 (cầm (thú) 者 幾 (ky) (hi, ky himảy mún, ít lắm) = Cái điều làm cho người ta khác với cầm thú chỉ có mảy mún.

Ngoài ra, chữ thường dùng để sau một proposition đặng thuyết minh điều gì, khi ấy thì nó hay đi với chữ hoặc 所 謂, luật nầy trước kia đã học. Nay nói thêm rằng có khi không có chữ 所 謂 ở trên, là cũng phải hiểu như có. Vậy như nói: 仁 者 人 也, phải hiểu là 所 謂 仁 者; trong "Mạnh Tử" có câu: 大 人 者 不 失 (thấtmất) 其 赤 (xíchđỏ) 子 之 心 者 也, cũng phải hiểu là 所 謂 大 人 者 (Câu nầy nghĩa là: cái điều kêu bằng người lớn ấy là người chẳng làm mất cái lòng con đỏ của nó vậy. − Cái lòng con đỏ của nó tức là lòng thành thật, giữ được lòng ấy tức là đại nhân).

Chú ý riêng. − Những chữ hiệp với verbe thành ra nom, như 居 者, 行 者 đều đổi ra 居 人 , 行 人 được, nhưng khi nói  作 者 lại không đổi ra 作 人 được, là vì tùy theo verbe. Những verbe neutre như 居, 行, 飲, 食, tự nó lọn nghĩa rồi thì đổi ra chữ được, nhưng verbe actif như , phải có complément mới lọn nghĩa thì chữ ở sau nó, không được đổi làm chữ .

IV. Thành ngữ dùng vào Quốc văn[sửa]

吹 毛 求 疵 = Xuy mao cầu tỳ: Thổi lông tìm vết, ý nói bươi móc chỗ dở của người khác ra mà chế bác.

薪 桂 米 珠 = Tân quế mễ châu: Củi như quế, gạo như hột châu, ý nói giá mắc lắm.

水 落 石 出 = Thủy lạc thạch xuất: Nước dựt, đá bày ra, ví với việc gì lâu ngày rồi rõ ra sự thật của nó.

桀 犬 吠 堯 = Kiệt khuyển phệ Nghiêu: Con chó của vua Kiệt sủa vua Nghiêu. Nghiêu là vua thánh, Kiệt là vua dữ, cách nhau hầu 5 trăm năm, con chó của Kiệt làm sao sủa được Nghiêu? Có điều nói như vậy để tỏ ý rằng ai vì chúa nấy, chó của Kiệt không vì Nghiêu là thánh mà không sủa.

皮 裏 春 秋 = Bì lý Xuân thu: Sách Xuân thu trong da. “Xuân thu” là sách của đức Khổng làm để khen chê mọi người. Ai không nói ra mà trong lòng có sự khen chê ngầm thì thường dùng cái thành ngữ nầy để ví.

暗 中 放 箭 = Ám trung phóng tiễn: Trong tối phóng mũi tên. Ý nói làm hại ngầm kẻ khác.

V. Tập đặt chữ 者[sửa]

1. Người ngồi trong xe đó là vợ của ông chủ. 2. Trong đám học trò đức Khổng có người kêu là Tăng Tử đã làm ra sách “Đại học”. 3. Cái điều nước cậy mà đứng được, là dân. 4. Cái điều kêu bằng Tây học tức là cái học của người Âu châu vậy. 5. Ai đi sau và ngồi thấp ấy là người biết lễ.

1. 坐 於 車 中 者 乃 主 人 之 妻 也

2. 孔 子 弟 子 中 有 會 子 者 乃 作 大 學 之 人 。 

3. 國 之 所 恃 以 立 者, 民 也

4. 所 謂 西 學 者 乃 歐 洲 人 之 學 也

5. 後 行 而 下 坐 者 乃 知 禮 之 人 也

PHAN KHÔI

Đáp lời hỏi về Hán văn độc tu[sửa]

Trước có cắt nghĩa là cửa vào vườn, là cửa vào nhà, ấy là theo tự điển nói:  在 堂 室 曰 戶, 在 區 域 曰 門, cho nên như cái cửa ngõ của ta thì phải kêu bằng , không được kêu bằng .  Nay có người hỏi, thế thì cửa buồng sao lại kêu bằng 房 門, không kêu 房 戶 ?

Đáp rằng: Đã biết vậy rồi nhưng chữ là chữ thông dụng, phàm bất kỳ cái gì có cửa để thông thì đều kêu bằng cả, không kêu bằng , bởi vậy phải nói 房 門 mới được. Cái buồng coi nó là một 區 域 (khu vực), cho nên nói .

Ngoài ra lại còn nghĩa nầy nữa: một cánh kêu bằng , hai cánh kêu bằng , nghĩa nầy thì ít dùng đến.

Cái cửa ngõ cũng kêu bằng được, song phải nói 外 戶, ấy là như sách có câu 外 戶 不 閉 (ngoại hộ bất bế, cửa ngoài chẳng đóng).

Tóm lại, chữ dùng hẹp, còn chữ dùng rộng hơn, bất kỳ cửa gì cũng gọi bằng được.

PHAN KHÔI