Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 10 (3 Octobre 1936), trang 4 - 5.

I. Học những tiếng về verbe[sửa]

Chữ Hán Âm Nghĩa
Vãng Qua
Lai Lại, đến
Khứ Đi
Hồi Về, trở về
Quy Về
Phản Trở lại, trở về
Chí Đến
Vấn Hỏi
Đối Thưa (trả lời)
使 Sử Khiến
Khiển Sai đi đâu
Đắc Đặng, được
Thất Mất
Tín Tin
Nghi Nghi, ngờ
Dục Muốn
Ghét
Giáo Dạy
Dưỡng Nuôi
Phạt Phạt
Tha
Tiếu Cười
Thấn Cười chúm chím
Khốc Khóc (ra tiếng)
Khấp Khóc (ra nước mắt mà không tiếng)
Dụng Dùng
Khí Bỏ
Thủ Giữ
Thủ Lấy

II. Cắt nghĩa thêm[sửa]

Chữ vãng nghĩa là từ chỗ nầy đi đến chỗ kia, cũng như aller à, partir pour, chớ không phải là passer đâu. Cắt nghĩa là “qua”, tiếng “qua” ấy tức như nói ở đây đi qua Tây, đi qua Tàu, v.v... Còn passer là ngang qua, trải qua, chữ Hán là (quá) hay 經 過 (kinh quá).

Khi nói luôn hai tiếng 往 來 vãng lai, nghĩa là fréquenter. Nhưng không được đúng cho lắm; muốn cho thật đúng với chữ fréquenter, phải nói: 常 常 往 來 (thường thường vãng lai) kia. (thường). Lại 往 來 (vãng lai) cũng có nghĩa là va et vient nữa.

Chữ  khứ như đã giải một lần rồi, khi có ý nói từ bỏ chỗ nào mà đi, mới nói khứ được, nói giống như chữ quitter. Lại khi có ý nói đi trớt, đi cho rảnh, như s'en aller, thì cũng nói  khứ được. Vậy hãy nhớ điều nầy: Khi muốn nói tôi đi Hà Nội, nghĩa là ở Sài Gòn mà đi ra Hà Nội, thì phải nói 我 往 河 內 ngã vãng Hà Nội chớ không được nói khứ. Nếu nói 我 去 河 內 ngã khứ Hà Nội thì thành ra quitter Hanoi mất.

Khi nói luôn hai tiếng 去 回 khứ hồi thì nghĩa là aller et retour. Nhưng trong Hán văn không hề nói như vậy, người ta nói 往 返 vãng phản, cũng một nghĩa ấy (Chữ 去 回 khứ hồi đã thành ra một cái terme sino-annamite).

Chữ chí là đến, nghĩa là đến sau khi đã đi, như arriver. Còn một chữ giống nghĩa với nó là chữ  đáo (là đến). Chớ lầm hai chữ đó mà tưởng nó giống nghĩa chữ venir; không đâu, (lai) mới là vennir.

Chữ  () là ở, giống chữ habiter.

Chữ  (đối) cũng có khi dùng ra nghĩa “đối với”, nhưng khi ấy thì nó không phải verbe nữa.

Chữ 使 (sử) là khiến làm việc gì, khiến đi đâu, đều nói được cả; nhưng chữ khiển thì chỉ có nghĩa sai đi hay là đuổi đi mà thôi, bởi vậy nó mới thuộc về bộ Xước.

Chữ  nguyên đọc là ác, nghĩa là dữ, tiếng nom, nhưng ở đây là verbe, thì phải đọc là , nghĩa là ghét. Cũng như trong một bài học trước, có chữ , nguyên đọc là vi, nghĩa là làm, nhưng ở đó phải đọc là vị, nghĩa là vì. (Sự biến âm này có theo một luật riêng, đợi khi biết được nhiều chữ như thế sẽ dạy đến, gọi là luật “tứ thinh”; bây giờ chỉ nên nhớ vậy là đủ).

Gặp những chỗ này mới thấy tiếng ta nghèo lắm. Trong chữ Hán có ba chữ mà tiếng ta đều cắt nghĩa là nuôi, ấy là  dưỡng, dục, súc.  Nhưng nghĩa nó phân biệt lắm. Đại khái:  dưỡng là nuôi người ta, dục là nuôi mà có dạy, súc là nuôi loài vật, chớ nên lầm lẫn.

III. Văn pháp[sửa]

Verbe passif

Cũng như tiếng Pháp, trong chữ Hán, bao nhiêu verbe actif đều làm thành verbe possif được cả, nghĩa là bao nhiêu ngoại động từ đều làm được nên bị động từ.

Ta hãy nên nhắc lại cách đặt câu bằng verbe actif.

Như nói 父 愛 子 phụ ái tử. phụsujet, áiverbe, tử complément, vậy là nghĩa nó xuôi một mạch.

Cũng lấy theo ý câu đó mà đặt bằng verbe passif thì lại đảo lộn sujetcomplément đi, cũng như tiếng Pháp.

Người ta dùng hai cách để làm nên verbe passif: một cách là đặt với chữ 爲 所 vi sở; một cách là đặt với chữ 見 於 kiến ư.

Cách trên: để sujet trước hết, rồi đến chữ vi, rồi đến complément, rồi đến chữ sở, rồi đến verbe; vậy hãy nói: 子 爲 父 所 愛 tử vi phụ sở ái.

Cách dưới: để sujet trước hết, rồi đến chữ kiến, rồi đến verbe, rồi đến chữ ư, rồi đến complément; vậy hãy nói:  子 見 愛 於 父 tử kiến ái ư phụ.

Thế thì, khi đọc sách gặp những câu có cái hình thức như thế, thì cứ việc nhận ngay nó là verbe passif đi. Và, 爲 所 愛 vi sở ái hay 見 愛 於 kiến ái ư cũng đều cho là một cái verbe, như être aimé.

Chữ  vi nghĩa là làm, chữ  kiến nghĩa là thấy, nhưng trong khi một hợp với chữ  sở, một hợp với chữ  ư mà làm nên verbe passif thì cái nghĩa nguyên ấy đã mất rồi, đừng cắt nghĩa nó là “làm” là “thấy” nữa, chỉ nên cắt nghĩa nó là nó là “được” hay “bị”. (Verbe passif của tiếng An Nam có hai cách đặt, một là đặt với chữ “được”, một là đặt với chữ “bị” cho nên nói thế).

Cũng có khi dùng một chữ  vi không có chữ  sở, dùng một chữ kiến không có chữ ư  mà cũng thành ra verbe passif. Ấy là như trong Luận ngữ nói: 不 爲 酒 困 (bất vi tửu khốn): chẳng bị rượu làm khốn; và trong Mạnh Tử nói: 盆 成 栝 見 殺 (Bồn Thành Quát kiến sát): Bồn Thành Quát bị giết.

Ngoài ra còn có những chữ  (mông), chữ  (bị), chữ  (thọ) cũng dùng làm verbe passif được, nhưng những chữ nầy không có luật gì khó, không cần học. Vả lại còn có mấy luật về verbe passif hơi khó hơn, sẽ học sau. 

IV. Thành ngữ dùng vào Quốc văn[sửa]

愛 屋 及 烏 (Ái ốc cập ô): Yêu (tiếc) cái nhà kịp đến con quạ. Con quạ đậu trên nóc nhà, muốn ném nó, song sợ bể nóc nhà không ném. Ví với vì một kẻ nào mà dung cho một kẻ nào.

半 信 半 疑 (Bán tín bán nghi): Nửa tin nửa ngờ. ( bán là nửa).

人 棄 我 取 (Nhân khí ngã thủ): Người bỏ, ta lấy. Cái vật người khác bỏ, mình lại lấy, ý nói mình biết lợi dụng.

生 寄 死 歸 (Sinh ký tử quy): Sống gởi thác về. Người ta do sự hư không mà sanh ra, chết đi lại về với sự hư không; nhìn hư không là quê hương của người ta, nên nói như vậy  ( là gởi).

得 失 參 半 (Đắc thất tham bán): Được và mất xen nửa. Chỉ việc gì không lưỡng toàn, được nửa mất nửa. ( tham đây nghĩa là xen).

養 虎 貽 患 (Dưỡng hổ di hoạn): Nuôi cọp để sự lo. Ví với khoan dung kẻ ác, sau bị nó hại ( hổ là cọp;  di là để; hoạn là lo).

V. Tập đặt[sửa]

– Làm 5 câu nầy thành ra verbe passif với chữ 爲 所 vi sở:

1. Tôi ghét nó; 2. Người ta cười tôi; 3. Gió thổi áo tôi; 4. Cha tôi ngờ anh tôi; 5. Con cọp ăn con bò.

– Làm 5 câu nầy thành ra verbe passif với chữ 見 於 kiến ư:

1. Chồng bỏ vợ; 2. Mẹ tôi yêu em tôi; 3. Nó cười tôi; 4. Người ta tin tôi; 5. Cha tôi nuôi nó.

Làm xong rồi coi dưới nầy mà sửa nếu thấy mình làm trật:

– 1. 彼 爲 我 所 惡 ; 2. 我 爲 人 所 笑 ; 3. 吾 衣 爲 風 所 吹 ; 4. 吾 兄 爲 吾 父 所 疑 ; 5. 牛 爲 虎 所 食 .

– 1. 妻 見 棄 於 其 夫 ; 2. 吾 弟 見 愛 於 吾 母 ; 3. 吾 見 笑 於 彼 ; 4. 吾 見 信 於 人 ; 5. 彼 見 養 於 吾 父 .

*

* *

Đây là câu làm mẫu cho bài dịch ở số báo vừa rồi:

Dịch như vầy là đúng:

1. 母 抱 兒 ; 2. 吾 母 抱 其 兒 ; 3. 我 父 出 門 ; 4. 其 妻 坐 於 地 ; 5. 水 牛 浴 於 江 ; 6. 車 行 於 陸, 舟 行 於 水 ; 7. 風 吹 我 衣 ; 8. 妻 思 其 夫 ; 9. 我 見 木 於 山 ; 10. 我 聞 之 於 吾 父 .