Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 9 (25 Septembre 1936), trang 4-5.

I. Tiếng một, về verbe[sửa]

Chữ Hán Âm Nghĩa
Xuất Ra
Nhập Vào
Tọa Ngồi
Lập Đứng
Ngọa Nằm
Khỉ (khởi) Dậy
Bộ Bước
Hành Đi
Tẩu Chạy
Dược Nhảy
Thở ra; kêu
Hấp Hút vào
Xuy Thổi
Thôn Nuốt
Ái Yêu
Tuất Thương
Ty (tư) Nhớ, lo, nghĩ
Niệm Tưởng, nhớ
Ghi (cho nhớ)
Vương (vong) Quên
Kiến Thấy
Văn Nghe
Mộc Gội (đầu)
Dục Tắm (cả mình)
Bảo Ôm, bồng
Trì Cầm
Khai Mở
Bế Đóng
Phân Chia
Cát Cắt

II. Cắt nghĩa thêm[sửa]

Hán văn, mỗi chữ không nhất định là thuộc về mối nào. Một chữ mà khi thì là nom, khi thì là adjectif, khi thì là verbe... tùy mình dùng nó làm gì, thì nó làm nấy. Tuy vậy, mỗi chữ đều theo nguyên nghĩa của nó mà thuộc về một mối tiếng nào đó, ấy là mối chính của nó. Như những chữ học hôm nay, theo nguyên nghĩa nó ắt là về mối verbe. Ấy cũng như những chữ nom hôm trước theo nguyên nghĩa là nom; những chữ adjectif theo nguyên nghĩa là adjectif.

Lấy ví dụ và học thêm một chữ nữa: chữ (sinh). là sinh ra, đẻ ra, ấy là verbe, nghĩa chính của nó. Nhưng khi nói 一 生 nhất sinh, nghĩa là một sự sống, tức là một đời người, thì lại thành ra nom. Còn khi nói 生 動 sinh động, nghĩa là vif hay vivant, thì là adjectif.

Cũng có khi có chữ biến ra mối tiếng khác nữa, nhưng phần nhiều chữ nào cũng có thể biến hóa trong ba mối đó: nom, adjectifverbe.

(Điều nầy là điều rất hệ trọng trong Hán văn, cần phải biết sớm; nhưng đợi đến hôm nay học đến verbe mới nói ra được).

Đây nhẫn xuống giải thêm nghĩa của ít nhiều tiếng một.

Chữ bộ, khi nó là nom thì nghĩa cũng là bước, mỗi hai lần cất chân là một bước: 一 步 (nhất bộ). Khi nó là verbe thì đi thủng thẳng từng bước là bộ.

Chữ  hành có nghĩa như marcher, mà cũng có nghĩa như aller, partir Hành nghĩa là đi mà khác nhau với chữ khứ nghĩa cũng là đi. Khi nào nói khứ là có ý như tiếng Pháp nói quitter hay là s'en aller.

Chữ  ái là yêu, giống như chữ aimer, khác với chữ tuất là “thương”. Chữ  tuất cùng với chữ (lân), chữ  (mẫn) có nghĩa giống nhau, đại khái như tiếng Pháp nói avoir pitié de... Sự yêu phát ra từ trong lòng, cốt ở tánh trời, ấy là ái. Còn sự thương là bởi trông thấy cái thảm trạng trước mắt mà động lòng xót xa, ấy là  lân, mẫn, tuất. Chữ Hán chữ Pháp đã phân biệt như thế, thì tiếng ta, “yêu” và “thương” cũng phải phân biệt.

Chữ  về vận thất dương, nên đọc là “vương” mới đúng, nhưng không biết vì sao, từ trước đến giờ người mình đều đọc là “vong”.

Chữ  văn là nghe, còn có một chữ nữa:  thính, ta cũng cắt nghĩa là nghe. Coi đó thấy ta không đủ tiếng để cắt nghĩa chữ Hán cho đúng.  thính không phải là nghe mà là lắng nghe mới phải. Theo tiếng Pháp thì  vănentendre, thínhécouter.

Ba chục chữ verbe học hôm nay, trong đó có verbe actifverbe neutre. Verbe neutre trong Hán văn kêu là nội động từ, như  tọa là ngồi, lập là đứng; verbe actif kêu là ngoại động từ, như  khai là mở,  bế là đóng, v.v…  Hễ một câu đặt với nội động từ thì dù không có complément cũng thành câu; còn đặt với ngoại động từ thì phải có complément mới thành câu được. Luật ấy trong thứ tiếng nào cũng giống nhau, nên đây chỉ nói sơ qua mà thôi.   

III. Văn pháp[sửa]

Verbe intransitif

Chúng ta học trong tiếng Pháp, đã biết verbe transitifintransitif là gì rồi, thì trong chữ Hán, verbe cũng có hai thứ ấy.

Hễ verbe transitif thì dính liền với complément direct, như nói 子 愛 父 tử ái phụ (con yêu cha), 我 開 門 ngã khai môn (tôi mở cửa): chữ ái dính liền chữ phụ, chữ khai dính liền chữ môn, không có chữ gì xen vào giữa nó hết.

Còn verbe intransitif thì cần có những chữ dưới nầy để làm dính complément indirect với verbe:

1/ chữ tự (là “từ”) để chỉ nghĩa từ đâu. Nó giống với chữ de trong tiếng Pháp. Vậy như nói: 出 自 北 門 xuất tự bắc môn: ra từ cửa bắc. Chữ  tự để làm dính chữ môn với chữ  xuất.

2/ chữ  ư (là “nơi”), để chỉ nghĩa ở đâu, đến đâu. Nó giống với chữ à. Vậy như nói: 入 於 幽 谷 nhập ư u cốc (câu trong Kinh Thi): vào nơi hang tối. ( u là tối; cốc là hang). Chữ  ư để làm dính chữ cốc với chữ  nhập.

(Chữ ư ấy hoặc đổi là vu cũng được, hai chữ cùng một nghĩa)

3/ chữ vị (là vì, là cho). Nguyên chữ này đọc là vi, nghĩa là “làm”, mà ở đây dùng ra âm khác và nghĩa khác, để chỉ nghĩa vì ai, cho ai. Nó giống với chữ pour. Vậy như nói: 父 爲 子 隱 phụ vị tử ẩn: cha vì con giấu, tức là cha giấu cho con. ( ẩn là giấu). Chữ  vị để làm dính chữ  ẩn với chữ tử.

4/ chữ do (là bởi) để chỉ nghĩa bởi đâu, bởi ai. Nó giống với chữ par. Vậy như nói: 誰 能 出 不 由 戶 thùy năng xuất bất do hộ: ai có thể đi ra chẳng bởi cửa ? ( năng là hay, là có thể; bất là chẳng). Lại như nói: 爲 仁 由 己 vi nhân do kỷ: làm điều nhân bởi mình. ( vi là làm; nhân là nhân từ). Hai chữ  do ấy, chữ trên để làm dính chữ hộ với chữ  xuất, chữ dưới để làm dính chữ  kỷ với chữ  vi.

5/ chữ (là lấy, là dùng, là bằng) để chỉ nghĩa lấy gì, bằng gì. Nó giống với chữ avec hay là chữ en. Vậy như nói: 投 我 以 桃; 報 之 以 李 đầu ngã dĩ đào, báo chi dĩ lý: tặng ta bằng trái đào, ta trả lại bằng trái lý; hay là: lấy trái đào tặng ta, ta lấy trái lý trả lại.( đầu là gieo, là ném; đây là tặng cho; báo là trả; đào là trái đào; là trái lý).

Hãy nhớ mấy điều ngoại lệ (exception) dưới nầy:

1/ Trong năm chữ đó có hai chữ tự ư, nhiều khi có thể bỏ đi được. Như nói 出 家 xuất gia chỉ những người ra khỏi nhà mà đi tu, đáng lẽ nói 出 自 家 xuất tự gia song không nói tự. Lại như nói 入 山 nhập sơn, chỉ những người vào núi ở ẩn, đáng lẽ nói 入 於 山 nhập ư sơn, song không nói ư.

2/ Chữ ư có khi dùng để thay cho chữ tự, đáng lẽ nói 出 自 xuất tự mà lại nói 出 於 xuất ư. Như trong sách Trang Tử có câu rằng: 莊 子 出 於 山 Trang tử xuất ư sơn: Trang tử ra khỏi núi. ( trang là kính, đây là nom propre, họ).

Làm thế nào biết được một verbe nào đó là intransitif, để đặt những chữ préposition theo sau nó?

Cái đó thì không có luật nào hết, chỉ nhờ lâu thành quen. Có một điều nên để ý, là nên đem chữ Hán gióng với tiếng ta mà tìm thử nó là transitif hay intransitif, chớ không nên đem mà gióng với tiếng Pháp, vì trong sự đó chữ Hán giống với tiếng ta hơn là tiếng Pháp vậy.

Như ta nói “nhớ nhà”, verbe nhớ là transitif, thì chữ Hán cũng nói 思 家 tư gia, verbe transitif; vậy không nên gióng với tiếng Pháp nói penser à mà bắt chước nói theo thành ra 思 於 家 (tư ư gia) là trật.

IV. Thành ngữ dùng vào Quốc văn[sửa]

進 步 (tiến bộ): Bước tới, đi tới. Đối với 退 步 (thoái /thối/ bộ): Bước thụt lùi.

起 點 (Khỉ /khởi/ điểm): Điểm là cái chấm (point). Khỉ điểm là cái chấm bắt đầu. Ví với làm một việc gì mà mới gây đầu ra. Cái danh từ nầy gốc ở kỷ hà học. Theo kỷ hà học, các đường (lignes) đều bắt đầu từ cái chấm (point), cho nên nói thế.

坐 臥 不 安 (tọa ngoạ bất an): Ngồi nằm chẳng an. Nói về có sự gì lo lắm.

出 入 自 由 (xuất nhập tự do): Ra vào tự do. Những cái cửa nào tha hồ cho công chúng ra vào, người ta hay yết thị bằng bốn chữ ấy. (Tục Nam Kỳ có tiếng "thả cửa", cũng bởi ý đó).

出 入 不 禁 (xuất nhập bất cấm): Ra vào chẳng cấm. Cũng như ý câu trên.

分 門 割 戶 (phân môn cát hộ): Chia cửa rẽ ngõ. Nói về một đảng phái nào về sau chia rẽ ra. Hay nói về anh em một nhà mà bất hòa với nhau cũng được.

別 立 門 戶 (biệt lập môn hộ): Riêng lập cửa ngõ cho mình, không chịu theo ai. (Chữ   biệt nghĩa là chia, rẽ).

V. Tập đặt[sửa]

Hãy dịch những đề nầy ra chữ Hán:

1. Mẹ bồng con; 2. Mẹ tôi bồng con nó; 3. Cha tôi đi ra cửa; 4. Vợ nó ngồi nơi đất; 5. Con trâu tắm nơi sông; 6. Xe đi nơi (trên) cạn, thuyền đi nơi (dưới) nước; 7. Gió thổi áo của tôi; 8. Vợ nhớ chồng của mình; 9. Tôi thấy cây nơi núi; 10. Tôi nghe điều đó nơi cha tôi.

Chú ý: Trong 10 câu trên đây, mỗi câu đều có verbe hoặc transitif hoặc intransitif. Verbe nào là intransitif thì phải nhớ đặt với chữ préposition. Nhưng có điều ngoại lệ nữa, như xuất tự thì có thể bỏ chữ tự được.

Dịch xong, đợi xem bài sửa lại ở số tới.

(Những chữ Hán đăng ở đây, nhà in phải khắc mà hôm nay vì một cớ riêng, khắc không kịp, xin bạn đọc thứ cho)