Bước tới nội dung

Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 24 (16 Janvier 1937), trang 4 - 5.

I. Những câu vấn đáp

[sửa]

1/ 何 謂 六 經 (Hà vị lục kinh): Gì gọi là lục kinh?

易, 詩, 書,禮,樂, 春 秋,是 謂 六 經 (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, thị vị lục kinh): Kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Nhạc, kinh Xuân thu, ấy gọi là sáu kinh.

2/ (tác là làm) 六 經 者 誰 也 ? (Tác lục kinh giả, thùy dã?): Cái người làm ra sáu kinh ấy là ai?

六 經 作 者 非 一 但 刪 定 之 者 乃 孔 子 也 (Lục kinh tác giả phi nhất, đản san định chi giả nãi Khổng Tử dã): Tác giả của sáu kinh chẳng phải một người; có điều cái người san định nó là Khổng Tử vậy.

3/ 世 人 亦 有 名 爲 五 經,何 耶 ? (Thế nhân diệc hữu danh vi ngũ kinh, hà gia?): Người đời cũng có kêu là năm kinh, sao vay?

據 儒 家 言,秦 時 焚 書,樂 經 因 之 而 亡, 故 惟 存 五 經 也. (Cứ nho gia ngôn, Tần thời phần thư, Nhạc kinh nhân chi vương, cố duy tồn ngũ kinh dã): Cứ theo lời nhà nho, thuở nhà Tần đốt sách, kinh Nhạc nhơn đó mà mất, cho nên chỉ còn có năm kinh vậy.

4/ 孔 子 之 生 與 孟 子 孰 先 ? (Khổng Tử chi sinh dữ Mạnh Tử thục tiên?): Khổng Tử với Mạnh Tử ai sanh ra trước?

孔 子 之 生 先 於 孟 子 百 有 餘 年,二 人 不 同 時 而 同 地, 蓋 皆 魯 人 也,魯 今 之 山 東 也. (Khổng Tử chi sinh tiên ư Mạnh Tử bách hữu dư niên, nhị nhân bất đồng thời nhi đồng địa, cái giai Lỗ nhân dã, Lỗ, kim chi Sơn Đông dã): Khổng Tử sanh ra trước Mạnh Tử hơn một trăm năm; hai người chẳng đồng thời mà đồng đất, vì đều là người nước Lỗ, − Lỗ tức là tỉnh Sơn Đông ngày nay.

5/ 孔 子 是 誰 氏 之 子 ? (Khổng Tử thị thùy thị chi tử?): Khổng Tử là con nhà ai?

孔 子 乃 叔 梁 紇 之 子;其 母 顏 氏, 名 徵 在 (Khổng Tử nãi Thúc Lương Hột chi tử; kỳ mẫu Nhan thị, danh Trưng Tại): Khổng Tử là con của ông Thúc Lương Hột; mẹ ngài là họ Nhan, tên Trưng Tại.

6/ 孔 子 刪 定 六 經 之 事,誰 能 知 而 言 之 ? (Khổng Tử san định ngũ kinh chi sự, thùy năng tri ngôn chi?): Cái việc Khổng Tử san định sáu kinh, ai có thể biết mà nói đó?

孔 子 自 言 曰﹕吾 自 衛 反 魯,然 後 樂 正,雅 頌 各 得 其 所 此 刪 定 詩 樂 之 証 也。孟 子 言 孔 子 作 春 秋;先 秦 諸 子 亦 多 言 及 此 事,故 可 信 也. − (Khổng Tử tự ngôn viết: ngô tự Vệ phản Lỗ, nhiên hậu Nhạc chính, Nhã Tụng các đắc kỳ sở, thử san định Thi, Nhạc chi chứng dã; Mạnh Tử ngôn Khổng Tử tác Xuân Thu; tiên Tần chư tử diệc đa ngôn cập thử sự, cố khả tín dã): Chính mình Khổng Tử có nói rằng: "Ta từ nước Vệ trở về nước Lỗ, vậy sau Nhạc được chánh, thơ Nhã thơ Tụng đều đặng chỗ nó". Ấy là cái chứng ngài san định kinh Thi và kinh Nhạc vậy; Mạnh Tử nói Khổng Tử làm kinh Xuân Thu; các Tử về đời tiên Tần cũng có nhiều người nói đến việc ấy, cho nên có thể tin được vậy.

II. Cắt nghĩa thêm

[sửa]

Chữ đọc hai tiếng: một là dịch, nghĩa là đổi, kinh Dịchnom propre mà cũng lấy nghĩa ấy, bởi sách ấy nói về cái lẽ biến đổi trong võ trụ; một là dị, nghĩa là dễ, đối với (nan) là khó.

Câu 2 có thể đặt là 誰 作 六 經 (Thùy tác lục kinh?) Nhưng có ý chú trọng về sự tác lục kinh nên đem để lên trên mà để chữ (thùy) là lời hỏi là xuống dưới. Đã vậy thì phải thêm vào một chữ (giả) để chỉ về cái người, và cho nó làm sujet luôn thể.

Câu trả lời 2 vốn là 六 經 之 作 者 非 一 人 (Lục kinh chi tác giả phi nhất nhân) nhưng đã bỏ bớt chữ và chữ . Sự bỏ chữ là thường, vì không có nó cũng đủ hiểu; còn bỏ chữ là bởi đã có chữ rồi, nếu có chữ nữa thì thừa ra.

(san) là dọn, bỏ bớt; (định) là sắp đặt cho đâu ra đó; đây nhập hai chữ làm verbe kép. 刪 定 之 者 (san định chi giả), chữ để chỉ lại lục kinh; chữ nghĩa là cái người.

Câu hỏi 3, chữ (danh) dùng như verbe, nghĩa là kêu tên. 何 耶 (hà gia) cũng như 何 也 (hà dã), cũng là lời hỏi.

儒 家 言 (nho gia ngôn), trên chữ (ngôn) đáng lẽ có chữ (chi) mà đã bỏ bớt.

Verbe (phần) đây không có sujet, vì việc vua Thủy Hoàng nhà Tần đốt sách chôn học trò là một việc to tát trên lịch sử, không cần nói rõ cũng biết; 因 之 (nhân chi), chữ (chi) chỉ lại sự đốt sách.

Câu hỏi 4 nếu cắt nghĩa đúng theo chữ thì phải nói: Sự sanh ra của Khổng Tử cùng sự sanh ra của Mạnh Tử sự nào ở trước? Nhưng tiếng An Nam không có thể nói như vậy nên mới sửa đi. Vậy dưới chữ 孟 子 (Mạnh Tử) đó còn có chữ 之 生 (chi sinh) nữa mà đã bỏ bớt. Phải hiểu trong câu ấy chữ làm sujet cho verbe (tiên) chứ không phải chữ 孔 子 (Khổng Tử). Trong câu trả lời cũng vậy.

Chữ (thị) đây cũng như nói famille.

Trong câu trả lời 6, dẫn lời Khổng Tử, lời nầy thấy trong sách Luận ngữ.

Kinh Thi chia làm ba phần: 1. phong , 2. nhã 3. tụng . Phong là thơ phong dao chốn dân gian; Nhã là thơ nói về chánh trị chốn triều đình. Tụng là thơ phổ vào nhạc mà dâng nơi tông miếu trong lúc có việc tế tự.

得 其 所 (đắc kỳ sở) có ý nói: nhờ sắp đặt mà được đâu ra đó.

Vào khoảng đời ấy và trước đó một ít, những người có học vấn, có chủ trương một cái thuyết gì, có làm sách để đời, đều được xưng bằng tử cả. Tức như Lão Tử, Trang Tử, và cho đến Khổng Tử cũng vậy.

Trong câu trả lời 6, 此 事 (thử sự) tức là 刪 定 六 經 之 事 (san định lục kinh chi sự).

故 可 信 也 (cố khả tín dã), sau chữ đáng lẽ có chữ 此 事 (thử sự) nữa, song vì mới vừa nói hai chữ ấy ở câu trên đó, cho nên lược bớt đi cũng đủ hiểu.

III. Văn pháp

[sửa]

Chữ (các) và chữ (giai)

Hồi trước chúng ta học chữ Hán, gặp chữ (các) và chữ (giai) đều cắt nghĩa là “đều” cả, (các) là “đều” mà (giai) cũng là “đều”. Vì tiếng ta không đủ nên phải cắt nghĩa như thế, chứ hai chữ ấy vốn có nghĩa khác nhau xa.

Chữ (các) nếu cắt cho đúng nghĩa thì phải cắt là “mỗi một”. Nó có ý do số nhiều mà tách ra từng số một.

Như câu trong Tả truyện: 人 心 不 同, 各 如 其 靣 (Nhân tâm bất đồng, các như kỳ diện): Lòng người không giống nhau, đều như cái mặt của nó. Chữ (các) trong câu ấy nếu nói cho tách bạch thì nghĩa nó là mỗi một cái lòng. Và cả câu nghĩa là: Cái mặt của người ta mỗi người một khác, thì cái lòng của người ta cũng không giống nhau, mỗi một cái lòng cũng như cái mặt của người ta. Vậy chữ (các) giống như chacun trong tiếng Pháp.

Còn chữ (giai) có ý hiệp lại một số nhiều mà nói chung. Như câu trong Mạnh Tử: 皆 是 也 (giai thị dã): đều phải vậy; nghĩa là: Hết hết các người đã nói trên đó đều phải cả. Vậy chữ (giai) giống như chữ tous, pronom indéfini trong tiếng Pháp.

Hai pronom ấy đều dùng làm sujet chứ không hề làm complément

REMARQUE. - Chữ (các) có khi dùng như chữ chaque, nói 各 人 (các nhân) thì khi đó, nghĩa nó cũng như chữ (mỗi): mỗi một người.

V. Phép chấm câu

[sửa]

Phép chấm câu của chữ Hán có hai lối: lối cũ và lối mới.

Lối cũ thì chấm một cách sơ lược lắm, chỉ chia ra hai thứ để dứt câu là () và (đậu) (chữ này nguyên âm là độc, nghĩa là “đọc”, lire, nhưng đã biến ra khứ thanh, đọc là “đậu”.

() là câu đã dứt hẳn, như point trong chữ Tây.

(đậu) là chỗ ngắt ra từng ý khi gặp câu nào có nhiều ý, như virgule của chữ Tây.

Chỗ đậu, người ta dùng chấm nhỏ mà chấm vào dưới đít chữ; còn chỗ , dùng chấm lớn mà chấm nơi phía dưới của góc bên hữu chữ.

Theo lối An Nam ta học chữ Hán hồi trước, còn có bày thêm ra mấy cách chấm nữa. Những cách nầy cũng do Tàu mà ra, nhưng An Nam ta đem ứng dụng không toàn giống với Tàu.

1/ Dấu vòng để chỉ tên người. Người đáng trọng như các bậc vua chúa, thánh hiền, thì dùng dấu ấy. Cái vòng để hở một phần mà đặt vào giữa phía hữu của hai hoặc ba chữ tên. Tức như 文 王 Văn Vương thì cái vòng ở phía hữu của chữ và chữ ; Tả Khưu Minh 左 丘 明 thì cái vòng suốt cả phía hữu của ba chữ 左 丘 明.

2/ Dấu chấm ngươi. Cũng để chỉ tên người mà là người thường hoặc là người đáng kinh rẽ. Cái tên một chữ thì chấm vào giữa chữ; cái tên hai chữ thì chấm một chấm vào khoảng giữa của hai chữ; cái tên ba chữ thì chấm hai chấm vào khoảng giữa ba chữ.

3/ Dấu sổ chỉ tên đất và tên khác. Gặp tên đất như Huế thì sổ một sổ suốt bên hữu chữ ấy; tên đất hai chữ thì sổ quá giang giữa hai chữ, ba chữ thì sổ quá giang giữa ba chữ mà cũng đều ở bên hữu.

Không phải tên đất mà là tên triều đại, như Đường, Tống, Đinh, , hoặc tên một nước như 高 麗 Cao Ly, 越 南 Việt Nam thì cũng dùng dấu ấy. Cho đến tên sông tên núi cũng vậy.

Ba thứ dấu đó chẳng qua dùng để phân biệt những nom propre chứ chẳng có gì lạ, vì chữ Hán không có viết hoa như chữ Tây thì cần phải làm như thế mới phân biệt được.

Từ ngày bên Tàu dùng lối văn bạch thoại thì họ cũng đổi luôn lối chấm câu nữa, họ dùng lối của chữ Tây mà có thay đổi một ít.

Nhưng hiện nay lối chấm câu ấy (họ gọi là tiêu điểm pháp) ở bên Tàu cũng chưa được duy nhất. Người thì dùng ngay những point, những virgule của Tây; người thì còn dùng những chấm, phết của Tàu.

Duy có về nom propre thì bất luận tên người tên đất họ đều làm dấu bằng cái sổ, nhưng cái sổ ở bên tả chữ.