Trợ giúp:Bố cục trang
← Trợ giúp:Mục lục | Bố cục động |
Bố cục động là những mã định kiểu CSS được áp dụng một cách linh động lên trang.
Ví dụ: Đông Dương ngày xưa và ngày nay/Chương I. Tìm liên kết "Bố cục x" ở bìa trái trang và nhấn để xem các bố cục được thay đổi ra sao.
Bố cục động được kích hoạt trên các trang có nội dung được nhúng từ không gian tên "Trang:". Với những văn kiện đó, người dùng có thể lựa chọn các bố cục khác nhau trong trình đơn "Tùy chọn hiển thị".
Cách biên soạn tốt
[sửa]Bố cục động được tạo ra với giả định rằng nội dung trang được tách rời hẳn ra khỏi định dạng và bảng biểu. Do đó, nội dung văn bản chỉ nên đơn thuần là nội dung văn bản, chứ không nên giả định một kiểu bố cục trang nhất định nào đó sẽ được sử dụng. Nói một cách khác, bạn không nên đặt thẻ <pages/> nội dung nhúng của biểu mẫu {{Trang}} bên trong một thẻ div hoặc bên trong một bảng biểu.
Bản mẫu
[sửa]Các bản mẫu sẽ được thay đổi tương thích với bố cục động. Ví dụ, ghi chú bên lề trang bằng bản mẫu {{Ghi chú lề phải}} sẽ được hiển thị khác nhau trong các bố cục khác nhau.
Nếu một bản mẫu nào được viết cố định cho một bố cục nhất định, nó phải được thay đổi để áp dụng bố cục động.
Cách viết bố cục động
[sửa]Bố cục động được viết bằng javascript có tên là "self.ws_layouts".
Biến này là một đối tượng dạng từ điển, trong đó mỗi mục là danh sách các thuộc tính css. Tùy vào ký tự đầu tiên của khóa ("#" hay ".") mà thuộc tính CSS sẽ được áp dụng cho một yếu tố hoặc một lớp yếu tố.
Người dùng có thể tự định nghĩa bố cục của riêng mình, bằng cách thêm yếu tố vào self.ws_layouts trong tùy chọn javascript cá nhân. Ví dụ:
/* trong trường hợp đối tượng ws_layouts chưa tồn tại */
if (self.ws_layouts === undefined) {
self.ws_layouts = {};
}
self.ws_layouts['My Layout'] = {
'#pageContainer':'',
'#regionContainer':'width:36em; margin:0 auto 0 auto; font-family:Georgia,serif;',
'#columnContainer':'text-align:justify;',
'.sidenote-right':'position:absolute; left:37em; width:16em; text-indent:0em; text-align:left;',
'.sidenote-left':'position:absolute; left:37em; width:16em; text-indent:0em; text-align:left;',
'.mw-editsection':'',
'#headerContainer':'font-family:sans-serif;'
};
Cách sử dụng bố cục động
[sửa]Độc giả có thể xem qua các bố cục đã có bằng cách chọn liên kết đầu tiên trong trình đơn "Tùy chọn hiển thị" ở bên trái. Liên kết sẽ hiển thị tên của bố cục hiện thời, mặc định là "Bố cục 1". Mỗi lần nhấn sẽ chuyển sang bố cục kế tiếp cho đến hết, sau đó trở lại bố cục 1. Thiết lập này sẽ được ghi nhớ mỗi khi được thay đổi, bạn không cần phải đổi đi đổi lại mỗi khi bạn chuyển sang trang khác.
Một bố cục động nhất định có thể được chỉnh thành mặc định cho một trang bằng cách dùng bản mẫu {{bố cục mặc định}}. Khi trang đó được mở, nó sẽ dùng bố cục được chỉ định thay cho bố cục mà người dùng đang chọn. Độc giả vẫn có thể chuyển sang bố cục khác bằng trình đơn "Tùy chọn hiển thị". Không cần phải làm điều này với bố cục 1 vì nó đã là bố cục mặc định cho toàn dự án.
Ví dụ: {{bố cục mặc định|Bố cục 2}}
sẽ đặt bố cục mặc định của trang thành Bố cục 2.
Muốn dùng bản mẫu {{bố cục mặc định}}, tiện ích "Cho phép ghi đè bố cục" phải được bật. Tiện ích này có thể bật tắt trong tùy chọn của bạn (nó được bật mặc định). Nếu bạn không muốn bị ghi đè bố cục, tắt tiện ích đi, và trang sẽ luôn hiển thị theo bố cục bạn muốn. Bạn chỉ nên dùng các bố cục được liệt kê bên dưới trong bản mẫu, nếu không người dùng nào không có bố cục đó sẽ không thấy được hiệu ứng mong muốn.
Các bố cục sẵn có
[sửa]Bảng sau liệt kê các bố cục mặc định mà mọi người dùng đều có.
Tên bố cục | Mô tả |
---|---|
Bố cục 1 | Bố cục mặc định khi không thay đổi tùy chọn. Văn bản sẽ được hiển thị trong phông chữ không chân, canh đều hai bên và được đặt trong một cột giữa trang có chiều rộng cố định (36em). Ghi chú lề sẽ hiển thị ở hai bên lề trống của trang, ở bên trái và phải. |
Bố cục 2 | Tương tự như Bố cục 1 (cột cố định ở giữa, canh hai bên) dùng phông chữ có chân. Tương tự như kiểu dùng trong Wikisource tiếng Pháp và tiếng Ý. |
Bố cục 3 | Đầu đề sẽ được hiển thị ở bên phải trang, nội dung trang bên trái, canh đều hai bên. Ghi chú lề sẽ hiện ở phần trống phía dưới đầu đề. Tương tự như kiểu ở Wikisource tiếng Đức. |
Bố cục 4 | Văn bản sẽ đổ đầy hai bên trang, ghi chú lề sẽ được đóng trong khung riêng. Đây là kiểu dùng trong Wikisource tiếng Anh. |
Bố cục 5 | Tương tự như Bố cục 1, nhưng không thụt đầu hàng khi bắt đầu đoạn văn. Rất phù hợp cho các trang Bìa của một Văn kiện hay Sách. |