Hoàng tử Cảnh như Tây/Hồi thứ nhất
LỊCH-SỮ TIỂU-THUYẾT
TIẾP THEO BỘ GIA-LONG TẪU-QUỐC
HOÀNG-TỬ CÃNH NHƯ TÂY
Tác-giã: TÂN-DÂN-TỮ
HỒI THỨ I
Khuyên phu-tướng, Bích-vân-Kiều lấy lời luận biện;
Lập phù-kiều Châu-văn-Tiếp dụng kế độ binh.
Gương Nga khuất núi, bóng ác rựng hồng, hột sương mai còn mờ mịt trên không, chim vở ổ đả xăng văng bên nhánh, cái quang cảnh trong lúc ban mai rất tốt tươi rất mát mẽ, kia là non xanh vọi vọi, nọ là nước bích dờn dờn. Gộp vân san cây cỏ bóng êm đềm, tranh thũy mạc thợ trời tay khéo vẽ. Giọng hát tiều-phu nghe thỏ thẽ, cánh bườm Ngư phủ thấy lơ-thơ, xuân thành ngọn gió phất phơ, liễu khoe màu lục, đào dơ nhụy hồng.
Cái không khí khoan hòa trầm tịnh như vầy, ai là khách du ngoạn thừa lương, trông ra củng cho là một vẽ thái bình cảnh tượng, nhưng mà xem lại trong chốn thôn hương thành thị, người người đều có vẻ lộn nhộn lao nhao, mấy nẻo đường đâu đó đều có lính nhựt quân hờ, các dinh các trại quan viên thảy đều tuần phòng nghiêm nhặc. Còn mấy dảy nhà buôn tiệm bán thì lao xao cửa đóng then gài, các nơi lũ bảy đoàn ba, đều náo nức người dồn kẽ dặp, nào là chồng dắc vợ bôn ba lước dậm, nào là cha cỏng con liệu điệu lên đường, lớp thúc hối, lớp lấn chen, kéo nhau chay đi rần rần rộ rộ.
Cái quang cảnh nào đây, cái thành thị nào đây, mà xem rất nhộn nhàn náo động như thế? Ấy là cái quang cảnh thành Saigon trong lúc tháng Giêng năm quí mảo, nhằm tây lịch 1783. Lúc bấy giờ trong đám rừng cây tịch mịt, nội cỏ im lìm, bổng thấy một luồn gió buội xung xăng bay lên mù mịt, từ mé rừng kia ùng ùng qua mé rừng nọ, lại nghe lạc kêu rảng rảng, trống giục thùng thùng, tiếng lạc với tiếng trống rền dội vào tai, làm cho người người đều tâm thần rúng động. Kế thấy một đạo binh mả rần rần từ Trấn-biên kéo tới, trước đạo binh ấy có một cây đại-kỳ sắc đõ, bọc theo ngọn gió sè ra, trên lá cờ nầy có đề bốn chữ lớn « Lương-sơn-tá-quốc », phút chút lại thấy một viên đại-tướng, mình mặc một chiến bào xanh, đầu đội một nhung quang đỏ, chơn mang một đôi vỏ hài đen, lưng đai một thanh bữu kím, mặt tròn, mày rậm, miệng rộng môi hồng, trạng mạo khôi ngô, xem rất đường đường oai vỏ, đương buông cương giục ngựa bôn ba lước dậm băng ngàn; phía sau lại có muôn đội tỳ-hưu[1], lừng lẫy ngất trời sát khí.
Vị đại-tướng ấy là ai? Tưởng độc-giã củng còn nhớ trong bộ « Gia-Long tẩu-quốc » trước, tôi đả có chỉ rỏ tánh danh. Ấy là một viên kiện tướng cũa đức Nguyển-Ánh, trấn thủ Bình-thuận. Khánh hòa, làm chức Đô-đốc khâm-sai, chính danh là Châu-văn-Tiếp.
Khi đức Nguyễn-Ánh thất thủ Sài-gòn, chạy ra Phú-quốc, thì Châu-văn-Tiếp tuốt lên Trà-lang-sơn chiêu quân mộ sỉ, đem về hiệp với đạo binh Bình-thuận, Khánh-hòa, cả thảy ước hơn sáu ngàn, người người đều tập rèn tinh thục.
Lúc nầy hai anh em Nguyển-Nhạc ở Sài-gòn đem binh trở về Qui-nhơn, để một vị đại thần là Hộ-bộ-Bá, và một viên đại tướng là Đổ-nhàn-Trập làm chức Nguyên-nhung, với các văn vỏ quan viên, ở lại trấn thủ Nam-kỳ và các miền chiến địa. Kế đạo binh Châu-văn-Tiếp tràng non lấp nội, xung xăng kéo tới trùng trùng, lớp binh bộ, lớp chiến thuyền, hai mặt xông vào một lược.
Tướng Tây-sơn là Đổ-nhàn-Trập lúc bây giờ ở tại Hoa-viên thưởng bông uống rượu với một nàng hầu là Bích-vân-Kiều, nàng nầy quê ở Quãng-nam, con nhà thi lể, dung nghi yễu điệu, tài sắc gồm hai, nước da trắng trong như ngà, hai chơn mày cong như vòng nguyệt, mặt vuông, má ững, môi đỏ, mủi cao, trên đầu chích một mái tóc đen láng như huyền, cổ tay tròn mà trắng như ngọc, tướng đi đầm thắm, cách nói hửu duyên, thật là một gái sắc nước hương trời, thiên kiều bách mị, đương ngồi trò chuyện với Đổ-nhàn-Trập, bổng có quân báo rằng: Châu-văn-Tiếp tấn binh qua khỏi Trấn-biên, bây giờ đương rần rộ kéo đi, đả gần miền Thủ-đức.
Đổ-nhàn-Trập nghe báo mặt liền biến sắc, tráng rịnh mồ hôi, rồi day lại nói với nàng Bích-vân-Kiều rằng: Nàng ôi, từ khi đôi ta gặp gở đến nay, cái mối ân tình nàng đối với ta, xem đã càng ngày càng thêm khắn khích, thật là tâm đầu ý hiệp, phận đẹp duyên ưa, nay chẳng may gặp lúc giặc tới bên thành, cang qua dấy động, ta làm một viên đại tướng, thế thì phải lấy gươm làm nghĩa, lấy máu làm tinh đặng ra sức chống lũy ngăn thành, mà trừ quân thù dẹp kẻ nghịch. Vậy thì ái-khanh nàng hảy tạm nơi điệp trướng, đặng cho ta ra chốn sa trường, miểng là ta được thắng trận thành công, rồi đây hai ta sẻ cùng nhau trùng phùng hội diện.
Bích-vân-Kiều nghe nói mấy lời, thì giọt lụy thương tâm đả ròng ròng đọng trên hai má, rồi nàng lấy khăn lao nước mắt mà nói nhỏ nhỏ rằng Phu-quân ôi! hai ta đương lúc tình nồng nghỉa mặng, mà ai khiến cho gặp cuộc ly sầu, nay phu-quân đả quyết ý xuất trận hành binh, đề thương thượng mã. Vậy em xin với phu-quân một điều là xin cho em sớm tối theo cùng, đặng hầu hạ phu-quân trong lúc chung trà chén rượu, phu-quân xét đó mà coi, từ khi em được cùng phu-quân tri ngộ đến nay, thì tình ân ái đả cho rằng đầm thắm, còn nghỉa tóc tơ sao nở đễ chia lìa, em nghỉ cho lúc an nhàn thì em đã chung hưỡng cuộc an nhàn, còn cơn hoạn nạn lẻ nào em lại không cam đồng hoạn nạn đó sao? Nàng nói rồi đưa cập mắt sáng ngời như sao, nhưng xem lại thì hai tròng thu ba đả láng lại hàng lụy, rồi ngó châm châm vào mặt Đổ-nhàn-Trập một cách rất ân tình, một màu rất thảm đạm.
Đổ-nhàn-Trập nghe rồi liếc mắt ngó lại nàng Bích-vân- Kiều đương ngồi nơi ghế, mà sắc mặt dàu dàu, lại thấy giọt sầu trên má thục nữ ngỗng ngang, làm cho ngọn lữa trong lòng anh hùng muốn tắc, liền lấy lời phủ ủy mà nói với nàng rằng:
Ái-khanh, nàng cũng biết chỗ chiến trường là một chỗ đầu gươm mũi đạn, ngọn giáo đường tên; ngàn tướng muôn binh, hai phía tranh đấu cùng nhau, chưa chắc đàng nào thắng bại, mà nàng là phận gái thân bồ vóc liểu, yếu ớt như tào lá trên cây, thuỡ nay chưa tuần đợt pháo xông tên, nếu nàng theo ta ra chốn cương trường, thì làm cho ta càng thêm buộc ràng bận biệu. thế thì chẳng những là không thong thõa cho ta trong việc chiến tranh, mà củng không phương tiện cho nàng trong bề cư xữ, vậy thì nàng hảy ở lại trong thành nầy mà đợi ta ít ngày, ta củng vái trời cho ta mau đặng thành công thắng trận, dẹp yên kẻ nghịch quân thù, chừng ấy ta sẻ hát một bài khãi hoàn, bày một tiệc quỳnh tương nơi giữa thành nầy đặng cùng nàng vui tình sum hiệp.
Bích-vân-Kiều nghe nói liền nhích cập môi đỏ như màu yên chỉ, liếc hai mắt trong như gương thu-thủy, rồi bước lại nắm tay Đổ-nhàn-Trập một cách khắn khích và mĩn cười mà rằng:
— Phu quân nè! em xin hõi phu-quân một đều, chẳng biết phu-quân có bằng lòng trả lời cùng em chăng?
— Nàng muốn hõi đều chi thì hỏi ngay đi, cớ sao mà dùng dằn ái ngại, nàng hảy nói mau cho ta nghe.
Nàng Bích-vân-Kiều liếc cặp mắt phóng xạ hai ánh hào quang ngó châm châm vào mặt Đổ-nhàn-Trập, rồi huỡn đãi nói rằng:
— Thưa phu-quân, em muốn hõi phu quân một chuyện đời xưa bên Tàu, chẳng biết phu quân có nhớ thuỡ Sở-hạng-Vỏ cử binh phạt Hán, có đem nàng Ngu-Cơ để sớm tối chung cùng, và vua Thanh-thái-Tôn ngự giá thân chinh nhà Minh, cũng có đem nàng Kiết-đạt-Thị, đễ theo hầu hạ, mà nào có chi gọi rằng bận biệu, nào có gì gọi rằng buộc ràng, nay em xin theo tướng quân đặng dâng trà hầu rượu, sữa giáp nưng khăn, mà tướng-quân lại chẳng bằng lòng, thì em ở nhà một mình nơi chốn cô phòng, sao cho yên dạ.
Đổ-nhàn-Trập nghe Bích-vân-Kiều thõ thẽ lời ngon lẻ ngọt, nĩ non câu chuyện giọng tình, dẩu cho một đấng khẳn khái trượng phu thế nào, củng phải lần lần hồn tiêu khí giãm, rồi tự nghĩ rằng: nếu ta chẳng lấy lời cang đáng mà áp chế lòng nàng, để cho con ma ái tình lừng lẩy dấy lên, đánh giặc với thần công lý cũa mình trong tâm, làm cho mình phải ngã chí xiêu lòng, thì khó bề cất bước ra đi cho tiện, liền day lại nghiêm sắc mặt ngó nàng Bích-vân-Kiều mà nói cách mạnh mẽ rằng:
— Bích-vân-Kiều, ta khuyên nàng chớ nên học thói thường tình phụ nữ, mà cứ theo ràng buộc nước bước anh hùng; nàng phãi biết rằng khi xưa Thành-thái-Tôn ngự giá thân chinh, và Sỡ-hạng-Vỏ cữ binh phạt Hán, là vì quê huơng cách trở, đường sá xa xui, nên phải đem hai người ấy theo, đặng giải khuây trong lúc canh trường đêm tịnh. Còn ta cùng nàng đây, chẳng phải xa xui non nước, chẳng phải cách trở quê hương, chổ chiến địa kia với thành nầy cách nhau chẳng đầy trăm dậm, thì cần gì nàng phải bận biệu theo cùng làm chi cho dày bừa gió bụi, vã lại giặc nầy là giặc dử, Châu-văn-Tiếp là một người trí túc mưu đa, lại thêm binh cường tướng dỏng, từ Trấn-biên đem quân tràng xuống, cuộng cuộng như nước bẽ bờ, đến trấn nào thì trấn ấy lủy sặp đồn tan, nay mai sẻ xuồng tới Saigon, nếu không lo thế ngăn ngừa, ắc là ta cùng nàng chưa biết lẻ nào còn mất, vậy thì để cho ta ra sức tranh đương, quyết đem binh đánh nhầu một trận, nàng chẳng nèn lấy lời bịnh rịnh, mà làm cho ta rủng chí nguôi lòng. Vậy thì nàng hãy trở lại trướng trung, đặng cho ta đề thương thượng mã.
— Thưa phu-quân, xin phu-quân chớ vội, để cho em hỏi lại một lời.
— Nàng muốn hỏi gì, thì hỏi phức đi.
Bích-vân-Kiều ngó Đỗ-nhàn-Trập một cách rất buồn mà thưa rằng: thưa phu-quân chẳng biết đạo binh cũa Châu-văn-Tiếp kia là người ở nước nào đến đây? mà phu-quân lật đật đề thường thuợng mã dữ vậy; xin phu-quân nói cho em biết chút.
— Ủa hay cho nàng dử a, lẻ nào nàng lại chẵng biết quân nghịch ấy sao? mà hỏi gì lạ vậy?
— Thưa phu-quân, thiệt em không biết quân nghịch ấy là nước Chơn-lạp hay là nước Xiêm-la, xin phu-quân nói cho em đặng rỏ.
Đổ-nhàn-Trập nghe hỏi rất trếu, liền dững hai mày lên, bước hai chơn tới, ngó Vân-Kiều châm chỉ và cuời một tiếng lạt lẻo mà rằng:
— Ai nói là Chơn-lap, ai nói là Xiêm-la. Quân nghịch ấy chính là người Việt-nam của ta, chớ phải nước nào lạ đâu, mà nàng không rỏ biết.
Bích-vân-Kiều lui lại một bước ngó châm chỉ Đồ-nhàn-Trập và mỉn cười mà rằng: — Ờ, té ra quân nghịch là người Việt-nam đó sao? Vậy thì người ấy với chúng ta cũng như con một nhà, gà một mẹ, người ấy cũng đồng một nòi một giống, người ấy củng đồng một nước một non, vì sao lại giết hại lẫn nhau, mà chẳng chút......
— Chẳng chút gì, sao nàng không nói luôn mà ngặp ngừng nính lại?
— Thưa phu-quân, em muốn hỏi phu-quân, người ấy củng đồng một nước một non, vì sao lại giết hại lẩn nhau, mà chẳng chút thương yêu nòi giống?
Đổ-nhàn-Trập nghe Vân-Kiều hỏi mấy câu rất lắc léo, day lại ngó nàng trân trân và đứng sững nghẹn ngào, không biết lời gì đáp lại, rồi nghĩ nghị một chút mà nói rằng: nàng phải biết quân giặc kia tuy là người một nòi một giống mặc dầu, nhưng ai ai cũng nuôi một tấm lòng tranh danh đoạt lợi, nuôi một chí khí đồ bá xưng hùng, nên phải sanh một cái họa giết hại lẫn nhau, mà dành giựt miếng mồi vinh hoa phú quí, nay Châu-văn-Tiếp đả vì chúa của hắn mà dấy động cang qua, thì ta cũng phải vì chúa ta mà ngăn ngừa quân giặc.
Vân-Kiều nghe nói liền dàu dàu nét mặt và thở dài một cái mà rằng:
— Than ôi! Vì một người mà làm cho muôn ngàn binh sĩ phãi máu chãy thành sông, xương chồng tợ núi; vì một người mà làm cho sanh linh đồ thán, thành lủy tan tành; vì một người mà làm cho dân một giống một nòi xem nhau như kẻ thù đứa nghịch; vì một người mà làm cho con phãi lìa cha, chồng phải lìa vợ, rồi xô mình vào thành uỗng-tữ, dập mình vào mả oan hồn, biết bao là kẻ khóc thảm than sầu, thì phu-quân lòng nào cho nở?
Đỗ-nhàn-Trập nheo mày trợn mắt ngó Vân-Kiều mà nói cách xẳn xớm rằng:
— Ủa lạ thay cho nàng! Nếu không nỡ thì để cho quân giặc đến đây, rồi ta cùng nàng khoanh tay mà chịu chết hay sao? É thôi đi, ở trong cái đời cạnh tranh nầy mà nói những sự nhơn từ đạo đức như nàng vậy, thì lấy gì mà được công cao lộc trọng, lấy gì mà được phú quí vinh hoa, làm sao mà được tữ ấm thê phong, làm sao mà được cao xa tứ mã, thuỡ nay ta sát hại sanh mạng con người chẳng biết bao nhiêu, nên ngày nay ta mới được làm chức Nguyên-nhung nầy, nếu nói như nàng thì sao mà vinh diệu cho đặng. Nói rồi liền mang gươm xóc áo chẫm hẫm bước đi.
Nàng Bích-vân-Kiều lật đật bước theo, thò tay nắm ngang chéo áo kéo lại mà nói tiếng nhõ nhẹ rằng:
— Phu-quan ôi! xin phu-quân dừng chơn đứng lại, đặng cho em bày tỏ một đôi lời đả nào!
— Ủa hay cho Vân-Kiều, ta đả bảo nàng vào nơi điệp trướng, đặng cho ta ra chốn sa trường, cớ sao nàng chẳng vâng lời, mà cứ theo kiếm đều trỡ ngăn vậy hữ?
— Thưa phu-quân, nếu phu-quân đề thương thượng mã, ra mà cự chiến với nước nào khác kia, thì em chẳng hề dám lấy cái thói phụ nữ thường tình, mà cảng trỡ anh hùng trên đường nghỉa vụ, nhưng giặc nầy là giặc trong một nước. Xét ra cũng người một giống một nòi, mà đánh giết lẩn nhau, thì em không nỡ lòng nào để cho phu-quân đành quên sự ấy. Vậy xin phu-quân vì nghĩa đồng ban, vì tình chũng tộc, mà hồi binh bải chiến, cho khỏi tổn tướng hao quân, trước là tránh cái họa nòi giống giết nhau, sau là vợ chồng ta cũng khõi buồn nỗi chia loan rẻ túy, chẳng biết tướng-quân có khứng cùng chăng?
Đổ-nhàn-Trập nghe nói nghịch ý trái tai, thì lữa giận phừng lên, ngó nàng một cách rất nghiêm nghị và nói:
— É thôi đi, ta chẳng biết ai là đồng ban, ai là chũng tộc, nàng chẳng phải phật bồ-tát quan-âm, mà nói chuyện nhơn từ đạo đức, ta bấy giờ chỉ biết một đều cho chúng ta được công cao lộc trọng, phú quí vinh hoa mà thôi, làm cái chức phận quan võ nầy, nhờ khi nước đục mà thã câu, nhờ lúc loạn ly mà lập nghiệp, kìa đống xương của quân nghịch, giọt máu cũa đồng nhơn chảy ra chừng nào, thì công nghiệp cũa ta mới càng cao chừng nấy, hơi đâu mà kể người một nòi một giống, hơi nào mà vì kẻ một nước một non, nàng là phận quần vận yếm mang, đừng bọc bạch mà nói chuyện tha cầu biệt sự, nói rồi liền lấy gươm bên lưng cắt phức vạt áo đức ngang, rồi bước thẵng ra khỏi hoa viên, thì đã thấy một tên quân dắc tới một con ngựa hồng, yên cương rực rở, kiều khấu sẳng sàng, đương đứng trước dinh, chực hầu soái lịnh.
Đổ-nhàn-Trập bèn nhãy phức lên ngựa, rồi buôn cương sãi tới như bay, nàng Bích-vân-Kiều thấy Đổ-nhàn-Trập quyết ý ra đi, lật đật bước ra trước thềm, hai mắt châm châm đưa theo, mà ruột sầu héo don từng đoạn.
Lúc bấy giờ Đổ-nhàn-Trập thẳng tới soái đường, liên hội các tướng văn vỏ quan viên, đặng tính kế bàn mưu đem binh cự chiến.
Khi ấy có một vị văn quan đứng trước soái-đường, gầm gầm sắc mặt, chẳng nói chẳng năn, còn các vỏ tướng, người bão đem binh ra đánh, người xin đóng cữa thành mà giữ ngăn, nghị luận hồi lâu mà chưa ai quyết đoán.
Đổ-nhàn-Trập ngồi giữa soái-đường, đương trầm tư nghỉ nghị, bổng nghe tiếng nói chẫm rải cất lên mà rằng:
— Các quan nảy giờ nghị luận, người xin bế thánh lại giử, kẽ xin xuất trận tùng chinh, song chẵng biết Nguyên-nhung liệu lượng thế nào, xin nói cho nghe thữ?
Đỗ-nhàn-Trập ngó lại thấy một vị văn quan là Hộ-Bộ-Bá hỏi vậy thì trả lời rằng:
— Theo ý tôi thì nhứt định khai thành cự chiến.
Hộ-Bộ-Bá lắt đầu mà rằng:
— Tướng-quân chẳng nên để ý khinh khi, mà đem binh cự chiến. Vì hiện nay trong thành binh ta thì ít, mà ngoài cỏi binh giặc thì đông, nếu tướng-quân xuất trận giao phong, tôi e khó bề thắng nổi. Vả lại Châu-văn-Tiếp là một viên kiện-tướng của Nguyển-Ánh, đã sẳn tài năng. xuất chúng, lại thêm võ nghệ tuyệt luân, dẩu cho chúa-thượng và Nguyên-soái còn ở tại đây, thế củng phải kiên oai nể mặt, huống chi chúa-thượng đã trở về Qui-nhơn, binh mã cũa chúng ta bấy giờ chẳng đầy năm ngàn, nếu tướng-quân xuất trận giao phong, thì tỗn tướng hao quan, song không thế nào cự nỗi, chi bằng chúng ta bõ thành Saigon, đem binh trở về Qui-nhơn, xin chúa-thượng đại cữ hùng binh trở vào cự chiến, thì họa may mới đặng toàn thắng.
Đỗ-nhàn-Trập nghe Hộ-bộ-Bá nói thì cãi lại rằng: quan Hộ-bộ nói vậy ra lẻ sĩ nhục cái oai danh cũa chúng ta, mà tỏ là khiếp sợ cái chí khí cũa quân giặc, xưa nay hễ nước tới thì đất ngăn, binh đến thì tướng cự, lẻ nào bỏ thành trốn đi, làm cho kẽ nghịch khi ta là bọn tham sanh húy tử, thì chúng ta còn mặt mủi nào mà thấy chúa thượng nửa đặng. Vậy tôi xin đam binh đánh với Châu-văn-Tiếp một trận thữ coi, như đắc thắng thì chúng ta thừa thế tấn binh, ví bằng thất bại, chừng ấy sẻ lui binh trở về Qui-nhơn, cũng chẳng chi rằng muộn. Nói rồi liền truyền cho tướng sĩ kiểm điểm ba quân, kéo lên mé sông bày binh liệc trận đặng cự chiến.
Khi Châu-văn-Tiếp kéo binh xuống tới Thủ-đức, gần tới một giải trường giang, bèn truyền quân hạ trại, rồi hội nghị cùng các tướng, định thế độ binh qua sông, kế có một tướng đi tiền đạo tiên phong là Phạm-văn-Sỉ bước vào ra mắt, và nói với Châu-văn-Tiếp rằng:
— Bẫm Đô-Đốc, quân thám tữ mới báo tin với tôi rằng: tại mé sông bên kia, có quân Tây-Sơn đương bài binh liệc trận đặng ngăn đón binh ta, và sắm sửa rơm bổi thuyền pháo rất nhiều, núp ẫn theo mấy ngọn rạch lễ nào sông, đặng chờ chúng ta độ binh quá giang, thì dùng hõa công mà sát hại, nên tôi vội vã vào đây xin Đô-Đốc liệu định thế nào, cho khỏi lầm mưu kẻ nghịch.
Châu-văn-Tiếp nghe Phạm-văn-Sỉ nói liền chúm chím miệng cười và đáp rằng:
— Cái mưu chước bẫy rạp của chúng nó chỉ để gạt gẩm những lủ thõ bầy chồn mà thôi, song không gạt đặng binh hùm tướng cọp của chúng ta đâu, mà ngươi phòng lo sợ.
Quan Thiếu-phó là Tôn-thất-Mân nghe Châu-van-Tiếp nói thì hỏi rằng:
— Quân Tây-sơn nay đã đem binh ngăn đón chúng ta, vậy thì tướng-quân phải liệu tính kế nào mà độ binh qua sông cho tiện.
Châu-văn-Tiếp mĩn cười mà rằng: tôi đa sắp đặt một kế độ binh qua sông dễ như trở tay, vậy xin quan Thiếu Phó và các tướng hảy nghĩ một kế nào cho phương tiện thữ coi có đặng hiệp ý tôi chăng, rồi chúng ta sẻ thi hành lập tức, nói rồi liền lại bàn lấy viết mực vẻ một họa đồ, sắp đặt chổ nào độ binh, chổ nào đồn trại, đâu đó chĩ vẽ rỏ ràng, và xếp lại đem để trên bàn. Còn Tôn-thất-Mân ngẫm nghỉ một hồi, rồi cũng lấy giấy viết ít hàng cầm lại đưa cho Châu-văn-Tiếp.
Châu-văn-Tiếp vội vàng lấy giấy lật ra thấy nói như vầy: « Nếu quân Tây-sơn lấy thế sông nầy mà chận ngỏ đón đường chúng ta, thời ta nên dùng kế Hàng-Tín thuở xưa là cái kế « Minh tu sạng đạo, ám độ Trần-thương »[2] rồi đánh nó một trận, thì tự nhiên thành Sàigòn sẻ về tay chúng ta lập tức.
Châu-văn-Tiếp xem rồi liền vổ tay cười rộ mà nói rằng: hai ta ý kiến đả đồng, thời lo gì độ binh qua sông chẵng đặng, nói rồi liền lấy tờ giấy của mình mới viết đưa cho Tôn-thất-Mân và các tướng xem, thấy một cái họa đồ chỉ vẻ rỏ ràng, trên đầu có viết một hàng chữ như vầy: « Minh tu sạng đạo ám độ Trần-thương » còn phía dưới có vẽ ba chỗ đều giã làm phù kiều[3] dọc theo mé sông, và một chổ nhứt định thiệt hành độ binh, đặng sốn vào Gia-định.
Tôn-thất-Mân và các tướng xem họa đồ đều khen ngợi Châu-văn-Tiếp rằng: thật Đô-đốc thiết kế như vậy rất hay, chúng tôi thãy đều khâm phục.
Châu-văn-Tiếp liền truyền cho bốn tướng thủ hạ là Phạm-văn-Sỉ, Lê-văn-Quân, Nguyển-văn-Thuận và Nguyễn-văn-Thảo, mổi người đem 500 quân phân làm bốn đạo, đóng dựa mé sông, mổi đạo cách nhau chừng năm sáu dậm và truyền quân lấy tre kết bè mổi chổ giả làm phù kiều đặng độ binh qua sông, còn Châu-văn-Tiếp với Tôn-thất-Mân đem một đạo binh hơn bốn ngàn, đóng trại phía sau, cách xa mé sông ước chừng mười dậm.
Đồ-nhàn-Trập lúc bây giờ đem ba ngàn binh mả đóng dựa mé sông bên phía Saigon, nào là súng đạn, nào là cung tên, nào thuyền bè, nào hỏa khí, sắp đặt sẵng sàng phòng thủ nghiêm nhặc, quyết chờ Châu-văn-Tiếp độ binh qua sông, sẻ ra oai đánh giết một trận.
Bữa nọ Đổ-nhàn-Trập đương luận bàn chiến lược với các tướng, bổng có quân thám tữ vào báo rằng:
— Bẩm Nguyên-nhung, hôm nay chúng tôi đi thám thính dọc theo mé sông, thấy binh cũa Châu-văn-Tiếp phân làm bốn đạo đóng dựa mé sông bên kia, mổi chổ đều sắp sữa thuyền bè và phù-kiều đặng độ binh qua sông, nên chúng tôi báo tin cho Nguyên-nhung rỏ biết.
Đổ-nhàn-Trập nghe báo rất sững sờ kinh ngạt, liền ngó tên quân châm chĩ mà hỏi rằng:
— Thật Châu-văn-Tiếp đả lập phù-kiều qua sông tới bốn chổ hay sao?
— Bẩm Nguyên-Nhung! chúng tôi dọ thám kỷ cang, thấy lập phù kiều dọc theo mé sông cả thãy là bốn chổ?
— Trong bốn chỗ ấy, mổi chỗ binh mả nhiều ít, độ ước bao nhiêu mi có biết không?
— Bẫm Nguyên-Nhung, mổi chổ dinh trại đóng theo mé sông rất nhiều, chẳng biết bao nhiêu mà kễ?
— Còn thuyền bè của chúng nó độ ước bao nhiêu mi thấy rỏ chăng?
— Bẩm Nguyên-Nhung, chúng tôi thấy chỗ nào cũng kết bè đóng váng, song chẳng thấy ghe thuyền, nhưng có một đều lạ quá, là ban ngày thì chẳng thấy quan-sī quan viên, mà ban đêm lại thấy đèn đuốc quân nhơn rần rần rộ rộ.
Đỗ-nhàn-Trập nghe rồi rất nên bối rối, bèn day lại nói với các tướng thủ hạ rằng: Châu-văn-Tiếp nay đả phân binh bốn đạo đặng lập thế qua sông, vậy chúng ta phải tính cách nào, mà đón ngăn chúng nó?
Tên Phó tướng Tây-sơn là Thoại-Hùng nghe hõi thì thưa rằng:
— Bẫm Nguyên-Nhung chúng nó đả phân binh bốn chỗ mà lập thế qua sông, thì chúng ta cũng phải chia quân ra bốn nơi mà đề phòng kháng cự.
Đổ-nhàn-Trập nghe Thoại-Hùng nói liền gặt đầu mà rằng: thế thì ta phãi phân binh ngăn ngừa chúng nó mới đặng, bèn hạ lịnh sai 4 tướng thủ hạ mổi người đem 500 binh, đóng trại dọc theo mé sông, đặng ngăn ngừa các đạo binh của Châu-văn-Tiếp.
Nguyên ngọn sông nầy là một ngọn sông rất lớn, từ Sàigòn chạy tới Thủdầumột, rồi trỗ lên các miền thượng du, hai bên mé sông bờ bụi mịt mù, cỏ cây rậm rạp, như một cái hào lớn đễ ngăn giữ cho thành thị Saigon. Nếu Châu-văn-Tiếp độ binh qua sông chẳng đặng, thì chẳng thế gì mà thâu phục Saigon. Bởi cớ, nên Châu-văn-Tiếp phải dụng kế phân binh của Đổ-nhàn-Trập ra cho yếu thế mõng quân, chẳng để chúng nó hiệp binh một nơi, mà ngăn ngừa chống cự.