Bước tới nội dung

Kinh Dịch/Thứ tự tám quẻ của Văn vương

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Thứ tự tám quẻ của Văn vương

  Khôn mẹ Kiền cha  
Đoái
Cấn
Ly
Khảm
Tốn
Chấn
Đoái
con
gái
nhỏ
Ly
con
gái
nhỡ
Tốn
con
gái
lớn
Cấn
con
trai
nhỏ
Khảm
con
trai
nhỡ
Chấn
con
trai
lớn
Được
hào
trên
của
Khôn
Được
hào
giữa
của
Khôn
Được
hào
đầu
của
Khôn
Được
hào
trên
của
Kiền
Được
hào
giữa
của
Kiền
Được
hào
đầu
của
Kiền

Hình vẽ trên đây thấy ở Thuyết quái.

Lời bàn của Tiên Nho

Thiệu Tử nói rằng: Khôn tìm Kiền, được hào Chín Đầu[1] của nó mà thành ra Chấn, cho nên nói rằng: “Tìm một lần mà được con trai”. Kiền tìm ở Khôn, được hào Sáu Đầu[1] của nó mà thành ra Tốn, cho nên nói rằng: “Tìm một lần mà được con gái”. Khôn tìm đến lần thứ hai, được hào Chín Hai của Kiền mà thành ra Khảm, cho nên nói rằng: “Tìm hai lần mà được con trai”. Kiền tìm đến lần thứ hai, được hào Sáu Hai của Khôn mà thành ra Ly, cho nên nói rằng: “Tìm hai lần mà được con gái”. Khôn tìm đến lần thứ ba, được hào Chín Ba của Kiền mà thành ra Cấn, cho nên nói rằng: “Ba lần tìm mà được con trai”. Kiền tìm đến lần thứ ba, được hào Sáu Ba của Khôn mà thành ra Đoái, cho nên nói rằng: “Ba lần tìm mà được con gái”[2]. Lại nói: “Kiền tìm ở Khôn mà được con gái, Khôn tìm ở Kiền mà được con trai. Lúc đầu vạch quẻ không phải như thế.

Chỉ là sau khi vạch quẻ, thì thấy có những Tượng ấy.

   




Chú thích

  1. a ă Các quẻ đều tính từ dưới lên trên, cho nên những nét dưới nhất của mỗi quẻ đều gọi là hào Đầu. Hào Dương (tức những gạch liền) thì gọi là “Chín”, hào Âm (tức những gạch đứt) thì gọi là “Sáu”. Rồi coi dưới đây sẽ rõ.
    Nghĩa là quẻ Khôn lấy một hào đầu của quẻ Kiền thì thành ra Chấn. Những câu ở dưới theo đó mà suy, sẽ hiểu.
  2. Hồ Ngọc Trai nói rằng: ba con trai (tức Cấn, Khảm, Chấn) là Dương giống Kiền, mà lại quy cho Khôn tìm mới được; ba con gái (tức là Tốn, Ly, Đoái) là Âm, giống Khôn, mà lại quy cho Kiền tìm mới được, là sao? Bởi vì ba con trai vốn là thể Khôn, mỗi con được một hào Dương của Kiền mà thành ra, đó là Dương gốc ở Âm, cho nên phải quy cho Khôn; ba con gái vốn là thể Kiền, mỗi con được một hào Âm của Khôn mà thành ra, đó là Âm gốc ở Dương, cho nên phải quy cho Kiền. Thiệu Tử bảo: "mẹ chửi con trai lớn mà thành quẻ Phục, cha sinh ra con gái mà thành quẻ Cấn, cái nghĩa "Âm Dương căn cứ lẫn nhau" coi đó có thể thấy rõ.