Bước tới nội dung

Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/I/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

44. — Sự nói vu.

Nói vu là đặt chuyện ra mà vu cho ai để hại người ta, hay làm cho người ta mất danh-giá. Những người nói vu là người hèn-mạt, bày đặt ra chuyện nọ trò kia để làm cho người ta mang tai mang tiếng, phải những điều oan-ức, khó lòng mà rửa sạch được.

Ta đi học, đã biết điều phải trái, thì ta chớ hề nói vu cho ai bao giờ. Ta nên cho những điều ấy là điều hèn-mạt, đáng khinh-bỉ.

Tiểu dẫn.Chớ nói vu cho người ta.

Chắt và mấy người bạn đi qua vườn hoa của ông Bá. Chắt trông thấy vết chân giẫm[1] gẫy khóm huệ, nói rằng: « Ta đi mau lên, chẳng có người ta lại đổ cho mình giẫm gẫy hoa của ông Bá ».

Chút là con ông Bá, xưa nay vẫn ghét bọn anh Chắt, nghe thấy nói thế, chạy ra bảo rằng: « Chúng bay giẫm hoa của cha tao, tao về tao mách cho mà xem! »

Nói đoạn, Chút vào mách cha rằng: « Thưa cha, thắng Chắt nó giẫm gẫy cả hoa ở ngoài vườn.

— Mày có trông thấy nó giẫm[1] không?


« Sao mày lại vu cho chúng nó? »

— Thưa có ạ. Chính[2] mắt con trông[3] thấy.

— Mày nói láo! Cái vết chân ấy là tao giẫm[1] vào lúc nẫy đấy mà. Sao mày lại vu cho chúng nó thế? Mày đáng tội lắm. »

Giải nghĩa.Oan-ức = không làm mà bị tiếng xấu hay bị tội.

Câu hỏi. — Sự nói vu khác sự nói xấu thế nào? — Tại làm sao mà không nên nói vu? — Chắt đi qua vườn ông Bá, trông thấy gì? — Chắt nói gì? — Chút nghe thấy, vào mách ông Bá làm sao? — Ông Bá mắng Chút thế nào?

Cách-ngôn.Danh ô nan thục.

  1. a ă â đạp
  2. chánh
  3. ngó