Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/I/9
9. — Tình anh em chị em trong nhà.
Anh em chị em là cùng cha mẹ sinh ra, đều là khí huyết cha mẹ mình cả.
Anh em chị em ở với nhau một nhà, từ lúc nhỏ dại cho đến lúc khôn lớn, khi buồn-bực, lúc vui-vẻ, trò chuyện chơi-bời, không lúc nào là lúc không có nhau. Bởi vậy không có ai thân-ái bằng anh em và chị em một nhà.
Vậy nên anh em chị em phải thương yêu nhau, ở trong nhà thì nhường-nhịn nhau, có ăn cùng ăn, có chơi cùng chơi, đừng có ganh tị nhau mà sinh ra mất sự hòa-mục và lại làm phiền lòng cha mẹ.
Tiểu dẫn. — Triệu- Hiếu cứu em.
Cuối đời Vương-Mãng, thiên-hạ loạn lạc, người đói khát ăn
Bỏ mình cứu em.
thịt lẫn nhau. Ở nước Bái, em ngươi Triệu-Hiếu là Lễ bị giặc đói
bắt, sắp đem ăn thịt. Hiếu tự trói mình đến chỗ giặc ở mà xin rằng: « Em tôi là Lễ không có ăn đã lâu, gầy gò lắm, không béo
đẩy như tôi; xin bắt tôi ăn thịt và tha cho em tôi. »
Quân giặc nghe nói, lấy làm cảm-động, đều tha cả cho hai anh em mà bảo rằng: « Phải về đem gạo thóc đến đây. » Hiếu về, nhưng không tìm được gạo thóc, lại trở lại nói với giặc rằng: « Tôi không kiếm được gạo thóc, xin đến để các ông ăn thịt ».
Quân giặc lấy làm lạ, tha cho về, không giết.
Hiếu đến xin thay chết cho em, không phải là mong được tha. Nhưng chỉ vì có nghĩa với em mà làm cho quân giặc đói cũng phải động lòng thương.
Giải nghĩa. — Hòa-mục = thuận hòa mà trên kính dưới nhường.
Câu hỏi. — Anh em chị em ở với nhau phải thế nào? — Lễ bị giặc bắt thế nào? — Hiếu làm gì để cứu em? — Quân giặc nói làm sao? — Sau Hiếu nói với giặc thế nào? — Tại sao mà giặc tha Hiếu?
Cách-ngôn. — Huynh tắc hữu, đệ tắc cung.