Bước tới nội dung

Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/II/1

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

PHẦN THỨ HAI

Chính-trị[1] — Phong-tục — Đơn-từ, thư-khế


CHÍNH-TRỊ[1]


CHƯƠNG THỨ NHẤT
BẮC-KỲ


Nhà Ga Hà-nội.


Cầu sông Hồng-hà (Hà-nội).

Trường Cao-đẳng (Hà-nội).


Tại Nhà thương chữa mắt Hà-nội

1. — Xã. — Công-điền, công-thổ

Một xã là mấy họ tụ lại với nhau. Trong một xã thì có hương-hội và lý-trưởng chủ trương mọi việc.

Mỗi xã tùy theo địa-phận lớn nhỏ, chia ra từng thôn, từng giáp: hoặc đặt tên riêng, hoặc tùy phương hướng mà gọi là thôn Bắc, thôn Nam, giáp Đông, giáp Tây, hoặc lấy số mà gọi, như giáp Nhất, giáp Nhì, hoặc theo hướng trên, hướng dưới mà gọi, như giáp Thượng, giáp Trung, giáp Hạ.

Một xã cũng như một người, nghĩa là có của riêng, được phép mua bán và chi thu tiền bạc.

Của công của hàng xã thì có ba hạng là công-điền, công-thổ; bổn-thôn-điền; tự-điềnhậu-điền. Công-điền công-thổ thì cứ ba năm một kỳ quân-phán cho các dân đinh, chớ không bao giờ được phép bán. Chỉ có khi nào túng việc tiêu chung và có quan trên đã cho phép, thì mới được cầm trong một hạn ba năm là cùng.

Bổn-thôn-điền là ruộng của làng xuất tiền ra tậu, thì làng có thể cho thuê để lấy tiền chi dụng, và khi nào có việc gì khẩn-cấp phải xin phép quan trên có cho, thì mới được bán.

Còn ruộng tự-điền là ruộng để lấy hoa lợi mà tu bổ và đèn hương ở các đình chùa. Cũng có làng có hậu-điền là ruộng của người ta cúng vào làng để làng làm giỗ cho người ta.

Toát yếu. — Mấy họ tụ lại với nhau thành một xã, có hương-hội và lý-trưởng chủ-trương mọi việc. Mỗi xã chia ra từng thôn, từng giáp.


Lý-trưởng áp triện.

Xã có của chung, gọi là công-điền, công-thổ, không được phép bán, phải quân-phân cho dân; có của riêng gọi là bổn-thôn-điền để chi dụng việc làng, tự-điền để tu bổ và đèn hương ở đình chùa, và hậu-điền để làm giỗ tết cho người có ruộng cúng vào làng.

Giải nghĩa.Công-điền, công-thổ = ruộng hay đất chung của cả làng. — Quân phân = chia cho đều.

Câu hỏi. — Xã là thế nào? — Một xã chia ra làm sao? — Của chung cả xã gọi là gì? — Của ấy phải dùng thế nào? — Bổn-thôn-điền là gì? — Tự-điền và hậu-điền là gì?

  1. a ă chánh-trị