Bước tới nội dung

Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/II/27

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

5. — Ngôi thứ trong làng.

Nhân dân trong làng phải phân ra ngôi thứ, có trên, có dưới, thì những khi hội-họp mới có trật-tự.

Ngôi thứ trong làng thường chia làm nhiều hạng. Ở Bắc-kỳ và ở Trung-kỳ đại-để có những hạng này:

Lão-hạng là những người năm-mươi-nhăm (lăm) hay sáu-mươi tuổi trở lên, được miễn trừ hết sưu-dịch, gọi[1] là lão-nhiêu. Hạng này trọng hơn cả là vì ở chỗ hương-đằng người ta hay trọng xỉ.

Chức-sắc là hạng khoa-mục chức-tước, nghĩa là những người thi đậu tú-tài, cử-nhân, tiến-sĩ, những người có phẩm-hàm cùng những ấm-tử, viên-tử.

Chức-dịch[2] là những người coi các việc trong làng như chánh phó tổng, chánh phó lý, hương-trưởng, khán-thủ, trương-tuần....

Thí-sinh, khóa-sinh là những người có chữ nghĩa, thi đậu hạch hay đậu khóa.

Dân-đinh là những người tự mười-tám đến năm-mươi-tư tuổi, không thuộc về mấy hạng trên và phải gánh vác mọi việc phu-phen tạp-dịch.

Ti-ấu là những trẻ tự mười-bảy tuổi trở xuống, thường cũng phải đóng góp vào việc tế-tự, được dự vào hàng phe, hàng giáp.

Toát yếu. — Dân một làng thường chia ra nhiều hạng. Đại--
Dân làng ăn uống tại đình.
để có sáu hạng là: lão-hạng, chức sắc, chức-dịch, thí-sinh và khóa-sinh, dân-đinh và ti-ấu.

Giải nghĩa.Hương đảng trọng xỉ = làng xã trọng người hơn tuổi.

Câu hỏi. — Dân một làng thường chia ra làm mấy hạng? — Kể ra và nói các hạng khác nhau thế nào?

  1. kêu
  2. hương-chức