Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ/Chương 5/Điều 501
Điều 501: Xâm phạm quyền tác giả
(a). Bất kỳ người nào mà xâm phạm bất kỳ quyền độc quyền nào của chủ sở hữu quyền tác giả như quy định tại các Điều 106 tới 118 hoặc của các tác giả như quy định tại Điều 106 A(a) hoặc người mà nhập khẩu các bản sao hoặc bản ghi vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vi phạm Điều 602, là người vi phạm bản quyền hoặc quyền của tác giả, tuỳ trường hợp có thể. Trong phạm vi của chương này (ngoại trừ Điều 506), bất kỳ dẫn chiếu nào đến bản quyền sẽ được coi là bao hàm các quyền quy định tại Điều 106 A(a). Như được sử dụng trong Khoản này, thuật ngữ "bất kỳ người nào" bao hàm bất kỳ Bang, các cơ quan nhà nước của Bang, và công chức hoặc nhân viên nhà nước của Bang hoặc cơ quan quản lý nhà nước của Bang thực hiện nhiệm vụ của mình. Bất kỳ Bang, và bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước của Bang, công chức, nhân viên nhà nước nào sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định của Điều luật này trong cùng phạm vi và cùng cách thức tương tự như bất kỳ tổ chức phi Chính Phủ nào.
(b). Chủ sở hữu hợp pháp hoặc thụ hưởng quyền độc quyền theo quyền tác giả tác phẩm được hưởng quyền, tuỳ thuộc vào các yêu cầu của Điều 411, có quyền tiến hành khiếu kiện đối với bất kỳ sự vi phạm quyền cụ thể đó bị phát hiện trong khi người này sở hữu quyền đó. Toà án có thể yêu cầu người này gửi thông báo bằng văn bản về khiếu kiện đó với bản sao đơn kiện cho bất kỳ người nào, thông qua hồ sơ của Cục Bản quyền tác giả hoặc các tài liệu khác, chứng minh là có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó, và sẽ yêu cầu là thông báo này được gửi tới bất kỳ người nào mà lợi ích của họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi phán quyết trong vụ việc đó. Toà án có thể yêu cầu bị đơn liên quan, và cho phép can thiệp, của bất kỳ người nào có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó.
(c). Đối với bất kỳ truyền sóng thứ cấp nào thông qua hệ thống cáp mà bao hàm sự trình diễn hoặc trình bầy tác phẩm đều có thể khởi kiện như một hành vi xâm phạm theo Khoản (c) của Điều 111, một trạm phát sóng truyền hình nắm giữ quyền tác giả hoặc giấy phép khác đối với việc truyền sóng hoặc trình diễn cùng một phiên bản của tác phẩm đó, trong phạm vi của Khoản (b) của Điều này, sẽ được đối xử như là chủ sở hữu hợp pháp hoặc thụ hưởng nếu truyền sóng thứ cấp này xẩy ra trong phạm vi khu vực dịch vụ địa phương của trạm phát sóng đó.
(d). Đối với bất kỳ truyền sóng thứ cấp nào thông qua một hệ thống cáp mà có thể khởi kiện như một hành vi xâm phạm theo Điều 111(c)(3), các trường hợp sau cũng sẽ liệt vào đối tượng khởi kiện: (i) truyền sóng lần đầu của một trạm truyền sóng lần đầu đã bị sửa đổi bởi hệ thống cáp này; và (ii) bất kỳ trạm pháp sóng truyền hình nào mà trong khu vực dịch vụ địa phương của trạm phát này truyền sóng thứ cấp đó xẩy ra.
(e). Liên quan đến bất kỳ truyền sóng thứ cấp nào mà được thực hiện thông qua tổ chức truyền hình qua vệ tinh của truyền sóng lần đầu bao hàm sự trình diễn hoặc trình bầy tác phẩm và có thể khởi kiện như một hành vi xâm phạm theo Điều 119(a)(5), trạm hệ thống nắm giữ quyền tác giả hoặc các sự cấp phép khác đối với truyền sóng hoặc trình diễn cùng một phiên bản của tác phẩm đó, trong phạm vi Khoản (b), sẽ được đối xử như là chủ sở hữu hợp pháp hoặc thụ hưởng nếu truyền sóng thứ cấp này xẩy ra trong phạm vi khu vực dịch vụ địa phương của trạm phát sóng đó.