Bước tới nội dung

Tập diễn thuyết của Phan Bội Châu/1

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Tập diễn thuyết của Phan Bội Châu của Phan Bội Châu
Bài diễn thuyết tại trường Quốc học Huế
Bài diễn-thuyết tại trường
Quốc-học Huế

Mục-đích chính-phủ thiết lập ra học-đường với mục-đích người ta vào học

Ôi các anh em học sinh thanh-niên ta!

Tôi ngày nay được cùng các anh em gặp mặt ở một nhà nầy thật là sự vinh hạnh rất lớn của tôi từ thuở hữu sinh dĩ lai, mà tôi sỡ dĩ được đội cái vinh hạnh rất lớn ấy vì có hai cái nguyên nhân:

1• — Viển, nhân vì bảo-hộ chính-phủ có ý muốn khai hóa cho dân Việt-Nam, bỏ thi cữ củ, bày ra học đường mới, mà sáng lập ra trường học nầy.

2• — Cận, nhân vì quan Khâm-Sứ với quan Học-chính Giám-đốc Trung-kỳ sẳn lòng giới thiệu tôi với thanh-niên học-sinh ta đây, vì có hai nguyên nhân ấy nên tôi mới được cái vinh hạnh ngày nay, vì sự vinh-hạnh ấy nên tôi có một vài lời để tỏ tấm lòng ở trước mặt anh em. Nhưng khi tôi muốn trung-cáo với các anh em, tôi phải trước đem hai cái vấn-đề nầy mà thỉnh giáo với các anh em.

1 — Anh em tất phải thế nào mới là không phụ cái chánh sách giáo dục quảng đại của một nước văn-minh có tiếng như nước Pháp.

2 — Anh em ta tất phải thế nào mới là khỏi phụ cái lòng mong mỏi của dân Việt-Nam, nghỉa là thế nào cho được trọn cái trách nhậm học-sinh ta.

Hai cái vấn-đề ấy, chúng ta phải tính mau giải quyết, mà muốn giải quyết hai cái vấn-đề ấy thì trước tất phải nghiêm cứu hai cái mục đích sỡ tại, là chính phủ thiết lập học đường ra để làm gì? và người ta vào học đường cầu học để làm gì?

Bây giờ tôi xin nói cái mục đích chính phũ lập ra học đường. — Theo như chương trình sở học chính đã định ra thời những người học sinh ở quốc-học tốt nghiệp rồi, được tấn vào nhà cao-đảng học đường ở Hà-Nội. Khi đã tốt-nghiệp rồi thời được làm việc nhà-nước hoặc làm quan-lại, hoặc làm các chức-viên, được mỗi tháng chịu bỗng chính-phủ cấp tự 100$ cho đến 200$ trở lên đồng xu đã được nhiều rồi, nào là rượu ngon, nào là cơm sang, nào là mặc đồ tốt, nào là xe caoutchouc. Tùy ý sở thích hớn hỡ nghênh ngang thật ra mặt một ông nô-lệ ưu đẳng, cái kết quả học đường sở đắc có thế mà thôi. Thật như thế, vậy thời ra cái mục đích chính-phủ thiết-lập học đường là chỉ vì người Annam ta đúc một hạng nhơn tài khiến cho được vô số cái bình trữ rượu ngon, cái túi đựng cơm sang, cái giá treo đồ tốt, cai bò nhìn ngồi xe caoutchouc, ở lầu cao, để cho các nhà buôn thêm được vô số người mua chỉ những hư phí cái nhập khoảng cũa chính-phủ trong một năm. Ôi! cái mục đích của chính-phủ thiết lập ra học đường có lẻ nào hũ lậu như thế, tôi nghĩ chắc là không phải.

Phàm chính-phủ của một nước văn-minh trong thế-giới không có chính-phủ nào mà không quí trọng quốc-dân, và cũng không có chính-phủ nào mà không muốn quốc-dân cùng nhau hợp tác cả. Nước Đại-Pháp là một nước văn-minh rất có tiếng trong thế-giới. Lấy một nước văn-minh rất có tiếng trong thế-giới mà tới bảo-hộ nước Việt-Nam ta, theo như cái nhãn quan người nước văn-minh tất là phải quí trọng quốc-dân ta, tất là muốn quốc-dân ta hợp tác với chính phủ. Đã có như lẽ ấy thời tất muốn vì nước Nam ta đào tạo một hạng nhơn tài rất hữu dụng mà khiến cho trọn vẹn cái nghĩa-vụ quốc-dân cứ lẽ thật mà nói ra chắc là cái mục đích chính-phủ thiết lập học-đường cốt ở tạo thành quốc-dân ưu-đẳng để hợp tác với chính-phủ mà thôi.

Bây giờ tôi lại nói cái mục đích người ta vào học đường cầu học. — Nước ta ở về thời đại khoa cữ, sách vở trong học đường dạy bảo hay chú trọng về đạo đức cũ, tuy là so cùng văn hóa mới bên Au-châu thật là nhiều khuyết điểm. Song nếu buổi ấy, cái mục đích học-sinh nhập học phỏng biết chăm chỉ về phần đạo đức thời đến khi kết quả cũng rất có bổ ích cho gia đình, cùng cá nhân, chẳng may lúc ấy thượng hành hạ hiệu, chỉ biết lấy cân đai áo mũ làm sự nghiệp tày trời, lấy sỏ gà đầu heo làm thánh thần rất mực. Khi mới cắp sách đi học thời mục đích sở tại đã chỉ những vinh thê ấm tữ, ấm áo no cơm, vậy nên lưu độc vô cùng đến nỗi gia đình truy lạc, xã hội hồn âm; thành ra cái tham họa, nhà không nên nhà, nước không nên nước, suy cho đến lẽ thời chỉ vì mục đích người ta vào học đã lầm lỗi quá nhiều, mới nên ra nông nỗi thế. Tới lúc bấy giờ hình thức học đường tuy khác học đường khoa cử ngày xưa nhiều, da vỏ bề ngoài hình như vừa mắt, nhưng xét đến tinh thần cốt tủy có khác gì vượn học tiếng người, Đạo đức cũ đã sạch sành sanh, mà văn hóa mới lại không chút gì dây dướng, Ở học đường ra rồi chưa có thành tựu gì, mà thấy những cái bình rượu ngon, túi cơm sang, giá áo tốt, bò nhìn ngồi xe caoutchouc ở lầu cao, ngày ngày rần rực ở trước mặt người ta, tuy cũng có một vài người phảng phất văn minh, nhưng mà cầu cho cái tinh thần chơn văn minh, thì giống như trong muôn người không được một. Vậy cho nên những người thương tâm thế đạo ai cũng bảo rằng; Cái mục đích người ta ngày nay vào học chẳng qua vì cầu quan to, hót đồng bạc để làm cái môi giới cho rượu ngon, cơm sang, đồ mặc tốt, xe caoutchouc lầu cao mà thôi, Chao ôi, trời ôi, thật có thế ru? thật có thế ru? Thế thời đối với cái mục đích chính-phủ thiết lập học đường như tôi đã bàn trên kia trái nhau nhiều lắm, mà cầu một con người quốc-dân ưu đẳng chắc không có trông mong gì; Tôi nghĩ đến thế, nên tôi mới xin trung cáo một đôi lời cùng anh em. Bởi vì làm sao? Cái mục đích chính-phủ thiết lập ra học đường đã cốt vì tạo thành những người quốc-dân ưu đẳng, thời hễ những người đã vào học đường chính-phủ thiết lập ra, lẽ nên treo một cái mục đích rất cao thượng để cho không phụ cái ý sâu của chính-phủ, phần nghĩa vụ ấy thật người ta không đàng nào tránh được. Người ta nên rõ rằng cái nghĩa vụ thời đương khi mới đầu vào học, cái mục đích nên như thế nào, chắc là người ta ai cũng phải biết. Xưa một vị đại-nho nước Pháp ông Lư-Soa (Rousseau) có lời nói rằng: Nhân dân là ông chủ nhân trong một nước. Lại có một vị đại-nho nước Nhật-bản, là ông Phúc-trạch-dũ-Cát có câu nói rằng: Cái hồn của một nước nào thì y phụ vào ở dân một nước ấy, cái hồn của dân nước ấy thời y phụ vào món thanh niên học sinh, thanh niên học sinh ấy là linh hồn quốc-dân vậy; ngẩm những lời nói ấy mà phỏng khiến mục đích học-sinh đi học chỉ cốt vì câu quan to, hót đồng bạc để làm môi giới cho cơm sang, rượu ngon, đồ mặc tốt, xe caoutchouc, lầu cao, thời cái hồn quốc-dân ta còn gì mong sống được.

Tôi đây bỏ nước hơn hai mươi năm, bây giờ còn được chút sống thừa mà chào viếng non sông nước củ, dương hai con mắt, động cả tấm lòng có một việc rất là chua xót.

Than ôi! kià thành Hà-nội ngày xưa là cái tổ anh-hùng hiền triết, mà ngày nay hóa ra một đồng mồ để chôn người sống.

Kìa nước Hương-giang ngày xưa là cái gương cho thi-nhân văn-sỉ mà ngày nay hóa ra một cái vũng để sụp thanh-niên.

Việc xưa thôi nói làm gì, ngày sau hãy còn dài lắm; Tôi nay chỉ trông mong anh em chúng ta những sự cải lương cái mục đích hướng lai nhập học mà thôi. muốn cải lương cái mục đích hướng lai nhập học thời phải nên thế nào? âu thời nên dường nào? Cái mục đích chính phủ thiết lập học đường đã cốt vì tạo thành quốc-dân ưu đẵng; thời cái mục đích người ta vào học cũng tất phải ở nơi, làm một người quốc-dân ưu đẳng; vì có một cái lý-do rất phải, tôi xin giải thích cho anh em nghe: phàm một nước đã có lịch sử một nước, thời tất phải có chính trị một nước, có chính trị một nước mới hay có giáo-dục một nước. Nước ta vài nghìn năm trở lại, quen nết dã man theo đường dan lậu chính trị đã không ra gì, còn nói gì đến giáo-dục nữa. Gọi rằng giáo dục chẳng qua là một đường khoa cử văn tự đó thôi; Không có thương học nên thương-nghiệp hư, không có công học nên công nghiệp hỏng, không có y-học nên nhân dân không biết đường vệ-sinh, không có nông-lâm học nên nhân dân không biết đường khai khẩn, mở mang, không có pháp luật học nên nhân dân không biết dử quyền lợi, đến phải vì ngu thành yếu, vì nhát thành nghèo, đã yếu lại nghèo nước mới không nên nước. Đọc đến lịch sử hai nghìn năm mới biết rằng một cái lịch sử không chính trị không giáo-dục.

Từ nước Đại-pháp bảo hộ cho đến nay xét sự nhân dân nước ta có 25 triệu, thật đủ làm một dân tộc ở Đông-phương; xét cái cớ suy nhược đến thế nầy là vì giáo dục hủ bại nào phải dân tộc bất lương đâu. Nếu giáo-dục có ngày hoàn toàn thời dân tộc chắc là hay tự chấn. Chính-phủ bảo-hộ lúc bấy giờ muốn tỏ rỏ cái tình thần chơn văn minh, khiến cho cái thức đáng với cái đại-danh, chắc là phải sẳn lòng lo tính, vì dân tộc nước ta gầy nên một nước việt-Nam mới. Nên phải bắt tay mở mang đường giáo dục lần lần cải lương cái học chính hủ bại ngày xưa, nghỉ đễ nhắc cao cái trình độ quốc-dân ta cho vừa hợp với sự nhu cầu trong thế-kỹ thứ 20 nầy. Bắc đầu thời dựng ra sơ đẵng học đường, sau lại có trung đẵng học đường, kế thời cao đẵng học đường, toan cho trình độ dân mổi ngày một cao thêm, cứ như thế thời chắc nay mai cũng có Đại-học đường xuất hiện; là tưởng rằng thâm ý chính-phủ muốn tạo thành quốc-dân ưu đẳng cho nước ta, rồi sẽ lấy nhân tàị nước ta mà chỉnh đốn sự nghiệp nước ta, bổ cho sự khuyết điểm của chính-sách bảo-hộ, cho thiệt tỏ rõ tinh thần chơn văn-minh của nước Pháp. Trên tôi đã nói tạo thành quốc-dân ưu-đẵng đủ hợp tác với chánh-phủ tức là mục-đích ấy. Chẳng ngờ người ta quen sự tập quán học-đường ngày xưa, tưởng rằng chính-phủ thiết lập học-đường chỉ cốt đào tạo một lớp nhân-tài nô-lệ chỉ vì các nhà buôn, hàng rượu ngon, hạng áo tốt, ngày ngày khiến cho phường bầu rượu, giá áo, túi cơm, xôn xao rầm rực trước cửa hàng. Như thế thì quả đã nhận sai cái thâm ý của chính-phủ rồi đó. Anh em phải biết cho rằng nô-lệ với hợp tác hình tích tuy như nhau, mà sự thật vẫn khác nhau xa: gọi rằng nô-lệ là cái quyền sai khiến chỉ nghe nơi chính-phủ mà thôi; Gọi rằng hợp tác là lấy cái năng lực của nhân-dân mà chia gánh một phần cho chính-phủ. Chính-phủ bảo-hộ đối với học sinh ta chỉ trông mong ta cho cất nổi cái trách-nhiệm hợp tác, nào ngờ học sinh ta trở lại ôm cái tư tưởng nô-lệ, mà bỏ những sự nghiệp của mình, đến nổi dư-luận trong thế-giới đều cho là học-đường nô-lệ, giáo-dục nô-lệ là đặc-sắc một nước ta có.

Than ôi! cái tội thanh niên cũa nước ta chẳng nặng lắm ru; vì thế cho nên tôi chỉ mong cho anh em ta mau tỉnh ngộ lại mà cải lương cái mục đích hướng lai nhập học. Lại có một lời thông thiết xin ngỏ cùng anh em như sau này: những phí dụng cũa các anh khi ở nhà học cho đến tiền bổng cấp khi các anh học rồi ra làm việc, một sợi tơ một hạt gạo, đều là giọt máu mồ hôi cũa nhân dân ta, ngày đêm ép nắn cho đầy đủ cái dục-vọng cũa các anh. Đến khi kết quả thời gọi là y-học-sinh mà ở sự nhân dân vệ sinh không có tí gì bổ, gọi là công nghệ học sinh, thương mải học sinh mà ở sự nhân dân thực nghiệp không thí gì hay gọi là nông lâm học sinh mà đến sự khai thác địa lợi thì cũng không thấy một mảy gì thành công. Thế thì các anh chỉ làm khổ lòng cho cha mẹ bà con các anh tuôn đổ từng giọt máu, giọt mồ hôi mà các anh chỉ thành ra những cái bầu rượu ngon, cái túi cơm sang cái giá aó tốt, cái bò nhìn ngồi xe caoutchouc, ở lầu cao. Thế thời cái tuồng nô lệ e có một ngày kia chưa rõ kết cuộc ra thế nào. Dân nước ta tuy là ngu, nhưng cũng không lẻ nín được mãi, e có khi không kể các anh là con em mà lại có lẻ đổ tiếng xấu cho chính phủ e có ngày quốc-dân tự xin giải-quyết cái vấn đề giáo dục với chính-phủ, thời tất thế nào cũng ảnh hưởng đến chính-trị nhiều vận mệnh tiền đồ nước ta họa hay là phúc, lúc bấy giờ khó đoán định được.

Hởi các anh em! đội trời đạp đất ai nấy cũng có lương tâm, nghĩ tới nông nổi sau, lẻ nào không gai gốc, tôi sở dỉ trông mong các anh cải lương cái mục đích hướng lai nhập học là lẻ ấy.

Các anh em thanh niên học sinh ơi! các anh em chắc hay cải lương cái mục đích nhập học, chăm chí về một sự làm nên một người quốc dân ưu đẵng, thời trước hết phải bồi dưởng cái đạo đức thuận khiết như lòng ái-quốc, như lòng hợp-quần, như lòng công-ích, tất phải thật thà hết sức không một tí gì dối trá để cho người ta nghi ngờ, thế thời cái cội gốc làm quốc dân ưu đẵng đã kiên cố rồi, lại thứ nữa phải chăm-chỉ cần cho được trí-thức mới mang, như thế nào là lợi dụng được, như thế nào là hậu sinh được, như thế nào là rộng đường kinh-tế mà lợi-ích cho nhân-quần, tất phải mổi việc theo trên đường khoa-học mà cầu cho trí-thức mổi ngày mổi phát đạt để cho vừa cung cấp sự yêu cầu trong xã-hội, lại như thế, thời cơ-sỡ làm quốc-dân ưu đãng đã đầy đặn rồi, mà còn lại một sự rất là cần cấp thời không chi bằng chăm chỉ về đường thể-dục, sách tây có nói rằng: cái tinh thần mạnh mẻ thường gởi nơi thân thể mạnh mẻ (l' âme saine doit-être dans un corps sain). người nước ta ở đời khoa cử quý trọng cái giáng thầy đồ, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm, đã thành ra một cái bịnh gần chết mà không có thuốc chữa, đến lúc bây giờ, sóng Âu-châu ấp vào, người ta coi chừng dần dần đã tỉnh dậy nhưng mà công phu về đường thể dục còn chưa nghiên cứu đến nơi, cái can tính mình lười nhát đã quen nết lâu ngày, lại nhiều đều thói tệ nết hư, để cho hại đến sinh-mịnh, người ta lấy thế làm sự thường không lo tính đường cải cách, nào là công khóa về sự thể-thao, nào là lợi-ích về cách vận-động..... người ta không có xét tới nơi, trong một ngày có 12 giờ, nữa thời ngồi chết trước cuộc tài-bàn, nữa thời nằm chết một bên bàn đèn thuốc phiện, vận-động đã không có công phu, thì huyết mạch lấy gì mà lưu chuyển, huyết đình mạch trệ, thân thể phải hèn ốm cho rồi, dân mới hóa ra dân nô-lệ, nước mới hóa ra nước bịnh phu, (tức là người ốm) thế thời thể dục bất cần, lưu độc biết bao nhiêu mà kể. Bây giờ phải lo đường thể-dục, thứ nhứt là phải siêng vận-động thứ nhì là chăm vệ-sinh, siêng vận động thời phải có thời giờ mà không hề dán-đoạn, chăm vệ-sinh thời phải trău dồi sạch sẻ mà cấm sự chơi xằng, hai cái sự ấy là việc tự-cường cho các món thanh-niên học-sinh ta, thanh-niên học-sinh ta là cái linh-hồn của quốc-dân ta, linh-hồn cường thời thể-phách cũng cường. Thể-phách cường thời linh-hồn lại thêm cường nữa.

Muốn được như thế có gì là hơn thể-dục được đâu: Những lời tôi nói trên ấy tóm lại thời chỉ có ba việc: rằng đức-dục, rằng trí-dục, rằng thể-dục. Ba đều ấy ở về bên Âu-Mỹ đã thành ra một giống cơm gạo dùng hằng ngay, mà ở người Nam ta thời lại thành ra một giống thuốc men để cứu cấp.

Các anh em ta nếu hay hết sức chăm ba đều ấy; thời gọi làm quốc dân ưu đẵng, tức là các anh em; Vã lại làm quốc dân đủ hợp tác với chính phủ cũng là các anh em. Tôi đây trước xướng ra bài luận Pháp-Việc-đề-huề, nghỉ là tất phải một mặt có chính phủ khai hóa quốc dân, lại tất phải một mặt có quốc dân đủ hợp tắc với chính phủ, vậy sau cái chủ nghĩa Pháp-Việt-đề-huề mới có ngày thực hiện, mà cái đường hạnh phúc cho nhân dân nước Việt-Nam ta mới có ngày đầy đủ. Như những sự ấy thật là tôi chỉ trông mong thanh niên học sinh ta. Bút lưởi tôi có khi cùng, mà tấm lòng tôi không bao giờ kể hết.

Tôi xin các anh em thương tôi là ngay thật mà xét cho.

PHAN-BỘI-CHÂU

   在京國學場演說文
    政府設立學堂之目的與吾人求學之目的何在乎。 
我靑年學生諸同胞 佩珠今日得與諸同胞會面於一堂。寔爲佩珠有生以來極 
大之榮幸。佩珠所以蒙此極大之榮幸。原因有二。因。一則爲保護政府不忍愚 
閉越民。乃廢科舉。興新學。而創設爲國學堂。因。一則爲現今欽使大人。與中圻學 
政大人。价紹佩珠於我靑年諸學生。爲有此二原因。佩珠得蒙今日之榮幸。佩珠 
爲蒙此榮幸。勢不得不獻數言於諸君之前。 
佩珠所欲忠告諸君之前。且先以二問題請教於諸君。一。我同胞諸君必如何 
乃能不負政府設立學堂之意乎。我同胞諸君必如何乃能完盡學生之責用乎。此 
二問題。寔爲吾人所急待解决者。爲欲解决此問題。則必先研求二種目的之所在。 
其一政府設立學堂之目的何在乎。其一吾人入學堂求學之目的何在乎。 
今請先究政府設立學堂之目的之所在。 

依學政衙所立之章程。則在國學堂卒業之學生。得進入河內高等學堂。高等學堂 
卒業之後。得服務於保護政府。爲官吏或各職員。得每月受政府之俸給。在百元至 
二百元以上。俸之所入旣厚。美酒也。盛餐也。豔服也。華車也。巍樓也。隨意所適。眉飛 
舞。昂然爲一優等之奴隸。學堂所得之結果。如是而止。果如是也。則政府設立學 
堂之目的。乃在爲我越人陶造一種人才。使增多無數美酒之瓶。盛餐之囊。豔服之 
架。華車巍樓之傀儡。以爲商家增多無數雇主。而徒耗費政府一年所入之額款。噫 
政府設立學堂之目的。豈如是其淺陋耶。予知其决不然。予以爲。凡世界一文明國 
之政府。未有不貴重國民。且亦無一文明國之政府。而不願其國民與之合作者。大 
法國者。世界最有名之文明國也。以一世界最有名之文明國。而保護我越南。則以 
文明國人之眼光視之。必不能謂被保護國之國民。爲非保護政府所貴重。亦必不 
願被保護國之國民。爲不與政府合作之國民。旣貴重我國民。而又甚願我國民與 
政府合作。則其必思爲我越陶造一種極有。用之人材。而使其克盡國民之義務。質 
而言之。政府設立學堂之目的。惟在於造成其能與政府合作之國民而已。然則吾 

人入學堂求學之目的果何在乎。我國科舉辰代。學堂所講習之詩書。多注重於舊 
德。雖視於歐洲之新文化。其缺點誠多。然使其辰。學生入學之目的。果專注於明 
道修德。其結果亦能於家庭個人大有補益。不幸其辰。上行下效。專以冠袍簪笏爲 
職分當然。以鷄首豚頭爲能事畢矣。挾册負墳之始。其目的所在。已專重於溫飽榮 
肥。其流毒。乃至家庭墜落。社會昏暗。釀成家不家國不國之慘禍。推其原因。則爲吾 
人入學之目的。完全錯誤。以至於是。今日新學堂之形式。旣代科舉學堂而成立。相 
其皮膚。幾同豹變。察其眞相。何異能言之猩猩。舊道德旣已蕩然無存。而新文化又 
風馬牛不相及。學堂畢業後之所成就。乃但見美酒之瓶。盛餐之囊。豔服之架。華車 
巍樓之傀儡。日羅列於吾人之眼前。雖其中固有一二步趨文明之人。而求其所謂 
得眞文明之精神。則幾於鳳毛麟角。以致傷心世道者。多謂吾人今日求學之目的。 
乃專在於博美官賺多錢。以饜飫其美酒盛餐豔服華車巍樓之媒价。嗚呼誠如是 
耶。誠如是耶。吾人入學求學之目的。乃止是耶。則是與政府設立學堂之目的。大相 
牾。而求一能與政府合作之國民。幾於完全絕望矣。予於是願與同胞諸君進一 

忠告之語。則。政府設立學堂之目的。旣在於造成一能與政府合作之國民。則凡 
進入於政府所設立之學堂。其當懸一高尙之目的。以無負政府設立學堂之深意。 
寔爲吾人萬不可逃之義務。吾人苟了然於此義務。則當其入學之始。其目的宜何 
耶。吾人可不問而知矣。 
法國大儒蘆梭有云。人民者一國之主人翁也。日本大儒福澤諭吉有云。一國之魂。 
依附於其國之民。國民之魂。依附於靑年學生。靑年學生者。國民之靈魂也。設使今 
我學生求學之目的。而僅在於博美官賺多錢。以爲美酒盛餐豔服華車巍樓之媒 
价。則是我國民之魂死無日矣。佩珠去國二十餘年。一旦歸來。得延殘生。與故國江 
山相見。覽辰吊舊。憂從中來。有一極可痛心之事。乎。河內城。昔爲英雄賢哲之鄉。 
今日化爲埋塟生人之墓。香江水。昔爲詩人文士之鏡。今日化爲陷沒少年之坑。旣 
往不咎。來日方長。佩珠所希望於我靑年諸同胞者。惟願改良其向來入學之目的 
耳。欲改良其向來入學之目的。則當何如。 
政府設立學堂之目的。旣在於造成優秀之國民。則吾人入學求學之目的。亦必在 

於修成優秀之國民。其中有最眞確之理由焉。予願與諸君解釋之。凡國有一國之 
史。必有一國之政治。有一國之政治。乃能有一國之教育。吾國數千年來。積弊相 
乘。因陋就簡。政治旣無可取。教育又何可言。所謂教育只有科舉文字之一途。無商 
學而商業頹。無工學而工業曠。無醫學而人民不知有衛生。無農林學而人民不知 
有開拓。無法律學而人民不知保權利。馴至積愚成弱。因惰得貧。旣弱且貧。國乃不 
國。讀二千年歷史。可謂無政治教育之歷史。自大法保護迄於近今。鑒於我國人民 
有二十五兆之繁。寔能自爲東方一民族。深察其衰弱之故。乃在於教育腐敗。而非 
在於民族之不良。苟教育一旦完全。則民族必能自振。保護政府於是欲表顯其文 
明之眞精神。使其寔與名相副。乃至苦心深算。謀爲我民族製造一新越南。於是從 
教育入手。逐漸改良其舊辰腐敗之學政。思提高我國民之程度。以應辰代之所需 
求。始則設初等學堂。繼則設中等學堂。又繼則設高等學堂。將望我民程度逐日增 
高。則大學堂之創設。可坐而待。蓋其深意。寔欲造成我國之優秀國民。以我國人材。 
整頓我國事業。補保護政策之缺。以表顯大法國眞文明之精神。所謂造成能與政 

府合作之國民。其目的正卽在是。不謂吾人狃於舊辰之習慣。以爲學堂之設立。專 
以陶造一種奴隸之人才。專爲美酒盛餐豔辰之商家。日擴張其酒樽飯囊衣袋之 
業。此寔吾人誤認政府之意。吾人須知奴隸與合作。跡雖相似。而寔則大相殊。奴 
隸者驅策之權。惟政府是聽。合作者倚人民能力。分担國家之責用。保護政府。所期 
望於我學生者。在能舉合作之責用。而我學生反以奴隸之思想。自棄其前程。至使 
世界輿論。中外報章。咸謂奴隸教育奴隸學堂。爲我國專有之特色。鳴呼我靑年學 
生之罪。不甚重歟。不甚重歟。此予所以甚願我靑年諸同胞。急自覺悟。改良其向來 
入學之目的者也。尤有一說。諸君在學堂辰之費用。及學堂卒業後服務所得之俸 
給。一絲一粒。何莫非吾人民之膏脂血汗。日夜搾煉。以充饜諸君之所求。及其結果。 
則名爲醫學生。而於人民衛生無所補。名爲工藝學生。商買學生。而於人民寔業無 
所裨益。名爲農林學生。而於開拓地利之事業。絕無絲毫可言。則是虛殫我殳老伯 
叔諸姑姊妹之膏脂血汗。以供給美酒之瓶盛餐之袋豔服之架華車巍樓之傀儡。 
而坐觀奴隸之末日牧場。我民雖愚。亦復何能忍此。其必將擯斥諸君於子弟之外。 

而遷怒叢怨於政府。且將有憤極思洩之辰。國民或將羣起而願與政府解决教育 
大問題。則其影響於政治。大。我國禍福之前途。雖有智者寔難下一斷語。諸君良 
心尚存。言念及此。寧不胆戰。予所以希望諸君改良其向來入學之目的者此也。 
我靑年學生諸君。果能改良其入學之目的。專以修成一優秀之國民。爲其職志。先 
培養其純潔之道德。如愛國心。如合羣心。如公益心。務求其眞修寔踐。無一毫虚。僞 
假飭之可指。如是則優秀國民之根本立矣。次則研究講求其穎新智識。如何可以 
用。如何可以厚生。如何可以裕經濟而利人羣。務從科學上求新智識之發達。以 
應付社會之所要求。如是則優秀國民之基礎厚矣。而尤所勤急者。則莫若注重於 
育。 
西哲有云。健全之精神。常寓於健全之身體。吾人在科舉辰代。以文弱爲美觀。𨱽𦝄 
󰬸咹呶吏𦣰。已成一不可救藥之死病。至於今日。歐化漸盛。舊習漸更。而於體育 
科。尙未十分研究。怠惰之根性。戕生之情慾。吾民習而安之。至於體育之功課。運 
動之利益。吾民毫不研究。一日十二辰。半抛棄於困坐酣眠之歲月。運勤不勤。則血 

脈不流轉。血停脈滯。身體乃日就尪羸。民成爲衰弱之民。國成爲病死之國。此則體 
育不修之流毒也。體育之道。一曰勤運動。二曰慎衞生。運動必貴於有課程而無間 
斷。衞生必貴於飭淸潔而禁淫逸。此二者爲靑年學生所急當自彊之事。靑年學生 
者國民之靈魂。靈魂彊則體魄彊。體魄彊則靈魂憑之而愈彊。其致此之由。則勤修 
體育而已。 
 
以上所言。括之以三事。曰德育。曰智育。曰體育。三者而已。此三者在歐美已爲日用 
之菽粟。而在我國民則尤爲救命之金丹。諸君苟努力於此三事。則所謂優秀之國 
者。卽爲諸君。且能與政府合作之國民。亦惟諸君是賴。 
佩珠常唱法越提携之論。必一方面有開化國民之政府。又必一方面有能與政府 
合作之國民。然後法越提携之主義。可以寔現。而我越人民之幸福。乃有圓滿之辰。 
此則佩珠所希望於靑年學生諸君者。至無窮盡。有限之筆舌。不能罄竭其所欲吐 
懷。惟我學生諸同胞哀其誠而恕諒之。