Tam quốc diễn nghĩa (Nguyễn An Cư dịch)/Hồi 1

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

CUỐN THỨ NHỨT

ĐỆ NHỨT HỒI

Hội Đào-viên ba người kiết nghỉa,
Trừ Huỳnh-cân một trận thành công.

Đại phàm sự thế thiên hạ, phân lâu thì phải hiệp, hiệp lâu thì phải phân. Ví như nước lớn nước ròng; lẻ trời xây vần thay đổi. Đời Đông-châu các nước hiệp về Tần; Tần trị đặng hai trào rồi hiệp với Hớn; Hớn Cao-tổ tên là Lưu-Bang, trãm xà khởi nghỉa, đóng đô nơi phía Tây tại đất Tràng-an; cho nên gọi là trào Tây-hớn. Truyền đến đời vua Quang-vỏ tên là Lưu-Tú, trung hưng dẹp loạn, định đô nơi phía Đông tại đất Lạc-vương, cho nên gọi là trào Đông-hớn. Truyền đến đời vua Huờn-đế; yêu dùng lủ hoạn-quan, cấm ngăn tôi trung trực; vận nước đả suy lần, đến khi vua Huờn-đế băng, không có con trai. Triều-đình rước ông Giải-độc-đinh-hầu tên là Lưu-Hoằng, tôi lên nối ngôi gọi là vua Linh-đế.

Linh-đế tức vị rồi, nhờ có quan đại tướng là Đậu-Vỏ, với quan Thái-phó là Trần-Phiền, tả phụ hửu bậc; nhơn dân ai nấy đều mầng, tưởng trông thấy phước bình-trị; ai dè trong đám Hoạn-quan là lủ Tào-Tiết, hiệp mưu với nhau mà lộng quyền; Đậu-Vỏ và Trần-Phiền, toan mưu lập kế mà tảo trừ, ruỗi lậu cơ mưu hai ông ấy đều bị hại! Từ ấy, chúng nó càng ngang dọc, chẳng kiên nể ai. Vua Linh-đế nối ngôi đặng hai năm. Ngày rằm tháng giêng vua ngự ra đền Ôn-đức. mới bước lên ngai mà ngồi, xảy đâu bên góc đền ùn-ùn nổi trận gió, thấy một con rắn xanh, lớn hơn đầu gối, dài ước hai trượng, ở trên trính thòng xuống một cái rầm, nằm khoanh trên ghế ỹ. Vua thất kinh, liền té xuống ngai, quan Thị-thần cấp cứu phò về cung. Các quan cũng sợ chạy trốn. Giây lâu con rắn ấy biến mất, kế lấy giông gió sắm chớp mưa lớn luôn cả đêm, nước chảy không kịp, sập nhà cữa hết nhiều. Cách hai năm nữa, tại xứ Lạc-dương bị địa-chấn, nước trào biển nhẩy lên, nhà dân ở theo mé biển sóng đánh trôi hết.

Qua năm khác lại sanh điềm gà mái hóa gà cồ. Ngày kia trời đương thanh bạch thấy một vầng hắc khí dài hơn mười trượng, bay vào đền Ôn-đức rỏ ràng, vua buồn rầu hạ chiếu phán hỏi bá quan: Vì cớ chi mà liên niên tai biến như vậy?

Quan Nghị-lang tên là Thới-Ung thượng sớ, thì đại ý trong lời sớ, minh chĩ về rắn hiện trong đền; gà mái hóa gà cồ; là điềm trời ứng cho đờn bà loạn nước. Nay người nội hoạn cũng như đờn bà một thứ, mà lủ nó cầm chánh nước, cho nên tai biến dường ấy, xin vua phải xét. Vua coi sớ than thở một hồi, vừa đứng dậy thay áo, Tào-Tiết ở sau lưng rìn dòm ngó thấy sớ ấy, ra thuật chuyện lại với nội bọn anh em, lần hồi kiếm việc khác mà hại Thới–Ung bị đuổi về dân giả.

Trương-Nhượng, Triều-Trung, Phong-Tư, Đoàn-Khuê Tào-Tiết, Hầu-Lảm, Kiển-Thạt, Trình-Khoán, Hạ-Huy và Quách-Thắng, mười người ấy làm một phe với nhau gọi là Thập-thường-thị; vua tôn kính yêu dùng Trương-Nhượng lắm, đến nổi kêu nó bằng cha. Bởi vậy giềng mối Triều-đình càng ngày càng thêm rối, muôn dân lao xao chòm nhạn, trộm cướp vang dậy như ông.

Thuở ấy quận Cự-lộc có ba anh em họ Trương kia, anh cả tên là Trương-Giác, em thứ nhì tên là Trương-Bữu, em thứ ba tên là Trương-Lương; Trương-Giác thì nhiều khoa không đậu. Ngày kia nhơn buồn vào núi tiềm lá thuốc hái chơi, gặp một ông già đồng nhan hạc phát; xưng mình tên là Nam-hoa-lảo-tiên, tuy cầm gậy lê, kêu Trương-Giác vào động mà trao cho ba cuốn sách và dặn rằng: « Sách nầy là Thái-bình-diệu thuật, ta cho ngươi để dành làm của báu. Vậy phải lấy lòng tốt mà cứu độ thế gian, nếu ngươi manh động phản tâm, thì thân lăm ác báo. » Trương-Giác cúi đầu bái tạ. Ông ấy bèn hóa một trận gió mà biến mất.

Từ khi Trương-Giác đặng ba cuốn sách ấy thì học tập cã ngày liền đêm, hiểu thông các phép, sức hay khiển bùa niệm chú, hú gió kêu mưa. Vừa gặp năm ấy dịch khí thạnh hành; Giác xưng làm Đại-hiền-lương-sư, đốt bùa hòa vào nước cho người ta uống, cứu thiên hạ bịnh sống đặng nhiều một người đồn ra mười người, đến trăm ngàn muôn người tiếng vang như sấm. Hể Trương-Giác đi đến chổ nào, thì đồ-đệ theo học bùa phép càng ngày càng đông, thấy có linh nghiệm chừng nào thì lại đông thêm chừng nấy. Trương Giác coi dèo phép mình hiển hiện, thiên hạ phục tùng thì quên phức lời tiên dặn, bèn sắp dọn trong đám môn-đồ phân ra mà đặt làm ba mươi sáu sở, sỡ nào lớn thì hơn một muôn người, sở nhỏ thì chừng sáu ngàn người, mổi sở có mổi người Cừ-soái để thống-quản, còn mình thì xưng là Tướng-quân. Trương-Giác bèn nói gạt thiên hạ rằng: Trời xanh đã thác trời vàng nên lập. Đến năm Giáp-tí đây thì thiên hạ đại lợi. Lại truyền dạy mổi nhà đều lấy đất trắng mà viết hai chữ Giáp-tí trên cửa cái.

Thuở ấy Thanh-châu, U-châu Từ-châu, Ký-châu, Kinh-châu, Dương-châu, Diện-châu, và Dự-châu, trong tám châu ấy bất kỳ nhà nào, đều làm bài vị, đề chữ Đại-hiền-lương-sư Trương-Giác mà đễ thờ giữa nhà, kính trọng hơn cha mẹ. Trương-Giác sai người tâm phúc tên là Mả-nguyên-Nghĩa, đem vàng bạc đi lể cho Thập-thường-thị mổi người mổi phần, để phòng giúp khi nội ứng, cho có sẵn người.

Trương-Giác toan mưa với hai em rằng: « Thiên ý nang cầu, nhơn tâm nang đắt. Nay lòng dân đã thuận, cơ hội nên làm lắm Nếu anh em ta không thừa lúc nầy mà lấy Hớn thì rất uổng. Sách có chữ: Thời hồ bất tái, hành hoặc sữ chi. » Bàn luận vừa rồi, nhứt diện sắm khăn vàng cờ vàng làm hiệu lịnh, nhứt diện sai đệ tữ là Đường-Châu đem mật thơ cho Phong-Tư. Đường-Châu lại tói tĩnh mà mạch rằng: « Trương-Giác phản nghịch. »

Tin thấu tới trào. Vua dạy Đại-tướng là Hà-Tấn đem binh ra bắt Mã-nguyên-Nghĩa mà chém, rồi lại bắt bọn Phong-Tư mà hạ ngục. Giác nghe lậu sự, lật đật truyền sắc ra các sở đều dậy một lược. Trương-Giác xưng mình Thiên-công-tướng-quân; Trương-Bữa xưng Địa-công-tướng quân, Trương-Lương xưng Nhơn-công-tướng-quân. Rồi mới rao với chúng dân rằng: vận Hớn gần hết, chúa thánh ra đời, chủng bay phải thuận theo ý trời, noi theo đường chánh, mà cọng phò Minh-vương, đặng có lạc hưởng thái bình. Trương-Giác mới xao động năm ba ngày, mà tứ phương bá tánh, đầu vấn khăn vàng, tay cầm cờ vàng, hơn bốn mươi vạn người. Trương-Giác kéo binh đến đâu thì phủ huyện quan quân đều sợ hoãn hồn.

Hà-Tấn tâu xin vua xuống chiếu truyền cho các địa phương lo bề phòng bị mà dẹp giặc. Lại hạ chĩ sai Trung-lang-tướng là Lư-Thực, Hoàng-phũ-Tung và Châu-Tuấn; ba người thống lảnh ba đạo binh ra dẹp giặc.

Nói về Trương-Giác đem binh tới U-Châu, quan Thái-thú đất ấy tên là Lưu-Yên, người dòng tôn thất, tánh hạnh hiền lành, nghe quân báo giặc tới đã gần, thì vội vàng thương nghị với Hiệu-húy là Trâu-Tịnh. Trâu-Tịnh thưa rằng: « Binh giặc thì nhiều, mà binh ta thì ít lắm, tôi e chúng quả nan đương, xin lập tức đăng bản mộ binh. » Lưu-Yên khen phải, liền sai quân truyền bản văn đi đến Trát-huyện.

Có một người ở tại Trát-huyện, tên là Lưu-Bị, tên chữ là Huyền-Đức, cũng dòng tông thất, con cũa Lưu-Hoằng; cha chết sớm, ở với mẹ chí hiểu, tánh khoan dung hòa huởn, ít hay nói không ham đọc sách mà biết chữ nghĩa nhiều, mầng giận tự nhiên, chẵng khi nào bày ra ngoài mặt, lòng chứa đễ kinh luân tráng chí, hay giao du với hào kiệt anh hùng, hình trạng khôi ngô, diện mạo đẹp đẻ, mình cao tám thước, tay dài chí đầu gối, tai thòng xuống đến vai, trong nhà nghèo, nhờ nghề dệt chiếu thắt giày mà độ nhựt. Nơi góc nhà có cây dâu cao lớn, lá nó ỡ trên xây lại một vầng tròn, đứng xa ngỏ như hình cây tàng, có ông thầy tướng thấy thì khen: Nhà ấy chắc có sanh đặng quới-nhơn.

Khi Lưu-Bị còn nhỏ, dỡn với con nít dưới cây dâu ấy thình lình nói rằng: « Nếu tao làm vua đặng, thì che cây tàn nầy. » Chú của Lưu-Bị là Lưu-nguyên-Khỡi, nghe cháu nói như vậy thì lấy làm kỳ, biết khí tượng cháu mình không phải thường nhơn. Bỡi vậy, nên thấy Lưu-Bị nghèo, nhiều khi châu cấp tiền bạc. Lưu-Bị lúc mười lăm tuổi vâng lời mẹ dạy, đi học với Trịnh-Huyền làm bạn với Lư-Thực và Công-tôn-Toản. Bây giờ đã hai mươi tám tuổi rồi.

Ngày ấy thấy bản văn thì nguồi nguồi than thỡ, có một người đứng sau lưng, cất tiếng lên hỏi lớn rằng: « Bổn phận làm trai, đương cơn quốc-gia nguy biến, sao không ra giúp nước, lại đứng đây mà than dài? » Lưu-Bị nghe nói ngó ngoái lại, thì thấy người ấy lớn to mạnh dạn, mình cao tám thước, đầu beo râu hùm, con mắt tròn, tiếng nói lớn, bộ tịch nóng nảy, trang mạo hùng hào, liền hỏi thăm tánh danh, người ấy nói rằng: « Tôi tên là Trương-Phi, tên chữ Dực-Đức; nhà ỡ tại xứ nầy, ruộng đất đủ dùng, thường bán thịt heo rượu ngon, tánh ham chơi với các sĩ hùng-hào; nay củng đi coi bãn nầy, thấy ông thỡ ra, nên phải hỏi. » Lưu-Bị nói: « Tôi vốn dòng giỏi Hớn-trào tên là Lưu-Bị, nay thấy giặc Huỳnh-cân khởi loạn, lòng muốn ra giúp nước cứu dân, song nhà nghèo không tiền, tài mọn sức yếu, bỡi vậy nên buồn mà than. » Trương-Phi nói: « Nhà tôi có sự sảng, chừ ta chiếu mộ dỏng-dân đặng mà khỡi nghĩa với nhau, nên chăng? » Lưu-Bị mầng lắm. Bèn rủ nhau vào quán mà uống rượu và trò chuyện, xảy thấy một người đẩy cổ xe tay mà tới trước quán, đễ xe đó vào nghỉ kêu quán-nhơn biễu đem rượu uống. Lưu-Bị ngồi nhắm người ấy, mình cao chín thước, râu dài hai thước, mày tằm mắt phụng, mặt như táo chính, môi tợ thoa son, diện mạo đoàn hoàng, oai phong lẫm liệc, liền đứng dậy mời lại ngồi chung một bàn, hỏi thăm tánh danh quê quán thì người ấy nói: « Tôi là Quang-Vỏ, tên chữ là Thọ-Trường, sau cải là Vân-Trường; ở quận Hà-đông, huyện Giải-lương. Xứ ấy có một người giàu lớn, ỷ thế hoành hành, tôi bất bình đánh chết, bị quan quân tập nỏa, cho nên lưu lạc đã năm sáu năm dư, nay tôi nghe chổ nầy mộ quân nên tới đây mà ứng nghĩa. » Lưu-Bị mới thuật chuyện gặp Trương-Phi cho Vân-Trường nghe. Vân-Trường có lòng mừng. Ba người liền hỏi tuổi nhau, rồi đều đi về nhà Trương-Phi mà nghị đại sự. Trương-Phi nói: « Sau nhà tôi có một vườn đào, bông đương nở tốt, vậy ngày mai ra đó, tế cáo trời đất, kết làm anh em, đồng tâm hiệp lực, thì cữ sự mới đặng. » Huyền-Đức và Vân-Trường đều khen phải. Nội ngày ấy sắm sữa các đồ lể vật, qua sáng bữa sau, làm thịt một con trâu đen và một con ngựa trắng mà tế cáo thiên địa, ba người đốt hương quì lạy, thệ nguyện cùng nhau mà lập lời thề rằng:

Tôi Lưu-Bị, Quang-Vỏ, Trương-Phi,
Tuy ba người họ tên đều khác.
Hội vườn đào kết nghĩa anh em,
Mộ dân dỏng thệ trừ tặc ác.
Hiệp sức phò Hớn thất giang san,
Gặp họa phước cùng nhau ươu lạc.
Không cầu đồng năm tháng ngày sanh,
Chỉnh nguyện đồng năm tháng ngày thác.
Cao dày soi xét tấm lòng đơn,
Ai có vong ân trời đất phạt.

Thề rồi, Huyền-Đức làm anh cã, Vân-Trường làm em thứ nhì, Trương-Phi làm em thứ ba, dọn rượu thịt mời bốn phía bàng cận nhơn dân, tới ăn uống tại Đào-viên, tính đặng ba trăm người, nội ngày no say, dự bị đồ binh khí, người đều có lòng địch khái, hăn chí tùng chinh, song hiềm vì chưa có ngựa mà cởi, đương ngẩm nghỉ bàn định, xảy có người ngoài xóm tới báo rằng: « Có hai người thương khách, đi với một bọn tùng-nhơn, đuổi 1 bầy ngựa mà đi thẵng vào đây. » Lưu-Bị nói: « May dữ a! » Ba anh em đều ra nghinh tiếp, hỏi ra; thì là hai người lái buôn lớn, một người tên là Trương-thế-Bình, một người tên Tô-Song, thường qua xứ Bắc-biên mua ngựa về bán, nay nghe có giặc, ghé vào hỏi thăm. Lưu-Bị thỉnh vô nhà, rượu cơm thết đãi và tỏ sự khỡi nghỉa. Hai người ấy mừng rỡ, bằng lòng giúp 50 con ngựa, một ngàn cân sắt, 500 lượng bạc, 500 lượng vàng, rồi từ giã ra đi.

Lưu-Bị biểu thợ-rèn rèn cho mình một đôi song kiểm; Vân-Trường thì một cây Thanh-long-đao, nặng tám mươi hai cân; Trương-Phi thì một cây xà-mâu, và có sắm đũ ba bộ giáp. Cách vài ngày nửa, qui tụ cọng cã thảy đặng năm trăm người.

Ba người kéo binh qua, ra mắt Trâu-Tịnh, Trâu-Tịnh đem vào yết kiến Lưu-Yên, hỏi thăm tên họ, thì Lưu-Yên nhìn Lưu-Bị là cháu. Ở đó đặng vài ngày thì có quân thám báo rằng: « Có tướng giặc Huỳnh-Cân tên là Trình-viễn-Chí, đem binh ước chừng năm vạn, tới xâm phạm quận nầy. » Lưu-Yên sai Trâu-Tịnh đi cùng Lưu-Bị, đem năm trăm quân ra cự chiến. Lưu-Bị cũng vui lòng lảnh mạng, đi với Vân-Trường và Trương-Phi thẵng tới núi Đại-hưng. Hai bên đối trận, thấy quân giặc đều xổ tóc, lấy khăn vàng nịt trước tráng ra sau ót. Khi Lưu-Bị ra trận, thì bên tả có Vân-Trường, bên hửu Trương-Phi. Luu-Bị giơ roi chỉ giặc mà mắng rằng: « Chúng bây làm nghịch, sao chẵng sớm đầu đi? » Trình-viển-Chí xung gan, biểu phó-tướng là Đặng-Mậu ra đánh. Trương-Phi xách xà-mâu lước tới đâm Đặng-Mậu té xuống ngựa liền. Viển-Chí vỗ ngựa ra đánh với Trương-Phi. Quan-Công huơi đao ra tiếp, Trình-viển-Chí hoản hồn, không kịp trở tay, bị Quang-Công chém đức làm hai khúc.

Người đời sau có làm bài thi khen hai ông ấy.

Thơ rằng:

Đầu tay một trận thấy tài cao,
Người thử xà-mâu kẻ thữ đao.
Chơn vạt chia ba còn đợi thuỡ,
Non sông đã tạn mặt anh hào.

Quân giặc thấy chúa tướng chết rồi rả tan chạy hết. Lưu-Bị đuổi theo, quân giặc lớp chạy lớp đầu bất kể kỳ số. Lưu-Bị đắt thắng trở về. Lưu-Yên bổn thân ra rước vào, thưởng lao quân sỉ. Qua bửa sau tiếp đặng tờ quan Thái-thú Thanh-châu là Cung-Cảnh, khất binh cứu viện. Lưu-Bị thấy vậy xin đi. Lưu-Yên sai Trâu-Tịnh đi với Lưu-Bị đem năm ngàn binh trực chỉ qua Thanh-châu mà giải vây.

Lủ giặc thấy quan quân đả kéo tới, thì chia nhau ra mà hỗn chiến. Lưu-Bị liệu mình binh ít, thể chịu không kham bèn lui ra khỏi 30 dặm mà đóng trại. Lưu-Bị thương nghị với hai em rằng: « Quân giặc hằng hà sa số, mà quân ta có năm ngàn, chừ phải dụng mưu mới thắng đặng. Vậy nhị-đệ lảnh một ngàn binh phục lại sơn tả. Tam-đệ lảnh một ngàn binh phục tại sơn hửu, chờ khi nào có tiếng chiêng dóng lên, thì sẻ kéo ra mà ứng tiếp. » Hai người phụng mạng. Qua ngày sau Lưu-Bị thống lảnh ba ngàn binh đi với Trâu-Tịnh phất cờ nổi trống ra trận mà giáp chiến với quân giặc một hồi rồi giả thua mà chạy. Giặc thừa thể đuổi theo. Lưu-Bị nhắm chừng đả tới chổ phục thì truyền quân đánh chiêng lên vang tai. Quang-Công và Trương Phi phục binh hai truông núi, kéo ra áp đánh; lủ giặc bôn-đào tứ tán. Ba người đuổi thẳng tới thành Thành-châu, vừa gặp Cung-Cãnh củng đem binh trợ chiến. Chủ khách mừng rở, Cung-Cãnh rước vào thành mà thết đải.

Người đời sau có làm bài thi mà khen Lưu-Bị.

Thi rằng:

Hơn thua vận dụng sẳn trong lòng.
Hai cọp ngày nay nhượng một rồng.
Cờ nghỉa Đào-viên vừa mới phất.
Anh em đã chiếm đặng đầu công.

Trâu-Tịnh ý muốn về Lưu-Bị nói: « Tôi nghe quan Trung-lang-tướng là Lư-Thực, đương đánh với Trương-Giác tại xứ Quảng-tôn; tôi muốn qua đó giúp sức. » Trâu-Tịnh từ biệt kéo binh về. Ba anh em Lưu-Bị đem quân cũa mình qua Quảng-tôn vào thăm Lư-Thực, thuật chuyện nguyên-do. Lư-Thực mừng rở hậu đải, cầm ở đó chờ khi diệu dụng.

Lúc ấy binh Trương-Giác mười lăm vạn, binh Lư-Thực có năm vạn, đóng tại Quảng-tôn. Hai bên chi trì chưa thấy thắng bại. Lư-Thực nói với Lưu-Bị rằng: « Ta đón Trương-Giác ở đây còn em nó là Trương-Bữu, Trương-Lương; bây giờ ở tại Dỉnh-xuyên đương đối lủy với Hoàng-phủ-Tung và Châu-Tuấn. Chừ ngươi đem binh mả của ngươi, lại với ta giúp thêm một ngàn binh nữa. Vậy ngươi kéo qua Dĩnh-xuyên, thám thính hư thiệt, đặng mà khắc kỳ, hội lại đánh chúng nó. » Lưu-Bị lảnh mạng, đi cả ngày đêm.

Khi ấy Hoàng-phủ-Tung và Châu-Tuấn ở Dỉnh-xuyên đánh với Trương-Bửu, Trương-Lương, đắt thắng nhiều trận; chúng giặc thất cơ lui vào Trường-xả, đóng trại theo bờ lau mà nghĩ quân. Trung và Tuấn hiệp mưu dạy quân sắm sữa đồ hỏa công, mai phục các nơi hiểm yếu, chờ cơn đêm hôm phát gió lớn, phóng lửa đốt cháy rần rần. Trung và Tuấn dục quân ra hổn chiến, lũ giặc bị ngọn lữa ào tới mạnh quá, người ngựa không kịp bận giáp bắt yên, tháo chạy kiếm đường trốn chết, tiếng la vang rừng, Trương-Bửu, Trương-Lương chạy hoản hồn.

Hốt nhiên gặp đạo binh cờ đỏ, người Chúa tướng tên là Tào-Tháo, đón đường chận đánh. Nguyên Tào-Tháo tên chữ là Mạnh-Đức, thuở nhõ tên chữ là A-Mang, mình cao râu giài con mắt nhỏ, tánh lanh lợi xảo trá đa nghi; người ở xứ Tiêu-quận, cha tên là Tào-Tung, bổn tánh làm họ Hạ-hầu nhơn ở con nuôi với Tào-Đằng, nên mới cải là họ Tào. Tào-Tháo hồi hai mươi tuổi thi đậu hiếu-liêm, rồi thăng lên chức Lang, sau lại thăng chức Húy, ỡ huyện Lạc-dương. Khi Tào-Tháo đến chổ nhậm, liền biểu quân sắm roi đủ sắc, bất kỳ ai phạm tội thì đánh ngay, không sợ mích lòng, bởi cớ ấy nên có oai và có tiếng. Nay nhơn giặc Huỳnh-cân dấy loạn. Vua phong làm chức Kị-đô-húy đem năm ngàn binh mả ra thành Dĩnh-xuyên mà trợ chiến. Vừa gặp Trương-Bửu, Trương-Lương giữa đường, Tào-Tháo chận đánh một trận, giết quân giặc hơn muôn người, đặng đồ khí giái binh trượng vô số. Trương-Bữu, Trương-Lương, liều mình tữ chiến chạy mới khỏi. Tào-Tháo vào ra mắt Hoàng-phủ-Tung Châu-Tuấn, rồi tức thì dẩn binh đuổi theo Trương-Bữu, Trương-Lương.

Khi Lưu-Bị với hai người em đương đi, xảy nghe quân ó vang trời, lại thấy lữa cháy ào, liền kéo binh tới Dỉnh-xuyên, thì quân giặc đả chạy mất bết. Bèn vào yết kiến Hoàng-phủ-Tung và Châu-Tuấn, thuật chuyện Lư-Thuật sai qua, đầu đuôi tự sự, Tung nói: « Nay Trương-Bữu và Trương-Lương, thế cùng sức yếu, chắc là chạy về Quảng-tôn, mà nương dựa với Trương-Giác. Vậy ngươi phải trở về mà giúp sức cho Lư-Thực thì hay hơn là ở đây. » Lưu-Bị từ tạ ra đi. Đi đến nữa đường gặp một bọn quân hộ giải cổ tù xa: người tù ngồi trong xe là Lư-Thực. Lưu-Bị thất kinh mà hỏi Lư-Thực rằng: « Vì cớ gì mà đến nỗi như vậy? Lư-Thực đáp-rằng: « Ta vây Trương-Giác tưởng đã gần bắt nó đặng, ai dè nó dụng yêu pháp đào tẩu, triều đình sai quan Huỳnh-môn là Tả-Phong, ra thám coi tình hình, va đòi ăn cũa hối lộ; ta nói sự quân nhu còn thiếu, chừ biết lấy cũa đâu mà phụng thừa? Tả-Phong hàm hận, về tâu gian nói: Ta cố thủ thành trì, không chịu ra đánh để trể nải lòng tam quân. Vậy nên triều-đình giận, sai Đổng-Trát ra thế cho ta, dẩn ta về vấn tội. » Trương-Phi nỗi nóng; ý muốn giết quân hộ giải, mà cứu Lư-Thực ra. Lưu-Bị cang rằng: « Còn phép triều-đình; em chẳng nên táo tánh. » Quân liền giải Lư-Thực đi về kinh-đô.

Quan-Công thưa rằng: « Nay mà Lư-tướng bị tội, anh em ta tới đó cũng không làm chi, xin đại-ca trở về Trát-quận, rồi sau sẻ hay. » Lưu-Bị nghe theo, bèn nhằm hướng kéo đi. Đi đặng hai ngày, thoạt nghe phía sau núi, chiêng trống vang trời, ó reo dậy đất. Ba anh em dục ngựa lên gò cao ngó coi, thì thấy quan quân thua chạy trước; giặc Huỳnh-cân đuổi theo sau chật đường.

Nguyên Đổng-Trát đánh với Trương-Giác mà Đổng-Trát thua chạy; Giác đuổi theo. Lưu–Bị thấy cờ đề chử Thiên-công tướng-quân thì nói với hai em rằng: « Thằng ấy là Trương-Giác đó, vậy phải lập tức đuổi theo. » Ba anh em bèn đem binh xuống chận đánh giữa đường, lủ giặc hoãn chạy hết. Lưu-Bị cứu Đổng-Trát đem về trại. Đổng-Trát hỏi: « Ba ngươi hiện làm chức chi? » Lưu-Bị nói: « Chúng tôi là người bạch thân. » Đổng-Trát thấy ba chú mình trần, thì trương đôi tròng con mắt bạc, lòng khinh dể những người thân xát, chi chúc công mà chắc bụng mừng; Đông-Trát đã không cám ơn mà lại cũng không niềm nở. Lưu-Bị bước ra ngoài. Trương-Phi nổi giận mà rằng: « Chúng ta liều tữ chiến, cứu nó đặng toàn sanh, thằng làm sao phi nghĩa vô tình, thật là đứa vong ân bội đức; nếu không giết thằng nầy thì tức lắm. » Bèn vội vàng xách gươm vào chém Đổng-Trát.

Ấy vậy có thi rằng:

Hai nhũ bạch thân chẳng ngó ngàn,
Cảm thương hào kiệt lúc gian nan,
Thì ra cứu chúng nơi bùn lắm,
Nên nỗi quên mình chốn lữa thang.

Bội nghỉa nực cười quân mắt trắng,
Uổng công đánh đuổi lũ khăn vàng.
Mấy ai cang đảm như Trương-tướng,
Giết hết bao nhiêu đứa phụ phàn.

Chưa hay Đổng-Trát tánh mạng đường mô, vả xem hạ hồi tỏ phân sẻ biết.