Bước tới nội dung

Tam Tự Kinh diễn nghĩa

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
(Đổi hướng từ Tam tự kinh)
Tam Tự Kinh diễn nghĩa  (1917) 
của Vương Ứng Lân, do Nguyễn Tấn Hưng dịch

三字經演義

TAM-TỰ-KINH

DIỄN NGHĨA

CÓ PHỤ THÊM BÀI CA HUẤN-ẤU

Traduit et publié par

NGUYỄN-TẤN-HƯNG

Professeur des Caractères Chinois à l'École Cantonale de Dai-Ngai

TOME I — CUỐN THỨ NHỨT

Giá: 0$40




SAIGON

Imprimerie J. VIÊT


Juillet 1917

1 Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện,
2 Tánh tương cận, tập tương viễn,
3 Cẩu bất giáo, tánh nải thiên,
4 Giáo chi đạo, quới chiên,
5 Tích Mạnh mẩu, trạch lân xử,
6 Tử bất học, đoạn trử
7 Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương,
8 Giáo ngủ tử, danh cu dương
9 Dưỡng bất giáo, phụ chi quá,

1 Người sanh lúc hởi còn thơ, lòng lành chỉnh thiệt chẳng dời đổi chi,
2 Đến chừng biết nói biết đi, vui đâu chúc đó tính gì vạy ngay;
3 Ví dầu chẳng dạy cho hay, ắt là biến cải tợ đèn gió day;
4 Dốc lòng quí tại cho hay, chăm chăm chỉ nẻo rỏ nay ý gì,
5 Thuở xưa mẹ Thánh huấn nhi, soạn nhằm chổ ở dắc đi ba lần,
6 Có khi trẻ chẳng ân cần, mình ngồi không cưởi dức thoi mà thề,
7 Có người ở xứ Yên Sơn, vốn dòng họ Đậu bộ làng Vỏ Quân, ở đời giử nghĩa làm hừng mấy mối bạc ác chớ từng vấn vươn;
8 Dạy nên năm trẻ lạ dường, vào khoa đầu đổ danh đương bản vàng, giống chi mà đặng hiễn vang, có nghề đọc sách giàu sang trên đời,
9 Có con mà đễ thả khơi, biết nuôi không dạy tội nơi cha già,

10 Giáo bất nghiêm, chi đoạ,
11 Tử bất học, phi sở nghi
12 Ấu bất học, lão vi,
13 Ngọc bất trác, bất thành khí,
14 Nhơn bất học, bất tri lý,
15 Vi nhơn tử, phương thiễu thời,
16 Thân hữu, tập lễ nghi,
17 Hương cữu linh, năng ôn tịch,
18 Hiếu ư thân, sở đương thức,
19 Dung tứ tế, năng nhượng lê,

10 Dạy mà dối trá gọi là, thiệt thầy làm biến dối ma ăn tiền;
11 Bé mà không học cần chuyên, sau không nên dống láng riềng cấp sai,
12 Nhỏ mà chẳng học với ai, đến già đầu gối quá tai làm gì,
13 Ngọc kia chẳng chuốt chẳng kỳ, ắt không nên dống bán thì ai mua;
14 Làm người chẳng học quê mùa, sao cho biết lễ hơn thua đạo nghì,
15 Lo cho gặp thuở gặp thì, lúc làm con trẻ nẻo đi còn dài,
16 Gần thầy dựa bạn hôm mai, đứng đi khuôn phép tập hoài sữa sang,
17 Chẳng nghe chín tuổi Huỳnh Hương, đem thân mà trải âm đường thờ cha,
18 Bé nên biết thảo thay là, trách ai sao chẳng thấy mà làm gương,
19 Dung nên bốn tuổi càng thương, vốn dòng họ Khổng hay nhường trái lê,

20 Đễ ư trưởng, nghi tiên tri,
21 Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn,
22 Tri mổ số, thức mổ danh,
23 Nhứt nhi thập, thập nhi bá,
24 nhi thiên, thiên nhi vạn
25 Tam tài giả, thiên địa nhơn,
26 Tam quan giả, nhựt nguyệt tinh
27 Tam cang giả, quân thần giả,
28 Phụ tử thân, phu phụ thuận,
29 Viết xuân hạ, viết thu đông

20 Bé sao đã biết nhiều bề, ở cùng kẻ lớn chẳng hề so đo,
21 Trước là thảo thuận đã no, sau là nghe thấy chuyện trò thế gian,
22 Phải cho biết số biết hàng, biết tên các vật coi ngoài chư ban,
23 Biết một rồi mới biết mười, biết trăm biết chục mấy mươi là ngàn,
24 Biết cho đủ món trăm đàng, rồi lại cho biết mấy ngàn mấy muôn,
25 Ở cho biết cội biết nguồn, trong bầu ba cỏi tính luôn một lần,
26 Kễ từ hổn độn mới phân, có trời có đất lần lần có ta,
27 Gọi là ba sáng chiếu ra, mặt nhựt mặt nguyệt cùng là các sao,
28 Tam cang nghĩa ấy thễ nào, cha con tôi chúa mối nao vợ chồng,
29 Mặt trời xuân chiếu hướng đông, mùa nam lại chiếu giữa giòng nắng xây.

30 Thử tứ thời, vận bất cùng,
西
31 Viết nam bắc, viết tây đông,
32 Thử tứ phương, ứng hồ trung
33 Viết thủy hỏa, mộc kim thổ,
34 Thử ngủ hành, bổn hồ số,
35 Viết nhơn ngải, lễ trí tính,

30 Mùa thu thâu khắp trải cây, mặt trời trở ngọn về tây xây lần, mùa đông phía bắc rạng bằng, bốn mùa làm vậy xây vần cả năm, lại hay 4 hướng hơi tăm, thiếu dương đầy đất đầm đầm gió mưa,
31 Hướng nam gió thúc hơi đưa, thái dương cây trái nhặc thưa trổ đều,
32 Thiếu âm sấm chớp ít kêu, hơi đất vừa rúng mọi đều nổi thay, hướng nam khí đất trỗ ngay, thái âm ráo rẻ đễ bày khô khan, ấy là chỉ vẻ bốn phan, hết cơn vận chuyễn chàng ràng vô trong,
33 Trời sanh có nước dằng lòng, linh đinh trái đất ở trong như bè, có cây có núi có khe, núi kia có lửa, khe gây ra vàng.
34 Ấy là chỉ vẻ năm hàng, đâu đều có số tính toan mà dùng,
35 Bao nhiêu đều đã ăn chung, cho hay con tạo khéo cùng thế gian, hóa ra muôn vật chư ban. nắng mưa lục đục ở trong một bầu, người sanh trong cỏi đâu đâu, phải ôm vào dạ một câu năm hằng,

36 Thử ngủ thường, bất dùng vặn,
37 Đạo lương cô, mạch thử tắc,
38 Thử lục súc, nhơn sở thực,
39 ngưu dương, khuyễn thỉ,
40 Viết hỉ nộ, viết ai cụ,
Ái dục, nải thất tình
41 Bào thổ cách, mộc thạch kim,
42 Dử trước, nải bác âm,
43 Cao tằng tổ, phụ nhi thân,

36 Chữ tính xiên tạc ở giăn, hằng nhơn hằng ngải hằng dằn hằng khôn, giả mình hằng chỉ ngử ngôn, 5 hằng chẳng lổi chẳng luôn hằng nào,
37 Người ăn giống lúa dường bao, đạo lương thử tắc kẻ nào mạch cô,
38 Ấy là sáu giống trải phô, cũng một loài lúa tính vô bộn bề,
39 Heo gà trâu ngựa muôn dê, ấy là sáu thú hằng lề dưởng nuôi,
40 Mến yêu mầng giận thương vui, ghét ghen than khóc lòng xuôi bảy lòng.
41 Tiếng bầu tiếng chém tiếng đồng, tiếng tơ tiếng bạc tiếng bồng tiếng tiêu,
42 Cùng là tiếng khánh chúa chiêu, ấy là tám tiếng đễ xiêu lòng người,
43 Một dòng nhỏ xuống mấy mươi, cứ từng có lớp chớ cười lẳng lơ,

44 Thân nhi tử, tử nhi tôn,
45 Tự tử tôn, chí tằng huyền,
46 Nải cữu tộc, nhơn chi luân
47 Phụ tử ân, phu phụ tùng,
48 Huynh tắc hữu, đệ tắc cung,
49 Quân tắc kính, thần tắc trung
50 Thử thập ngải, nhơn sở đồng,
51 Phạm huấn mông, tu giản cứu,
52 Tường huấn hộ, minh câu độc,
53 Vi học giả, tấc hữu sơ,

44 Ông mình ông cổ ông sơ, cha mình lại nói bây giờ mình đây,
45 Có mình mình mới nối đây, có con có cháu sau nầy mới ưng,
46 Có cháu có chít càng mừng, ấy là thứ lớp chín từng tộc nhơn!
47 Cha con chĩnh thiệt là ơn, vợ chồng là ngải khuyên lơn nhau cùng,
48 Anh em thì phải nhường dung, ở cho thuận thảo chung cùng với nhau,
49 Vua tôi cho biết lòng trung, dạy sai phải chịu kính vâng phần nhiều,
50 Ấy là mười nghĩa đủ đều, làm người cho có danh biêu rạng ngời,
51 Đèn kia mà rạng bởi khêu, trẻ ngây dạy dổ vạch đều chỉ ra,
52 Từ câu đem chỉ đọc ca, tích xưa truyện củ thấy mà có không,
53 Chớ nên vượt đảng vượng đồng, hễ người mới học thì trông tới lần,

54 Do hiếu kinh, chí tứ thơ,
55 Luận ngử giả, nhì thập thiên,
56 Quần đệ tử, thiện ngôn.
57 Mạnh Tử giả, thất thiên chỉ,
58 Giản đạo đức, thiết nhơn ngải,
59 Tát trung dung, nải Khổng cấp,
60 Trung bất biên, dung bất diệt,
61 Tát đại học, nải Tăng Tử,
62 Tự tu tề, chí bình trị,
63 Hiếu kinh thông, tứ thơ thục,

54 Hiếu kinh cứ trước mà dần, tứ thơ bốn sách còn phân sau nầy,
55 Học thì nghỉ nghị đêm ngày, hai mươi luận ngử nhuần tay học dò,
56 Các người là phận học trò, trước nghe mùi đạo sau dò trị dân,
57 Bốn thiên Mạnh-Tử học lần,
58 Nói đều đạo đức phân trần nghĩa nhơn,
59 Trung dung Khổng cấp lòng chơn,
60 Chẳng khinh chẳng dễ chẳng hơn vừa vừa,
61 Đại học Tăng-Tử dò lừa,
62 Tu thân bình trị sắp vừa mười chương,
63 Hiếu kỉnh đã rỏ dường gương,

64 Như lục kinh, thỉ khả độc,
65 Thi thơ diệt, lễ xuân thu,
66 Hiệu lục kinh, đương giản cầu,
67 Hữu liên sơn, hữu qui tàng,
68 Hữu châu diệt, tam diệt tường,
69 Hữu điễn mô, hữu huấn cáo,
70 Hữu thệ mạng, thơ chi áo,
71 Ngã công, tác Châu lễ,
72 Trứ lục điễn, tồn trị thễ,

64 Tứ thơ đã thuộc tầm thường lục kinh,
65 Kinh thi kinh diệt cho tinh, thượng thơ lễ ký tập thành xuân thu,
66 Gọi là hiệu sáu kinh nhu, nghe sách phải kiếm công phu trong nầy,
67 Có việc liên sơn cho hay, ăn sang quẻ cấn ngày nay kiến dần, qui tàng cùng diệt coi lần, ăn sang kiến sữu là phần Vỏ, Thang,
68 Có việc nhà Châu bỉ bàn, sáu mươi bốn quẻ đễ trang sách hào, ba việc chưa trót việc nào, coi đi xét lại thấp cao đủ đều,
69 Có mưu có sám Thuấn, Nghiêu, có bài huấn cáo lịch triều Lão-quân,
70 Sách kia nghĩa lý không chừng, có bài thuyết mạng có từng thệ sư,
71 Có ông Châu-Đáng điền tư, đặt ra châu lể chức cư công hàm,
72 Một mình ý nghỉ tay làm, lập ra sáu bộ ngụ đàm trị dân,

73 Đại tiễu Đái, chú lễ ký,
74 Thuật thánh ngôn, lễ nhạc bị,
75 Viết quốc phong, viết nhả tụng,
76 Hiệu tứ thi, đương vịnh phúng,
77 Thi vong, xuân thu tác,
78 Ngụ bào biếm, biệt thiện ác,
79 Tam truyền giả, hữu công dương,
80 Hữu tả thị, hữu cốt lương,
81 Kinh minh, phương độc tử,
82 Tối kỳ yếu, kỳ sự,

73 Họ Đái lớn nhỏ hai phần, Diện Quân lại với thứ Quân hai người,
74 Thích ra lễ ký mọi lời, sẳng ôm lễ nhạc thuận lời thánh nhơn,
75 Quốc phong thói nước ca đờn, lại cùng nhà tụng những cơn vui mừng,
76 Sách xưa gọi bốn thơ xuân, hễ con nhà học mặc chừng ca ngâm,
77 Thơ kia rồi lại mất trầm, xuân thu mới lấy trấn tâm chư hầu,
78 Ngụ lời bào biếm từ câu, phân đều lành giữ đâu đâu an lòng,
79 Lại xem ba truyện cho thông,
80 Công dương tả thị là dòng cốc lương,
81 Xuân thu kinh ấy đã tường, thì ta nên đọc qua trương năm thầy,
82 Học thì học lúng mới hay, tóm đều thiết yếu nhớ rày việc văn,

83 Ngủ tử giả, hữu tuân dương,
84 Văn trung tử, cập Lão Trang,
85 Kinh tử thông, độc chư sữ,
86 Khảo thế hệ, tri chung thỉ,
87 Tự hi nông, chí Huỳnh Đế,
88 Hiệu Tam Hoàng, thượng thế,
89 Đường hữu Ngu, hiệu nhị Đế,
90 Tương tiếp tổn, xưng thạnh trị,
91 Hạ hữu Vỏ, Thương hữu Thang,

83 Năm thầy lại phải tập hằng, sách xưng Ngủ Tữ có văn nhiều bài,
84 Có người tuấn huấn lành tài, dương hùng văn vật cũng bài đạo dương, văn trung Lão-Tử nên công, năm thầy đều đặt ở trong sách nầy,
85 Năm thầy kinh ấy vừa hay, mới đọc qua sữ coi rày hưng vong,
86 Trào vua dòng nước ở trong, trải qua sau trước mấy dòng đế vương,
87 Trước đời Phục-Hi, Thần-Nông,
88 Cho đến Huyền đế kế chồng ba vua,
89 Nghiêu, Thuấn nào có hơn thua, ấy là nhị Đế hai vua nhường vì,
90 Cùng nhau giao lại diện vi, muôn dân chẳng khác một khi dễ ngồi,
91 Hạ thì Vỏ thỉ nối ngôi, Thương thì Thang ắt lên coi nghiệp hồng,

92 Châu Văn Vỏ, xưng tam vương,
93 Hạ truyền tử, gia thiên hạ,
94 Tứ bách tải, thiên hạ xả,
95 Thang phạt Hạ, quốc hiệu Thương,
96 Lục tải, chí Trụ vong,
97 Châu Vỏ Vương, thỉ tru Trụ,
98 Bác tải, tối trường Cữu,
99 Châu truyệt đông, Vương cang tùy,
100 Sính cang qua, thượng du thuyết
101 Thỉ xuân thu, chung Chiến Quốc,

92 Nhà Châu Văn Vỏ chí công, thầy xưng ba chúa thảy tùng lòng dân,
93 Hạ tôn vương vị một lần, truyền cho con cháu chẳng phân người ngoài,
94 Bốn trăm năm cũng bền dai, khúc đầu xã tắc, vì ai đổi dời,
95 Thang bền phạt Hạ dựng đời, nước nhà cải hiệu con trời Thương vương,
96 Sáu trăm năm nghỉ càng thương, cho đến sanh Trụ vô lương mất nhà,
97 Vỏ vương phạt Trụ vửng ca, đặt an tân thọ hội minh chư hầu,
98 Tám trăm năm cũng bền lâu, so Thương với Hạ dễ âu dám đồng,
99 Xe Châu trở bánh qua đông, giềng vua mối nước cũng phòng mong manh,
100 Cang qua các nước đua tranh, lại thêm du thế tung hoành các nơi,
101 Xuân thu trước đã đổi đời, sau từ Chiến Quốc là đời loạn ly,

102 Ngủ cường, thất hùng xuất,
103 Dinh Tần thị, thỉ liêm tinh,
104 Truyền Nhị Thế, Sở Hớn tranh,
105 Cao tổ hưng, Hớn nghiệp kiến,
106 Chí hiếu bình, Vương Mảng soán,
107 Quan Vỏ hưng, vi Đông Hớn,
108 Tứ bách niên, chung ư Hiến,
109 Ngụy Thục Ngô, tranh Hớn đảnh,
110 Hiệu Tam Quốc, ngật lưởng Tấn,

102 Mạnh như Ngủ-Bá ai bì, ghe phen cỏng mẹ kém chi Thất-Hùng,
103 Ngủ-Bá sự kễ rất hung, Tề, Tần, Tấn, Thái, Sở, hầu chủ minh, Hàng, Tần, Yên Sở giúp binh, Triệu, Tề cùng Ngụy, gập gình, tương, tranh, nước Tần có chúa họ Dinh, hiệp thâu sáu nước về trong bản đồ,
104 Hai đời Hồ Hợi phò Tô, phúc đâu Sở, Hớn tranh đồ bá vương,
105 Bái-Công giấy nghĩa vào trong, mới dựng nghiệp Hớn .càng sang nước nhà,
106 Đến đời Bình đế mười ba, bị tôi Vương Mảng nó đà đoạt ngôi,
107 Quan-Vỏ giận chẳng chịu thôi. đam binh lấy lại lên ngồi Hớn-Đông,
108 Bốn trăm năm vững nghiệp hồng, giao cho Hiến-Đế mới thông cơ đồ,
109 Sau rồi đến Ngụy, Thục, Ngô, mới tranh vạt Hớn địa đồ phân ba,
110 Mới xưng Tam-Quốc Sơn hà, Tấn lấy rồi lại cải là Tấn-Đông,

111 Tống Tề kế, Lương Trần thừa,
112 Vi Nam triều, Đô Kiêm Lăng,
西
113 Bắc Nguyên Ngụy, phân đông tây,
114 Vỏ Văn Châu, giữ Cao Tề,
115 Đải chí Tùy, nhứt thổ vỏ,
116 Bất tái truyền, thất thống chữ,
117 Đường Cao tổ, khởi nghĩa sư,
118 Trừ Tùy loạn, sáng quốc cơ,
119 Nhị thập truyền, tam bách tải,

111 Tấn đông mà cũng chưa xong, Tống trào kế Tống long đong Lương, Trần,
112 Nam trào khi ấy mới phân Kiêm-Lăng là chổ mấy lần đế-đô,
113 Bắc trào chiếm nữa xưng hồ, vốn dòng Nguyên Ngụy phân đồ đông tây,
114 Đông-Ngụy Tây-Ngụy mới bày, Tây-Ngụy lại đễ Cao-Tề sữa sang,
115 Cho hay cơ nghiệp chàng ràng, Cao-Tề lại bị một chàng Vỏ-văn, Vỏ-văn rồi cũng lăng xăng, Nam-trào, Đông-Ngụy, Vỏ văn một thì,
116 Đam nhau qui lại cho Tùy, tuy làm một mối chẳng dè lại hư,
117 Cao-tổ bèn khởi nghĩa sư,
118 Phạt Tùy lấy lại an cư nhà Đường,
119 Hai mươi đời thiệt phú cường, ba trăm năm chẳng nghiệp hường bền dai,

120 Lương diệt chi, Quốc nải cải,
121 Lương Đường Tấn, cập Hớn Châu,
121bis Xưng ngủ đại, dai hữu do,
122 Diêm Tống hưng, thọ Châu thiện,
123 Thập bác truyền, nam bắc hổn,
124 Thập thất sữ, toàn tại tư,
125 Tải trị loạn, tri hưng suy,
126 Độc Sữ giả, khảo thiệt lục,
127 Thông cổ kiêm, nhượng thân mục,

120 Vậy mà chưa chắc cũa ai, Châu-Ôn lại lấy dựng đài nhà Lương,
121 Lăng xăng mấy cuộc tan thương, Lương Đường, Tấn, Hớn, Châu cương sau nầy,
121bis Năm đời xưng hiệu là đây, thảy mà có tích mới gây ra điều,
122 Vua Diêm Tống-Đế giấy triều, bủa nhơn thiên hạ khấp đều tợ Châu,
123 Mười tám đời hưởng ngôi triều, kim nguơn phúc đã lộn vào vãn lai,
124 Bắc Nam rạch nước làm hai, kẻ trong xưng Bá người ngoài xưng Vương, coi thập thất sử thì tường, đủ đều thảy có đế vương lịch đời,
125 Bao hàm trị loạn đòi nơi, hưng suy cho biết bởi trời khiến vay,
126 Đọc sữ thì phải cho hay, tra cùng sự thiệt chép thay trong nầy,
127 Cổ kiêm sự đã biết rày, hỏi đâu như thấy như hay bữa nào,

128 Khẩu nhi tụng, Tâm nhi duy,
129 Triêu ư tư, tịch ư tư,
130 Tích Trọng Ni, Hạng Thát,
131 Cổ Thánh hiền, thượng cần học,
132 Triệu trung lịnh, Độc lổ luận,
133 Bỉ sỉ, học thả cần,
134 Phi bồ biên, Tước trước giản,
135 Bỉ thơ, thả tri miễng,
136 Đầu huyền Lương, chì thích cổ,

128 Mình đọc dạ chớ tầm phào,
129 Sớm trưa nhớ đó sao sao cho liền,
130 Thuở xưa những đứng thánh hiền,
131 Trọng-Ni, Hạng-Thát hởi còn học sanh,
132 Kìa ông Triệu-Phổ làm lành, một pho luận ngử chẳng đành hở tay,
133 Làm quan trung lịnh lớn thay phò vua còn học siêng rày nên siêng,
134 Huẩn thư bẻ lá làm biên. dàng đinh làm viết mạng dồi sử kinh,
135 Vót tre làm giản nên tinh, kià là Ngô-Hựu dốc tình học thi, ấy là không sách tham kỳ, hởi còn dạ biết tính đi học hành,
136 Tôn-Kỉnh tóc rút rường tranh, Tô-Tần thích vế quyết dành học thơ,

137 Bỉ bất giáo, tự cần khổ,
138 Như nang huýnh, như anh tuyết,
139 Giao tuy bần, học bất chiết,
140 Như phụ tân, như quái giác,
141 Thân tuy lao, du khổ học,
142 lão Tuyền, nhì thập thất,
143 Thỉ phát phấn, độc thơ tịch,
144 Bỉ lão, du hối trì,
145 Nhỉ tiễu sanh, nghi tảo tư,
146 Nhược Lương hạo, bác thập nhị,

137 Kìa không ai dạy mà mơ, mình cam chịu khó mựa chờ ai kêu,
138 Bắc đốm vào đảy lêu lêu, cũng là chiếu tuyết mượn đều rạng soi,
139 Dẩu khương ghé mắt mà coi, nhà nghèo không học thương ôi không dừng,
140 Đốn củi cùng lại mang sừng, Mải-Thần Lý-Mộc cũng ưng học hoài,
141 Kẻ thì gánh củi chai vai, người cày ruộng cả sắp bài cắp theo, đã mang lấy một chữ nghèo, tấm thân mỏi mệt còn đeo học hành,
142 Lảo Tuyền năm bảy xưng sanh mới ra phát chí học hành sử kinh,
143 Chừng ấy thì mới tập tình,
144 Phận già còn gắn chẳng kinh chớ chầy
145 Huốn chi trẻ nhỏ chúng bay, lẻ thì tính trước cho hay kiệp thì,
146 Tám hai lương hạo một khi,

147 Đối đại đình, khôi đa sỉ,
148 vản thành, chúng xưng dị,
149 Nhỉ tiễu sanh, nghi lập chí,
150 Huýnh bác tuế, năng vịnh thi,
151 thất tuế, năng phú kỳ,
152 Bỉ đỉnh ngộ, nhơn xưng kỳ,
153 Nhỉ ấu học, đương hiệu chi,
154 Thái văn Cơ, năng biện cầm,
155 Ta đạo Huẫn, năng vịnh ngâm,
156 Bỉ nữ tử, thả thông minh,

147 Vào đền đốt sách thiếu chi sỉ hiền,
148 Mà chàng trổ muộn đậu nên, các ngươi làm lạ một phen cướp cờ,
149 Huốn chi bay hởi còn thơ, chẳng toan lập chí bao giờ đặng nên,
150 Tô-Huỳnh tám tuổi làm thi, Lý-Bì tám tuổi phá cờ liền tay,
151 Nọ còn biết giữ cho hay, trăm người đều cũng khen thay lạ lùng,
152 Khen thay khen đã khôn cùng, nói ra mới biết anh hùng rất hung,
153 Chúng ngươi tuổi hởi ấu xung, lẻ thì bắt chước trí trung cho mình,
154 Kià nàng họ Thái càng kinh, Văn-Cơ chữ đặt tất thinh thính đờn,
155 Thêm nàng Đạo-Huẩn nữ nhơn, vốn dòng họ Tạ sách hơn thi tài,
156 Tuy là phận gái tơ gai, so vào ý rạng thua ai chúc nào,

157 Nhỉ nam tử, đương thiễu thành,
158 Cữ Thần Đồng, tác chánh tự,
159 Bỉ tuy ấu, thân dỉ sỉ,
160 Nhỉ ấu học, miễng nhi trí,
161 Hữu vi giả, Diệt nhược thị,
162 Khuyễn thủ dạ, thần,
163 Cẫu bất học, hạt vi nhơn,
164 Tàm thổ tư, phong nhưởng mật,
165 Nhơn bất học, bất như vật,
166 Ấu bất học, tráng như hành,

157 Trai tơ tính kiệp làm sao, phải bươn tán cả dù cao kiệp người,
158 Cổ-Huỳnh, Lưu-Yến mấy mươi, tuổi còn nên bảy nên mười mà thôi,
159 Thảy đều ra chịu làm tôi, Thần-Đồng chánh tự cao ngôi trong trào,
160 Bé kia đứng lại mới cao, tấm lòng vinh hiển đã vào phò vua,
161 Trẻ bay phải ráng mà đua,
162 Có làm thì cũng lại thua chi mà,
163 Chó kia tối biết giữ nhà, nào ai xuối gáy con gà chợt mai,
164 Làm người mà chẳng học ai, ấy là quá đoạ thua hai vật nầy, tằm còn biết giử sợ giây, con ong còn biết đi gây mật mùi,
165 Làm người chẳng học sao vui, chẳng bằng loài vật lôi thôi quá thì,
166 Bé thơ thì phải học đi, lớn khôn mà khiến cập kỳ lập thân,

167 Thượng trí quân, hạ trạch dân,
168 Dương danh thinh, hiễn phụ mẫu,
169 Quan ư tiền, thùy ư hậu,
滿
170 Nhơn di tử, kim mảng dinh,
171 Ngã giáo tử, duy nhứt kinh,
172 Cần hữu công, ích,
173 Giái chi tai, nghi miễng lưc,
Cuốn thứ nhứt in rồi.

CUỐN THỨ NHÌ VÀ THỨ BA ĐANG IN
TIẾP THEO CHO TOÀN BỘ.

NGUYỂN-TẤN-HƯNG.
PHỤNG DIỄN NÔM LIÊN VẬN.

167 Trên là trả nợ quân ân, dưới ra gió đức muôn dân đượm nhuần,
168 Tiếng vang cha mẹ tưng bừng,
169 Nhỏ sau chói trước biết chừng nào đây,
170 Trách ai vàng bạc dẫy đầy, đễ cho con cháu chẳng hay giữ gìn,
171 Bằng ta dạy trẻ một kinh, tên là Tam-Tự tập thành vậy vay,
172 Siêng năng thì có công hay, ham chơi ham dởn tối ngày chẳng chi,
173 Khuyên đời xin bỏ chơi đi, đễ mà quen thói có khi kiệp người.

CHUNG

LỜI TỰA HUẤN-ẤU

Thừa nhàn nhựt-báo xem qua,
Thấy lời khuyên bảo khắp hòa đâu đâu.
Cả trong sáu tỉnh danh nhu,
Đặt làm huấn-ấu đễ sau lưu truyền.
Vốn tôi chẳng phải tài hiền,
Ít nhiều nghiên bút dám phiền tất công.
Nghĩ nào ăn luốn ngồi không.
Hay hèn đều nối gởi cùng nhà văn.


HUẤN-ẤU CA

Bảy thu đã chịu tánh trời,
Khá tua dốc chí nghe lời khuyên răng.
Trước là học lễ học văn,
Tam cang thường ngủ đạo hằng đừng sai,
Kià người tuổi mới mười hai,
Gắn công còn đặng chen vai cữa rồng.
Qnân thần đôi nợ cũng đồng,
Phải toan báo bổ chớ hòng bỏ qua.
Cùng trong thân thích ruột rà,
Lấy đều hòa thuận ấy là đời khen.
Cũng đừng ngổ nghịch tánh quen,
Mang câu đông tỉ mà phen chi hiền.
Thương-vương lấy đó làm phiên,
Cũng vì đắm sắc mà xiêu nước nhà.

Thấy ai mang dạ gian tà,
Khá tua xa lánh kẻo mà hư danh.
Kià người Dực-Đức bỏ thành,
Cũng vì mê tữu thương sanh nhọc nhằn.
Ấy là vương tướng có danh,
Mê sa tữu sắc tan tành quốc gia.
Truyện xưa tích củ nhắc ra,
Trẻ xanh lấy đó đễ mà làm gương.
Chơi thì phải có lương phương,
Tập thì cơ nghiệp mới tường châm qui.
Phải làm theo chổ đương vi,
Ngỏ hầu không thẹn thửa nghì dưỡng sanh.
Nếu mà không giữ tánh lành,
Nữa đừng trách lại luật hình chẳng tha.
Ông bà nội ngoại tuy xa,
Đến khi tế tự cũng là kính tinh.
Dầu khi cha mẹ bất bình,
Nặng lời quở trách gia hình cũng vưng.
Xử cho trọn đạo nhơn luân,
Đừng lời ngan trái lổi chưng phép nhà.
Chẳng nên dòm ngó sắc tà,
Bao nhiêu lời quấy bỏ qua tiết gì,
Biết đều cách vật trí tri,
Mấy nơi chẳng phải chớ đi lại gần.
Làm người ai cũng có thân,
Lớn lên âu phải lo lần cái danh.
Bé thơ gắn chí học hành,
Chớ mê cờ bạc tập tành nguyệt hoa.
Gặp ai tuổi lớn tác già,
Nghiên mình chào hỏi mới là lễ nghi.

Thi ca tướng thử hữu bì,
Làm người phải lấy lễ nghi chủ trì.
Bằng khi cười nói phải suy,
Mựa đừng lua láu e khi lổi lầm.
Của nào phi nghĩa chớ cầm,
Người nào phi nghĩa chớ tầm kết giao.
Gặp thời giá trọng quyền cao,
Chẳng may cũng đặng đứng vào lương dân.
Cũng đừng ỷ mạnh tham sâu,
Đánh đua cùng chúng quên phần dưỡng sanh.
Đều chi cho bằng thảo lành,
Làm đầu trăm nết rành rành sách biên.
Noi theo kinh thánh truyền hiền,
Giữ lòng hiếu kiến đừng phiền tất thanh,
Ví dầu mình đặng hiễn vinh,
Cư quan lấy chử công bình trị dân.
Trao dồi văn chất bân bân,
Mới là quân-tử chánh nhân ở đời.
Lòng không nghiên mích đổi dời,
Đường ngay cứ giữ nơi nơi đẹp hoà.
May mà đặng chữ vinh hoa,
Nở nang mày mặt mẹ cha rỏ ràng.
Nam nhi chí tại bốn phan,
Hiếu trung trả đặng nhẹ nhàn tấm thân.
Học đều hửu nghĩa hửu nhân,
Cũng đừng bội đức vong ân khốn nàn.
Xét suy lẻ vật cho tàng,
Đừng tham ít kỷ làm đàng hại nhân.
Thấy ai bần khổ cận lân,
Gặp người phú quí cũng đừng dèm pha.

Ở cho biết lẻ chánh tà,
Trên vui cha mẹ dưới hòa anh em.
Hễ là làm phận con em,
Dẩu rằng khó nhọc mựa hềm tất công.
Việc đời trải biết cho thông,
Làm người lịch sự tiếng không hư truyền,
Ỡ đời phải xử phân miêng,
Cũng đừng ghét ngỏ ghen hiền chẳng nên.
Làm trai chí khí cho bền,
Dẩu cùng thì cố đừng quên chánh đồ.
Của tiền hữu hữu vô vô,
Theo thời phú dự mựa đồ mưu gian.
Sách xưa chép đễ mấy hàng,
Đường xa gánh nặng là đàng nam nhi.
Chẳng nên làm mặt ngoan ngùy,
Gian dâm nhơn phụ mà khi luật hình.
Vua thầy cha mẹ chẳng khinh,
Ở cùng bậu bạn thiệt tin trọn đời.
Đừng lung những thói chơi bời,
Say sưa vất mả ngã nơi quán đình.
Cũng đừng xượt mỷ sự sinh,
Khéo lời trang sắc giã hình tú cung.
Thờ vua thì lấy chử trung,
Thờ cha thì giữ một lòng hiếu trung.
Xa gần những kẻ thân lân,
Ghét thương cũng phải cho cân lòng người
Lẻ trời đặng mất khô tươi,
Chớ làm phi nghĩa tiếng cười về sau.
Thiên-công đã đúc một bầu,
Họa dâm phước thiện dễ hầu trách ai.

Sữa mình cho vẹn phận trai,
Thỉ chung như nhứt trong ngoài mến tin.
Mảy lông chớ phạm điễn hình,
Hư danh là một lụy mình là hai.
Chẳng nên làm mặt anh tài,
Căng kiêu nhơn vật nào ai kính vì.
Cũng đừng làm sự tế vi,
Tiềm nơi kính đáo dối khi một mình.
Làm người phải biết nhục vinh,
Mấy nơi gian hiễm lánh mình cho xa.
Khá tua giữ phép kẻo mà,
Tham ô ắc phải lầm sa tội tình.
Ấu-nam lời huấn đinh ninh,
Phận làm ấu-nử giữ gình nết na.
Trong nhà kính mẹ thờ cha,
Thức khuya dậy sớm cữa nhà xét xem.
Quến anh rủ én chớ thèm,
Giữ lòng trinh tiết đừng đem thói tà.
Việc làm chớ khá bỏ qua,
Đức, Công, Ngôn, Hạnh, phải bì người xưa.
Đừng nghe những tiếng đỏng đưa,
Ba cô sáu mụ đánh đùa ong hoa.
Lứa đôi chờ lịnh mẹ cha,
Đừng quen những thói lăng chà hư thân
Mẹ sanh cha dưỡng là ân,
Biết đàng kính trọng thì đừng dễ ngươi.
Khiến sai âu phải vui cười,
Nhằm khi khó nhọc cũng tươi mặt mày.
Khá xem Ã-Lý mà tày,
Đem thân đi bán những ngày chuộc cha

Gái trinh vì bởi ở nhà,
Nước trong vì bởi ở tòa núi cao.
Bá Châu tánh nết đừng xao,
Gái trai phân biệt chớ trao chi gần.
Nết lời phải nhắm cho cân,
Kẻo mà mang tiếng giữ gần lành xa.
Đềú là ở với mẹ cha,
Đến khi xuất giá kính hòa Công-Cô.
Học người phong tục thờ chồng,
Ngan mày nưng án tiếng nay đễ truyền.
Vâng chồng tiếng dạy lời khuyên,
Dẫu rằng khó nhọc chớ phiền lòng ta.
Khi chồng nóng giận rầy la,
Trăm đều nhẫn nhịnh mới là gái khôn.
Rằng quen những tánh bôn chôn,
Rày thôi mai đễ một môn lộn chồng.
Dẫu sao cũng sợi chỉ hồng,
Trăm năm giữ trọn tam tùng là yên.
May mà gặp chổ chồng hiền,
Chẳng may đứa giữ cũng yên một chồng.
Giữ mình tiết sạch giá trong,
Tề gia nội trợ dối lòng chớ khi.
Ăn cần ở kiệm theo thì,
Củ thì cho sạch, rách thì cho thơm.
Phải suy bửa cháo bửa cơm,
Sợi tơ sợi lụa công làm khó khăn.
Của chồng công vợ nhọc nhằn,
Thức khuya dậy sớm cho bằng người ta.
Đến khi kỵ lạp ông bà,
Phải cho sạch sẻ cùng là kính tin.

Chớ phen nhng đứa trao hình,
Hễ là con gái chữ trinh làm đầu.
Mới là phải đạo con dâu,
Đẹp lòng cha mẹ ai hầu dám khi.
Cần cù cho rạng môn mi,
Hễ là phụ đạo xướng tùy phải nghe.
Ỡ cho thành thiệt kiên dè,
Đừng khua môi lưởi mà khoe nhiều lời.
Trai ngay thờ chúa trót đời,
Gái trinh khuyên chớ đổi dời hai nơi.
Luật hình chẳng phải là chơi,
Tà dâm tội ấy dễ người thứ tha.
Ỡ cùng cô bác gần xa,
Diệu dàng lời nói ấy là gái ngoan.
Cũng đừng học kẻ sắc trang,
Đở nưng trước mặt phụ phàn sau lưng.
Ý ăn nết ở có chừng,
Khi cười khi nói cũng đừng thất nghi.
Nghe chi nhng tiếng thị phi,
Tha cầu biệt sự suy vi cửa nhà.
Ỡ đời cứ gi thiệt thà,
Xóm giềng cô bác gần xa đẹp lòng,
Bỏ chừa mấy việc trớ trinh,
Cách kiêu thói ấy hư mình chẳng nên.
Trong ngoài cha mẹ hai bên,
Một lòng hiếu kỉnh mới nên gái hiền.
Lời quê lượm lặt một thiên,
Khuyên răng nam nữ cho tuyền thân danh.

CHUNG

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1930, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này thuộc về phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1930. Nó có thể có bản quyền ở bên ngoài Hoa Kỳ (xem Trợ giúp:Phạm vi công cộng).